"Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ như Việt Nam"

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 06/06/2023 | 12:05
0
Sau năm 2019, trung bình có 900.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần mỗi năm - tức số người rút gần bằng số người tham gia vào hệ thống.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH sáng 6/6, nhiều ĐBQH quan tâm đến tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đặt câu hỏi tới Bộ trưởng, đại biểu Trần Thị Diệu Thuý (đoàn Tp.HCM) cho biết, thời gian gần đây làn sóng rút bảo hiểm không những không giảm mà tăng cao, đặc biệt giai đoạn gần đây khi thông tin về việc sửa đổi luật bảo hiểm được công bố.

Qua nắm bắt, vấn đề công nhân băn khoăn vẫn là bất an với các chính sách bảo hiểm xã hội. Họ lo sợ chính sách mới sẽ hạn chế quyền tự quyết và mức lương hưu thấp không đủ sống. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp giải quyết vấn đề này?

Đối thoại - 'Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ như Việt Nam'

ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy chất vấn.

Trả lời về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, theo Bộ trưởng Dung, trước năm 2019, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần.

Hiện nay, con số này là 900.000 người rút trong một năm. Số người rút bảo hiểm xã hội một lần gần bằng số tham gia vào hệ thống. Đây là nguy cơ, thách thức về sau vì tương lai, nhiều người già không có chế độ an sinh, hệ thống chính sách an sinh khó đảm đương bền vững.

Ông Dung cho biết nguyên nhân việc rút bảo hiểm là do đời sống, thu nhập đời sống khó khăn, tuyệt đại bộ phận rút bảo hiểm xã hội một lần rơi vào công nhân lao động, công chức viên chức ít.

“Nguyên nhân vì sao rút bảo hiểm xã hội một lần tăng, xin thưa, không có quốc gia nào có cơ chế rút bảo hiểm xã hội một lần dễ dàng như Việt Nam. Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2016 rất nhân văn. Đây là đánh giá của chuyên gia ở Liên Hợp quốc mà chúng tôi tham vấn. Ông ấy nói Việt Nam hào phóng quá, kể cả trong chuyện cho hưởng lương hưu với tỉ lệ tới 75% và cả chuyện rút bảo hiểm xã hội một lần. Thông lệ quốc tế, các nước chỉ cho rút bảo hiểm khi người lao động mắc bệnh nan y hoặc định cư nước ngoài”, Bộ trưởng thông tin.

Theo ông Dung, rút bảo hiểm xã hội là quyền của công dân, không thể cấm. Vấn đề là làm sao để người lao động thấy nhiều quyền lợi, thấy lợi ích hơn thì có rút ra sau đó khi có điều kiện họ cũng tham gia lại. Bộ trưởng cho biết, thực tế hiện nay, 1/3 số người rút bảo hiểm quay trở lại.

Đối thoại - 'Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ như Việt Nam' (Hình 2).

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn.

Ông cũng xác nhận vừa qua có hiệu ứng, khi dự thảo luật Bảo hiểm xã hội được đưa ra, người lao động tưởng không được quyền lợi như hiện nay tranh thủ thời cơ đi rút bảo hiểm.

Tuy nhiên, ông khẳng định, tinh thần sửa luật Bảo hiểm xã hội tập trung theo hướng không hạn chế, mà tăng quyền lợi cho người lao động.

Nhấn nút tranh luận với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy nêu, Bộ trưởng cho rằng một trong những nguyên nhân khiến nhiều người dân rút bảo hiểm xã hội một lần là công tác tuyên truyền.

Cơ bản thống nhất với ý kiến này. Tuy nhiên, đại biểu Diệu Thúy cho rằng, mong muốn của người lao động Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đó là chính sách về bảo hiểm xã hội phải nhất quán và tính ổn định lâu dài.

Đại biểu cho rằng mong muốn của người lao động là cần làm rõ việc quyền lợi của người lao động an tâm hơn, suy nghĩ lại khi muốn rút bảo hiểm xã hội một lần.

Trả lời tranh luận, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ nguyên nhân quan trọng là làm sao cải thiện đội sống người lao động là sâu xa nhất. Thêm nữa, thời gian qua khi tung ra thông tin thay đổi chính sách, dẫn đến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần.

Bộ trưởng cho rằng ở đây có hạn chế do chưa quan tâm đầy đủ thông tin tuyên truyền đến người lao động. Do đó, nếu làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người lao động hiểu rõ thì có lẽ mức độ sẽ không nhiều như vừa qua.

Ông Dung cũng cho rằng cần tính tổng thể các chính sách liên quan đến bảo hiểm, nếu tiếp tục đóng 20 năm thì người lao động không đợi được mà nhất là ở những ngành lĩnh vực ngành thâm dụng lao động. Quan điểm của Bộ là giảm xuống 15 năm hoặc 10 năm theo thông lệ quốc tế, tương ứng là đóng ít hưởng ít, bên cạnh đó nguyên tắc chia sẻ có nguyên tắc đóng hưởng và bình đẳng.

Người đứng đầu Bộ LĐ-TB&XH cho biết thêm, việc dừng rút bảo hiểm một lần là vấn đề khó khăn nhưng có quy định về điều kiện, trường hợp nào được rút, mức độ rút như thế nào, trong thời gian tới Quốc hội sẽ xem xét quyết định.

Đối thoại - 'Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ như Việt Nam' (Hình 3).

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 6/6.

Cũng tranh luận với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại biểu Lê Thanh Phong (đoàn Tp.HCM) cho rằng trả lời các đại biểu, Bộ trưởng đã nêu rõ một trong nguyên nhân khiến người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần là do tình hình doanh nghiệp khó khăn, đứt gãy cung cầu khiến người lao động gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng cũng nêu một trong các giải pháp là sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, thắt chặt lại quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, đại biểu Lê Thanh Phong cho rằng giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này là phải giải quyết tình trạng người lao động bị nghỉ việc, mất việc khiến cuộc sống của người lao động gặp khó khăn.

Phát biểu tranh luận, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, con số người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua rất đáng quan ngại. Tuy nhiên, việc người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần thường là bất đắc dĩ và là nguyện vọng thực sự của họ nên cần được tôn trọng, nhưng cũng cần phải có giải pháp để đảm bảo Quỹ bảo hiểm này được ổn định.

Đại biểu đồng tình với việc giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người gửi và giữ tính ổn định của Quỹ.

Để làm được điều này, đại biểu Trí đề xuất nên chăng nên cân nhắc phương án trong 5 năm đầu tiên nếu người đóng rút thì chỉ được tra lại bằng đúng số tiền đã đóng và gia tăng dần quyền lợi cho người đóng trong những năm tiếp theo.

Trăn trở việc người lao động đi xuất khẩu bỏ trốn, ở lại nước ngoài

Thứ 3, 06/06/2023 | 10:57
Suốt 4 năm, Bộ LĐ-TB&XH đã kiên trì thực hiện các giải pháp ký quỹ, trục xuất, thậm chí xử lý hình sự với những lao động trốn ở lại các quốc gia.

Không sợ doanh nghiệp chậm nộp bảo hiểm, chỉ sợ doanh nghiệp trốn đóng

Thứ 3, 06/06/2023 | 10:24
Theo Bộ trưởng LĐ-TB&XH, số chậm đóng BHXH thực tế còn hơn 3.000 tỷ đồng. Tình trạng này kéo dài chủ yếu do công tác kiểm tra, thu chi chưa đến nơi đến chốn.

Bao giờ giáo dục nghề nghiệp mới là bậc học của giáo dục quốc dân?

Thứ 3, 06/06/2023 | 09:31
Đây là câu hỏi chất vấn đầu tiên được ĐBQH Huỳnh Thị Ánh Sương gửi đến Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.

ĐBQH gợi ý đặt tên "hoa Lan, hoa Ban..." cho khu tái định cư, NƠXH

Thứ 2, 05/06/2023 | 13:42
Đại biểu đề nghị không nên ghi tên của tòa nhà, khu chung cư hoặc treo biển… bằng những tên gọi theo chức năng như khu nhà ở tái định cư, khu nhà ở xã hội…
Cùng tác giả

Dùng hoạt chất thiên nhiên làm đẹp là xu hướng nhưng cần cảnh giác

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:42
Theo các chuyên gia, trào lưu sử dụng các hoạt chất thiên nhiên đang là xu hướng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, người dùng cần lựa chọn sản phẩm thông thái.

Cơ hội “vàng” cho 15 cặp vợ chồng hiếm muộn tìm con

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:30
Hành trình tìm con phải trải qua rất nhiều rào cản, gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì giấc mơ bế trên tay con yêu lại càng xa vời.

Dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Ông Chu Quốc Thịnh – Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Hiện, tình trạng của hai mẹ con sau cuộc "vượt cạn" ngoạn mục đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.
Cùng chuyên mục

Bộ Công an thông tin về điểm trung bình môn được dự tuyển các trường công an

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Ngày 19/4, cổng TTĐT Bộ Công an đã nhận được một thắc mắc của bạn đọc tên N.M.T về vấn đề điểm trung bình môn để được dự tuyển các trường Công an nhân dân.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Quốc hội dự kiến Kỳ họp thứ 7 khai mạc ngày 20/5, xem xét nhiều nội dung

Thứ 4, 17/04/2024 | 20:12
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát...

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:02
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 128,8km.

Đề xuất giảm mức hình phạt tù với người chưa thành niên phạm tội

Thứ 4, 17/04/2024 | 12:47
Tòa án nhân dân tối cao đề xuất giảm mức phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội so với quy định tại Bộ luật Hình sự.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ Công an thông tin về điểm trung bình môn được dự tuyển các trường công an

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Ngày 19/4, cổng TTĐT Bộ Công an đã nhận được một thắc mắc của bạn đọc tên N.M.T về vấn đề điểm trung bình môn để được dự tuyển các trường Công an nhân dân.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.