Khi ban tổ chức cũng là thí sinh trong các cuộc thi nghệ thuật

Khi ban tổ chức cũng là thí sinh trong các cuộc thi nghệ thuật

Thứ 7, 14/09/2013 | 10:35
0
Không phải ngẫu nhiên mà cuộc thi Mỹ thuật Cần Thơ năm 2013, do hội Mỹ thuật TP. Cần Thơ tổ chức lại gây nhiều tranh cãi đến vậy, mặc dù chưa đi đến hồi kết.

Phía ban tổ chức cũng đã có câu trả lời... hợp lý cho sự việc này nhưng cuộc thi vẫn khiến người trong giới và những người yêu nghệ thuật một lần nữa băn khoăn về vấn đề, nên hay không cho phép người trong ban tổ chức tham gia dự thi?

“Mèo khen mèo dài đuôi”

Cuộc thi Mỹ thuật Cần Thơ năm 2013 là cuộc thi truyền thống của địa phương. Cuộc thi được phát động từ đầu tháng 3/2013 với nội dung đề tài: Phản ánh TP. Cần Thơ 10 năm đổi mới và phát triển; nêu bật thành quả của TP. Cần Thơ hôm nay, gắn liền với thành quả mở đất, giữ đất và đấu tranh cách mạng, tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân TP. Cần Thơ cùng các đề tài nông thôn mới, biển đảo, thiếu nhi và dân tộc ít người,... Thời gian công bố và trao giải vào ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam 10/10/2013.

Sự kiện - Khi ban tổ chức cũng là thí sinh trong các cuộc thi nghệ thuật

Họa sỹ Lê Thiết Cương.

Tuy nhiên, ngay sau khi danh sách các tác phẩm sẽ đoạt giải bị "rò rỉ", một số tác giả dự thi và người trong giới cảm thấy bất bình, bức xúc, không đồng tình vì 4/11 giải của cuộc thi này thuộc về những người trong ban tổ chức, gồm 2 giải nhì, 2 giải ba. Thêm nữa, tác phẩm "Đợi" đoạt giải nhất lại không phù hợp với tiêu chí nội dung trong đề tài đã công bố. Tác phẩm "Đợi" là một bức tranh khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc. Đồng thời tác giả của tác phẩm này là cựu sinh viên trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, trong khi thành viên ban giám khảo cũng có người của trường này, khiến không ít người nghi ngờ sự công tâm của ban giám khảo.

Tuy nhiên, có một điều đáng buồn ở những cuộc thi mỹ thuật Việt Nam tổ chức, sau màn trao giải, nhiều vụ lùm xùm, nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Một số người cho rằng cuộc thi thiếu tính nghiêm minh, không khách quan, thí sinh oán than còn ban tổ chức chỉ biết lắc đầu ngao ngán sự đời nhiều lúc rối ren. Nhiều cuộc thi mỹ thuật cho thấy, ban tổ chức cũng "góp vui" bằng một vài tác phẩm và đôi khi những tác phẩm ấy lại đoạt giải khá cao. Sở dĩ có tình trạng này là vì một số hội mỹ thuật trong nước chưa quy định rõ đối tượng được tham gia dự thi.  

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều cuộc thi văn hóa nghệ thuật lớn, nhỏ diễn ra trước giờ trên mọi lĩnh vực thường không có sự tham gia của người trong ban tổ chức với tư cách thí sinh. Một vài cuộc thi nhiếp ảnh, ngay ở phần thể lệ cuộc thi đã ghi rõ thành phần đối tượng dự thi không phải là người trong ban tổ chức. Sự minh bạch này sẽ giúp tránh được những điều tiếng, sự nghi ngờ không hay sau này.

Lý giải vụ việc, ông Trần Đình Thảo, chủ tịch hội Mỹ thuật TP. Cần Thơ, kiêm trưởng ban tổ chức cuộc thi mỹ thuật cho biết: "Những tác phẩm mà báo chí nêu mới nằm trong biên bản xếp giải của ban giám khảo. Ban tổ chức chưa có quyết định công bố những giải này. 9 năm qua, cuộc thi mỹ thuật truyền thống của TP. Cần Thơ tổ chức đều có ban tổ chức tham gia mà có ai nói gì đâu?". Về mối quan hệ giữa ban tổ chức và giám khảo, ông Thảo cho hay ông không trực tiếp mời ban giám khảo mà thông qua hội Mỹ thuật TP. Cần Thơ. Ban giám khảo chấm giải theo mã số tranh công khai, chúng tôi không liên quan gì đến phần chấm giải của họ.

Sự kiện - Khi ban tổ chức cũng là thí sinh trong các cuộc thi nghệ thuật (Hình 2).

phẩm “Đợi” - không đảm bảo tiêu chí của cuộc thi.

Lý thuyết là vẫn... khách quan

Ở cuộc thi có thể lệ nào đi chăng nữa vẫn luôn có sự tách biệt giữa ban giám khảo và ban tổ chức. Ban giám khảo là người chấm tác phẩm dự thi, trong khi ban tổ chức là người có nhiệm vụ... tổ chức. Khi được hỏi về vấn đề này, bà Phan Gia Hương, Phó chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam, phụ trách phía Nam cho biết: "Cuộc thi mỹ thuật khác với những cuộc thi khác, ban tổ chức là người khá vất vả và nhiệm vụ của họ là nhận tranh, bê tranh, treo tranh. Họ không có bất cứ nhiệm vụ nào trong việc quyết định giải thưởng cho những thí sinh, nên tuyệt nhiên không có vấn đề gì ảnh hưởng đến tính chất cuộc thi. Vì thế tranh đẹp hay không đẹp khi để gần nhau đều lộ rõ ra và ban giám khảo là người quyết định giải thưởng các cuộc thi".

Ông Huỳnh Văn Mười, chủ tịch hội Mỹ thuật TP.HCM cho biết: "Đối với các cuộc thi mỹ thuật, hội đồng ban giám khảo có đến 11 người, trong hội đồng giám khảo thì 2/3 số người có chuyên môn, không có chuyên môn thì không được chấm. Mỗi tác phẩm dự thi đều có một mã số riêng, ban giám khảo cũng không biết được người dự thi có mã số nào nên không thể có sự thiên vị hoặc thiếu khách quan. Ngoài ra, đã nằm trong ban giám khảo thì không được dự thi, chỉ những trường hợp đặc biệt ban giám khảo mới dự thi, tuy nhiên đến phần bỏ phiếu cho tác phẩm thì phải vắng mặt. Trong trường hợp, những cuộc thi do hội tổ chức không có quy định đối tượng tham gia thì mọi người đều có quyền tự do tham dự, trong đó có thể là những người trong ban tổ chức. Pháp luật cũng không quy định cấm những người trong ban tổ chức tham dự nên họ không bị vi phạm thể lệ cuộc thi".

Xét về mặt lý thuyết, quy trình chấm giải như thế là an toàn, khách quan. Tuy nhiên sự rối rắm vẫn còn tồn tại. Nó khiến nhiều người khó lòng tin tưởng, bởi hình ảnh của một người (Ban tổ chức - PV) mời mình (thí sinh - PV) đến dự thi, rồi họ nhận tranh của mình, làm mã số tranh cho mình và cũng tham gia dự thi với mình, để rồi sau đó người đó "giật" giải. Giả sử rằng tranh của những người trong ban tổ chức đó đẹp hơn thí sinh khác và họ đoạt giải, nhưng cách “chơi” như thế dường như không được đẹp cho lắm, nó chẳng khác nào tự vẽ bùa cho mình đeo, mượn người khác để tôn vinh bản thân. Chính vì thế họa sĩ Lê Thiết Cương từng tuyên bố: "Thử chọn ra trên đất nước mình khoảng 30 họa sĩ giỏi, tên tuổi nhất thì không ai tham gia giải thưởng của hội (hội Mỹ thuật Việt Nam- PV). Vì cái giải không uy tín, Hội đồng nghệ thuật của hội không uy tín".

Làm mất cơ hội của người khác

Rõ ràng, ở một cuộc thi mà ban tổ chức đồng thời cũng là thí sinh, chắc chắn khiến nhiều người nghi ngờ về tính khách quan của cuộc thi đó. Không những thế, còn khiến sân chơi thiếu công bằng, đánh mất cơ hội của nhiều người khác. Có quan điểm rất rõ ràng về vấn đề này, họa sĩ Lê Thị Kim, Chủ nhiệm câu lạc bộ họa sĩ nữ Ngân Hà (TP.HCM) cho biết: "Ở một góc độ nào đó, ban tổ chức không nên tham gia vào dự thi vì sẽ gây ra dư luận không tốt. Nếu muốn dự thi thì tốt nhất phải rút chân ra khỏi ban tổ chức hoặc đã nằm ở trong ban tổ chức thì không nên thi. Bởi với một cuộc thi, tính khách quan, trung thực là điều rất quan trọng, nó sẽ tạo cảm xúc để nhiều tài năng ươm mầm, đầu tư và phát triển".

Nhiều họa sỹ cho rằng, các cuộc thi là một chất xúc tác để nhiều người phấn đấu và phát triển nghề nghiệp. Cuộc thi mỹ thuật cũng vậy, nó là nơi để nhiều tài năng hội tụ về và cùng nhau vươn lên đỉnh cao. Tuy nhiên, nếu các hội Mỹ thuật trong cả nước vẫn mãi đặt ra các cuộc thi mà không có quy chế chặt chẽ, tạo niềm tin cho người khác thì chắc chắn không thể nào tiến xa hơn. Và nếu như tổ chức một cuộc thi mà không còn ai quan tâm nữa, thì tổ chức kiểu nào cũng chỉ là lãng phí và xa xỉ.          

Sẽ tạo điều kiện cho nhân tố mới

Về vấn đề tạo điều kiện cho các nhân tố mới có cơ hội phát triển, một thành viên ban chấp hành Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP. Cần Thơ thẳng thắn cho biết: "Mặc dù thể lệ không đưa ra vấn đề cấm tham gia, nhưng bây giờ thành chuyện lớn nên chúng tôi sẽ có cuộc họp thống nhất trong ban chấp hành và các hội là cuộc thi thuộc văn học nghệ thuật tổ chức thì ban tổ chức không tham gia, để tạo điều kiện cho nhân tố mới. Trước đây mình chỉ kêu gọi chứ chưa có chủ trương cụ thể".

Theo thông tin mà chúng tôi biết được thì ông Trần Đình Thảo, chủ tịch hội Mỹ thuật TP. Cần Thơ kiêm trưởng ban tổ chức cuộc thi Mỹ thuật đoạt giải nhì với tác phẩm Bé đánh vần. Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó chủ tịch hội Mỹ thuật TP. Cần Thơ, kiêm ủy viên ban tổ chức cuộc thi đoạt giải nhì với tác phẩm Nhịp sống mới. Hai ủy viên ban chấp hành hội Mỹ thuật, kiêm ủy viên cuộc thi Mỹ thuật là bà Lê Thị Hồng Nga và ông Lê Hoàng Lâm lần lượt đoạt giải Ba tác phẩm Nhà trên sông, và giải khuyến khích với tác phẩm Góc Ninh Kiều.  

Lam Giang - Mai Thy

Nghệ thuật 'chiều khách theo mùa' của các rạp phim

Thứ 2, 19/08/2013 | 08:14
Mùa hè là thời điểm đẹp của các phim thiếu nhi, bom tấn hành động, giả tưởng trong khi các phim nhắm đến Oscar thường ra rạp mùa cuối năm.

Ca sĩ Siu Black: Định mệnh nghệ thuật và khổ đau trần thế

Thứ 4, 31/07/2013 | 17:05
Từ lúc nổi tiếng, lịch diễn của Siu black dày đôi khi kín cả tháng. Vậy là chị chấp nhận lựa chọn: Không bỏ nghệ thuật, không phụ lòng khán giả...

Đạo văn chương nghệ thuật: Vừa ăn cắp vừa la làng

Chủ nhật, 14/07/2013 | 14:10
Trong lúc dư luận đang nóng lên bởi câu chuyện cao thủ đạo thơ ở An Giang - thầy giáo Cao Phú Cường lại vừa dính thêm một nghi án ăn cắp thơ, thì đầu tháng 7 mới đây, nhà văn - dịch giả Ngọc Châu lại bị lên án vì đạo thơ của nhà thơ Phạm Xuân Trường.

Siêu mẫu Đức Long: Tôi sẵn sàng nude vì nghệ thuật

Thứ 4, 10/07/2013 | 16:38
"Nude là một nghệ thuật mà tôi vô cùng sùng bái, nó đưa con người tới một cảnh giới cao vượt qua dục vọng. Vì vậy tôi không bao giờ dùng nó để đánh bóng tên tuổi. Chỉ khi nào nude thật sự là vì mục đích phục vụ cho nghệ thuật thì tôi sẵn sàng hi sinh", siêu mẫu Đức Long chia sẻ

Con đường nghệ thuật lạ kỳ của 'Hoàng tử Guitar' Việt Nam

Thứ 2, 10/06/2013 | 14:10
Anh chính là nghệ sỹ Guitar hàng đầu Việt Nam Dương Kim Dũng, được mệnh danh là "Hoàng tử Guitar Việt Nam", người được chính Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nguyễn Văn Hiếu (giai đoạn 1976-1986) đặc cách thi vào Nhạc viện.

Bầu sô tỉnh lẻ: Đủ trò 'ăn bẩn' núp bóng nghệ thuật

Thứ 3, 04/06/2013 | 16:29
Khi khán giả mua vé tới xem biểu diễn họ mới biết mình đã bị lừa, còn bầu sô thì đã... cao chạy xa bay với số tiền bán vé thu được.