Khi bị bắt, các quan tham được chuyển công tác

Khi bị bắt, các quan tham được chuyển công tác

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
0
Nhà cầm quyền Trung Quốc nhấn mạnh “kỷ luật chính trị” nhưng khi các cán bộ cao cấp vi phạm những yêu cầu kỷ luật cơ bản thì họ lại được chuyển sang vị trí khác.

Sau khi những ngôi nhà ở hạt Yihuang, tỉnh Jianxi bị cưỡng chế phá dỡ, bí thư địa phương và thẩm phán buộc phải thôi việc – bề ngoài dường như là một hình thức trừng phạt họ vì đã đẩy người dân địa phương vào tình cảnh cùng cực và bi thảm như vậy. Nhưng chẳng bao lâu sau, họ đã được phục hồi chức vụ ở một nơi nào đó khác, và những vụ việc tương tự cũng thường xuyên diễn ra ở những nơi khác ở trên khắp đất nước Trung Quốc.

Ngày 2 tháng 12, theo một trang web chính thức của thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây, 2 người này đã được bổ nhiệm chức vụ mới, trong đó vị cựu bí thư đảng Qiu Jianguo được chỉ định là giám đốc Ủy ban Quản lý Khu vực phát triển kinh tế ở Fuzhou Jinchao, còn cựu thẩm phán Su Jianguo, được làm giám đốc Quản trị Quốc lộ.

Trong một trường hợp khác, ông Bao Junkai đã bị cách chức phó giám đốc Phòng giám sát về sản xuất thực phẩm thuộc Tổng cục Giám sát chất lượng về Kiểm tra và Kiểm dịch sau một vụ tai tiếng về sữa bột nhiễm độc cho trẻ em vào năm 2008.

Vào ngày 17 tháng 12, tờ Legal Daily của Trung Quốc đưa tin rằng ông Bao đã được bổ nhiệm làm giảm đốc kiêm bí thư Đảng của Cục Kiểm dịch và Kiểm tra Xuất – Nhập cảnh của tỉnh An Huy.

Ông Wang Quin, bí thư Đảng ủy đã bị cách chức sau khi quá cứng rắn những người biểu tình ở hạt Wengan, tỉnh Quý Châu – nhưng chẳng bao lâu sau ông được phục chức làm phó giám đốc Cục Tài chính Qiannan ở ngay tại tỉnh đó.

Thế giới - Khi bị bắt, các quan tham được chuyển công tác

Bà Zheng Shuzhen cầm bức ảnh người cháu gái đã mất của mình đã chết vì sữa bột nhiễm độc trong năm 2009. Một vị quan chức dính líu vào vụ tai tiếng này đã bị công khai sa thải, nhưng sau đó lại được lặng lẽ bổ nhiệm vào một chức vụ khác sau khi sự công luận đã lắng xuống.(Ảnh của Frederic J. Brown/AFP/Getty).

Những câu chuyện như vậy rất phổ biến ở Trung Quốc, nơi mà những cuộc vận động chống tham nhũng thường xuyên diễn ra vì mục đích chính trị. Giáo sư Shen Kui thuộc Trung tâm Nghiên cứu Luật Hiến pháp và Hành chính của trường Đại học Bắc Kinh đã xem xét chính sách phục chức cho các quan chức Trung Quốc.

Không có sự phân biệt nào giữa những quan chức tham nhũng với những người được phục chức vì những lý do chính đáng – và không có ai giám sát những quyết định nội bộ của họ.

Các nhà phê bình cho biết: trong những bài phát biểu trước công chúng, các quan chức cao cấp TQ nhấn mạnh "kỷ luật chính trị", nhưng khi các cán bộ vi phạm những yêu cầu kỷ luật cơ bản thì lại được chuyển sang vị trí khác.

Giáo sư Shen Kui chia sẻ với tờ Legal Daily rằng: "Không có tiêu chuẩn nào cả. Việc phục hồi chức vụ bình thường hoàn toàn bị trộn lẫn với những vụ phục chức bất thường của các quan chức. Công chúng thật khó có thể phân biệt được."

Thế giới - Khi bị bắt, các quan tham được chuyển công tác (Hình 2).Trưởng ban tổ chức thành ủy Khai Phong, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) bị bắt

Zhu Lijia, một giáo sư công tác tại Học viện Quản trị Trung Quốc nói với tờ Legal Weekly rằng: "Trong những hệ thống dân chủ hiện đại, đời sống chính trị của một quan chức đã bị cách chức về cơ bản là đã bị chấm dứt. Cơ hội được bộ nhiệm lần nữa là gần như không có, vì họ rất khó có thể lấy lại được niềm tin của công chúng."

Ông Mao Zhaohui, giám đốc Viện Chính sách Công cộng và chống tham nhũng tại Trường Đại học nhân dân Trung Quốc đã chia sẻ với đài phát thanh Sound of Hope rằng: thay vì trừng phạt, Đảng đã xử lý bằng cách phục chức cho các quan chức tham nhũng. Ông nói: "Nó đã trở thành chiếc ô che chở cho những quan chức và cá nhân tham nhũng nhất định." Ông cho biết việc đưa các quan chức ra khỏi ánh đèn sân khấu sau khi họ phạm tội, và một vài tháng sau đó lại lặng lẽ bổ nhiệm họ vào một vị trí mới, thì giống như một kì nghỉ được trả lương mà thôi".

Phú Trai


Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.