Không để Ban Thanh tra Nhân dân hoạt động bè phái, đưa người thân vào làm việc

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 07/09/2022 | 14:57
0

Đảm bảo công khai về lĩnh vực đất đai

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng 7/9, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Cho ý kiến về Dự án Luật, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, cần có Ban Thanh tra Nhân dân ở cấp xã, phường nhưng phải có hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động thực chất, hiệu quả.

Ngoài ra, cần có cơ chế để Ban Thanh tra Nhân dân không hoạt động một cách bè phái hoặc đưa quá nhiều người thân, họ hàng vào làm việc.

Về nội dung công khai, Điều 11, Khoản 3 của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở liên quan đến việc công khai về đất đai như thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đại biểu Nguyễn Anh trí nêu quan điểm là cần có quy định để công khai rõ ràng, cập nhật kịp thời.

Tiêu điểm - Không để Ban Thanh tra Nhân dân hoạt động bè phái, đưa người thân vào làm việc

ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho ý kiến về dự thảo luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, nếu để chậm trễ trong việc công khai về đất đai là nhân dân rất khổ và nếu công khai không rõ ràng thì lại là môi trường rất tốt, màu mỡ để nhũng nhiễu, tiêu cực, tham ô, tham nhũng phát triển. Cho nên, cần có quyết định để đảm bảo được việc công khai về lĩnh vực đất đai.

Liên quan đến Ban thanh tra Nhân dân, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho biết đây là nội dung được chuyển từ Luật Thanh tra sang. Theo đại biểu, bản chất của thiết chế thanh tra Nhân dân là thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của người dân.

Do đó, đại biểu đề nghị đổi tên từ Ban thanh tra Nhân dân thành Ban kiểm tra giám sát Nhân dân để phù hợp với luật mới và tránh nhầm lẫn với các thiết chế thanh tra của nhà nước, kiểm tra Đảng và phản biện của Mặt trận Tổ quốc.

Làm rõ quy định thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) quan tâm đến vấn đề mở rộng phạm vi Luật thực hiện dân chủ cơ sở sang lĩnh vực của doanh nghiệp, của tổ chức sử dụng lao động. Đại biểu quan ngại khi mở rộng phạm vi Luật sang lĩnh vực các tổ chức có sử dụng lao động sẽ nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc và không khả thi.

Về mặt lý luận, dân chủ là người dân làm chủ, thể hiện mối quan hệ giữa người dân với chính quyền, với Nhà nước. Trong mối quan hệ này, người dân là người chủ thật sự.

Đại biểu Lâm cho rằng, việc đặt vấn đề quan hệ dân chủ ở cơ sở hay dân chủ trong mối quan hệ giữa người dân với chính quyền, với nhà nước là hoàn toàn xác đáng và dự án Luật này để điều chỉnh, làm sâu sắc đảm bảo quyền làm chủ của người dân rất thuyết phục.

Tuy nhiên, nhìn vào mối quan hệ trong tổ chức sử dụng lao động, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đại biểu Trần Văn Lâm nhận thấy, mối quan hệ này gọi là hợp tác. Hợp đồng lao động thể hiện bằng hợp đồng và về bản chất, người trả lương là chủ sử dụng lao động đó. Còn người lao động là người đi làm thuê.

“Chúng ta đặt vấn đề ngược lại người chủ là người trả tiền để thuê lao động, ông ấy lại là đối tượng để cho người khác làm chủ mình. Vậy về mặt nguyên tắc lý luận liệu đã thông chưa, có thỏa đáng không?”, đại biểu Lâm băn khoăn.

Do đó, đại biểu đề nghị nên cân nhắc để làm rõ và trong thực tế tại Chương 4 có quy định một chương riêng về vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở tổ chức sử dụng lao động, có quy định rất nhiều điều về công khai, về người lao động được quyết định, được tham gia ý kiến, người lao động được kiểm tra…

Mục tiêu chính của chúng ta là đảm bảo được bảo vệ quyền lợi người lao động trong mối quan hệ giữa người làm thuê với doanh nghiệp.

Tiêu điểm - Không để Ban Thanh tra Nhân dân hoạt động bè phái, đưa người thân vào làm việc (Hình 2).

ĐB Trần Văn Lâm quan ngại khi mở rộng phạm vi Luật sang lĩnh vực các tổ chức có sử dụng lao động sẽ nảy sinh nhiều khó khăn.

Theo đại biểu Lâm, để bảo vệ quyền lợi người lao động thì chúng ta đã có một loạt các luật quy định chặt chẽ như Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Thi đua - khen thưởng... Các luật này được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát thi hành một cách chặt chẽ.

Vì vậy, đại biểu thấy rằng không nhất thiết phải quy định nội dung này thành luật riêng, chỉ cần bổ sung, sửa đổi quy định ở các luật hiện hành nêu trên.

Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm, nếu áp dụng thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp tương tự như ở xã, phường thì có lẽ không phù hợp và khiên cưỡng.

Bởi thực tế thời gian qua, việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp hiệu quả không cao, nếu vội vàng luật hóa nội dung này thì không đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của Luật trong thực tiễn và có khả năng một số đối tượng sẽ lợi dụng, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì có thể làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh.

Tiêu điểm - Không để Ban Thanh tra Nhân dân hoạt động bè phái, đưa người thân vào làm việc (Hình 3).

Toàn cảnh hội nghị.

Cho ý kiến thêm về dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cho rằng đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ quan Nhà nước, thực tế triển khai còn hình thức, thiếu thực chất, đại biểu bày tỏ mong muốn khi Luật được ban hành và đi vào thực tế, hiệu quả công tác thực hiện dân chủ sẽ được nâng cao.

Quan tâm đến việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động, đại biểu cho biết, trong trường hợp người đứng đầu các tổ chức có sử dụng lao động không thực hiện các quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở thì sẽ bị xử lý. Điều này sẽ gây áp lực thêm cho tổ chức, ngoài việc chịu sự kiểm tra, thanh tra, đảm bảo điều kiện an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm…,các tổ chức sẽ gánh thêm áp lực đảm bảo dân chủ, đây sẽ là áp lực lớn cho người đứng đầu các tổ chức.

Ngoài ra, việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm cũng sẽ làm tăng thêm công việc, nhiệm vụ cho các cơ quan Nhà nước.

Đại biểu cho rằng, với các quy định này, pháp luật đang can thiệp sâu vào hoạt động của các tổ chức có sử dụng lao động, khiến các tổ chức này mất đi sự chủ động, gây tốn kém thời gian, nguồn lực, không còn tập trung cho việc sản xuất, kinh doanh, bị kìm hãm trong phát triển.

Đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần cân nhắc để quy định của pháp luật phù hơp với thực tiễn, đảm bảo khả thi trong tổ chức thực hiện.

ĐBQH đề nghị phân cấp nhiều hơn cho cơ quan thanh tra cấp huyện

Thứ 4, 07/09/2022 | 11:53
Các ĐBQH cho rằng việc giữ mô hình thanh tra cấp huyện trong hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra hành chính như hiện hành là cần thiết.

Có cần thiết quy định thực hiện dân chủ cơ sở ở doanh nghiệp tư nhân?

Thứ 4, 07/09/2022 | 11:29
Phạm vi điều chỉnh về thực hiện dân chủ đối với doanh nghiệp tư nhân nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu khi thảo luận về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở…

4 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) xin ý kiến ĐBQH

Thứ 4, 07/09/2022 | 10:27
Thanh tra huyện; thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ… là hai trong số 4 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) xin ý kiến ĐBQH chuyên trách.
Cùng tác giả

Dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Ông Chu Quốc Thịnh – Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Hiện, tình trạng của hai mẹ con sau cuộc "vượt cạn" ngoạn mục đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai: Nghi phạm đối diện khung hình phạt nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:20
Theo luật sư Vinh, bé gái đã bị lạm dụng tình dục từ năm 11 tuổi, đã cung cấp mô tả đầy đủ thủ phạm, đủ căn cứ cấu thành tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.