'Ảnh nude và ảnh thiền rất gần nhau'

'Ảnh nude và ảnh thiền rất gần nhau'

Thứ 3, 14/05/2013 | 17:12
0
Khi được hỏi, phải chăng ảnh nude và ảnh thiền là hai lĩnh vực trái ngược nhau trong nhiếp ảnh, Phùng Anh Tuấn lắc đầu bảo, không, nude và thiền rất gần nhau.

Dùng mẫu nude toàn thân... để thiền!

Sau vụ em gái Ngọc Quyên nude để bảo vệ môi trường bị “ném đá” tơi bời, lại thêm mấy em gái thích “nổi” nude tiếp, với đủ lý do, kể cả không nhân dịp gì…

Tưởng đâu mấy vụ nude sắp chìm vào dĩ vãng thì bà con lại được dịp “thưởng ngoạn” một vài bức trong bộ 12 ảnh nude sắp được “thầy” Huệ Phong tung ra triển lãm tại Không gian Thoát art (TP.Vũng Tàu), trong dự án “Thoát” (mà năm ngoái đáng ra làm triển lãm tháng 12 thì bị “tuýt còi” vì chưa xin phép).

Lần này là nude 100% với cảnh cô gái đang uốn éo tìm cách dụ dỗ ông thầy chùa đang ngồi thiền. Ý tưởng nhiếp ảnh “ý niệm” này của “thầy” Huệ Phong - thực ra là một cư sĩ có đọc sách, “nghiên cứu” Phật giáo - nằm trong một dự án “Thoát” nghe có vẻ hoành tráng: “Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục…”.

Diễn viên là em T.N.V, nghe “thầy” Huệ Phong giới thiệu là trước khi chụp ảnh để “ngấm” thiền đã vào chùa thực tập, rồi nghe ông giảng pháp. Chắc là “ngấm” quá nên cô gái trẻ măng sinh năm 1988 tại Sóc Trăng này sẵn sàng “hy sinh” vì cái sự “thoát” này như thế. Nhưng hỏi bác Google, té ra em T.N.V này trước đó đã nổi danh trên mạng bằng mấy bộ ảnh sexy “khủng” luôn trong áo yếm.

Đúng là “win win” - hai bên cùng thắng. “Thầy” Huệ Phong được dịp quảng cáo dự án nghe qua tưởng đậm chất thiền, mà nhìn ảnh toàn thấy màu trần tục này. Còn em nó được thêm một dịp khoe “body” chính đáng với lý do “sang” hơn hẳn bảo vệ môi trường nhé. Nude vì thiền.

Nhưng ai đó lại bảo cả hai đều thua. Bởi em kia thì tự “tố cáo” mình là “đầu ngắn chân dài”, “dũng cảm” làm mọi cách để nổi. Còn ông “thầy” kia xem ra dù khoe đọc nhiều, nghiên cứu này nọ, nhưng vẫn “chưa ngấm tương dưa”. Không tin à? Thì bạn cứ xem thử tấm ảnh này xem và bình luận nhé!".

Và trong khi rất nhiều nhiếp ảnh gia chọn nude thì anh lại chọn thiền (một người chuyên chụp ảnh cho Tạp chí Phật giáo) và kiểu chụp ảnh ý niệm.

Một khoảng “Lặng” của ảnh

Lần đầu tiên gặp Phùng Anh Tuấn, tôi nghe nói anh có một triển lãm ảnh mang tên “Lặng” với những bức ảnh rất độc đáo: có bức chỉ chụp gàu múc nước, có bức chỉ chụp vạt nắng, có bức lại chụp hai bánh xe nhỏ gắn ở chân cửa… nhưng đều thể hiện những triết lý nhà Phật.

Phùng Anh Tuấn sinh ra và lớn lên ở Bát Tràng (Hà Nội), làng gốm cổ, nơi mỗi con người có trong tâm hồn chất nghệ sĩ và dường như ai cũng có thể làm thơ. Những tưởng rằng anh không theo ngành nghệ thuật, bởi vì anh vào lực lượng công an và vào tận Tây Nguyên công tác. Tại đây, anh cưới vợ, một cô giáo dạy toán người gốc Nghệ An. Các cụ nhà anh hồi ấy không thích anh lấy vợ xa thế, nên không đồng ý, anh vẫn quyết tâm cưới. Vì vậy cuộc sống vợ chồng anh gặp nhiều khó khăn.

Xã hội - 'Ảnh nude và ảnh thiền rất gần nhau'

Nhiếp ảnh Phùng Anh Tuấn

Phùng Anh Tuấn kể, từ chỗ làm về tới nhà thăm vợ con là 600km. Đi đến chỗ để có thể xin được phép về thăm vợ con phải mất 100km. Còn từ chỗ ở ra đến quốc lộ để có thể đi về nhà phải đi bộ 20km. Mà ngày ấy làm gì sẵn điện thoại như bây giờ. Khó khăn quá, nhà neo người, thương vợ thương con, Phùng Anh Tuấn xin được xuất ngũ. Cái khó trước lại nảy cái khó sau, không hiểu sao khi xuất ngũ, hồ sơ của anh bị thất lạc, anh ra khỏi đơn vị không có hồ sơ, về sau rất khó đi xin việc. Anh từng có thời gian buôn bán lặt vặt để phụ giúp vợ.

“Những cảm giác của ngày ấy, hôm nay tôi vẫn nhớ, vẫn ám ảnh trong mỗi bức ảnh, trong những triển lãm ảnh, đặc biệt những bức ảnh có tính chất ý niệm. Như bức “Suối” chẳng hạn: dòng suối này không phải dòng suối nước, mà là dòng suối cuộc đời chảy qua cả chỗ sáng, chỗ tối...” - Phùng Anh Tuấn chia sẻ.

"Nude" và "thiền" rất gần nhau

Nhắc đến nhiếp ảnh, Phùng Anh Tuấn vui vẻ chia sẻ những điều mà anh tâm niệm bấy lâu về dòng ảnh ý niệm ít người theo đuổi. Anh nói, có người bảo ảnh cần phải đẹp, có người lại bảo ảnh quan trọng là ý tưởng, nhưng thực ra ảnh vừa đẹp lại vừa thể hiện được ý tưởng mới là khó. Hơn thế nữa, mỗi bức ảnh đều có một điều tâm niệm: cái đọc được không nằm ở phía trước, mà ở phía sau ảnh; chụp cái cảm thấy, chứ không chụp cái nhìn thấy.

Xã hội - 'Ảnh nude và ảnh thiền rất gần nhau' (Hình 2).

Tác phẩm "Mòn" của Phùng Anh Tuấn

Khi được hỏi động lực nào khiến anh vẫn tiếp tục cầm máy khi vẫn phải lo cơm áo gạo tiền cho gia đình, mà làm ảnh thì cầu kỳ tốn kém, anh bảo: “Nghề ảnh mà toàn ra tiền thì ai cũng làm hết. Tôi hiểu mình đang làm gì, với ý thức rõ ràng rằng một ngày nào đó những bức ảnh sẽ có giá trị. Ví dụ, những bức ảnh “Lặng” đã có triển lãm rồi, nhưng còn bộ ảnh tôi chụp Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong suốt quá trình tu sửa thì chưa. Sau này con cháu mình xem lại, phải biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám tu sửa thế nào chứ? Năm trước tôi có dịp đi Nepal, ấn Độ mười một ngày, tôi chụp bộ ảnh “Đường về đất Phật” làm tư liệu Phật giáo””.

Khi đề cập ảnh nude và ảnh thiền, tưởng là hai lĩnh vực trái ngược nhau trong nhiếp ảnh. Phùng Anh Tuấn bảo, nude và thiền rất gần nhau. Gần ở tâm thế: nếu tâm mà không thiền thì chẳng chụp được loại ảnh nào cả. Thử tưởng tượng có một cô gái khỏa thân đứng trước mặt anh, nếu tâm không thiền mà bấn loạn cả lên thì làm sao chụp nổi? Nhưng chụp ảnh thiền có cái khó hơn chụp ảnh nude. Bởi vì nếu không trải nghiệm, không hiểu nỗi đau chính mình và nỗi đau những người khác, thì chẳng có gì để chuyển tải vào tác phẩm. Người còn trẻ, nhìn ánh sáng đi qua vạt cửa có khi chẳng thấy cảm xúc.

Mỗi bức ảnh đều có một điều tâm niệm: cái đọc được không nằm ở phía trước, mà ở phía sau ảnh; chụp cái cảm thấy, chứ không chụp cái nhìn thấy.

Như bức “Vươn” chẳng hạn, Phùng Anh Tuấn cười: “Lúc chụp bức ảnh này, tôi chụp hết nửa cuộn phim, hết xoay ngang lại xoay dọc. Mang về tráng, mấy cậu tráng hộ tôi bảo, chết rồi anh ạ, phim của anh hỏng hết rồi. Tôi hỏi, làm sao mà hỏng? Mấy cậu bảo, thì đây này, thiếu sáng trầm trọng, cả cuốn phim trắng hết cả. Tôi cười bảo, cứ tráng đi cho anh”. Bức này nếu đặt tên là “Mầm xuân” thì tức là chẳng hiểu gì cả, anh tâm sự, trong bóng tối mầm cây vẫn vươn lên tìm ánh sáng, đấy mới là cách người ta sống”.

Phùng Anh Tuấn trò chuyện với đôi mắt nâu lấp lánh cười, và ý thức về lòng tự trọng mạnh mẽ. Tôi thoáng nghĩ, có nhiều thứ sẽ khác đi, có lẽ là dễ dàng hơn, nếu lòng tự trọng của người ta được kìm nén một chút, nhưng có lẽ đó không bao giờ là cách mà anh chọn, thậm chí đôi khi hơi cực đoan ngay cả trong nghề. Thấy anh mải nhìn những bức ảnh lẩm bẩm: “Có khi người ta xem lại bảo mình là "toàn photoshop" chứ có gì đâu!”, tôi hỏi: “Xin hỏi anh, trong những bức ảnh này, bao nhiêu phần trăm là photoshop?”. Phùng Anh Tuấn ngưng nụ cười mà nhìn thẳng vào mắt tôi, giọng chắc nịch: “Không phần trăm!”

Phú Sang (Theo VOV/Thiền)

Những bộ ảnh nude gây tâm bão

Thứ 7, 11/05/2013 | 10:28
Nude vì nghệ thuật, nude vì môi trường và giờ là nude… để thiền. Nude – chẳng cần mục đích, lý do cũng đã đủ nóng sốt. Nhưng khi được gắn những mác vì mục đích nghe có vẻ cao cả… thì nude lại bị phản đòn vì sự dung tục và kém tính nghệ thuật.

Ngậm ngùi 'nude để thiền',cái đẹp và dung tục bị đánh đồng

Thứ 6, 10/05/2013 | 13:21
Khi "nude vì môi trường" khi đã trở nên nhàm chán với một loạt tên tuổi như một chiêu trò PR (quảng cáo) cho bản thân một cách hữu hiệu, khán giả tưởng đã được yên thân vì nude nhưng hoá ra lại không phải vậy...

Thư mời nude táo bạo 'Đêm hội chân dài 7' bị chỉ trích

Thứ 4, 08/05/2013 | 16:13
Một số điểm nhạy cảm trên cơ thể người mẫu in trên tấm thiệp được làm mờ đi, nhưng vẫn bị cho là phản cảm.

Ảnh 'nhà phong thủy' thiền bên gái nude chỉ dành cho... nội bộ

Thứ 2, 06/05/2013 | 21:27
“Chúng tôi chưa hề cấp phép cho bất cứ triển lãm nào đối với bộ ảnh kết hợp thiền và khỏa thân của ông Huệ Phong”, ông Trần Văn Thông, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khẳng định.