Lần đầu tiên bộ TN&MT 'xuống nước' đưa bùn lên bờ!

Lần đầu tiên bộ TN&MT 'xuống nước' đưa bùn lên bờ!

Thứ 3, 15/08/2017 | 08:26
1
Ngày 9/8, bộ TN&MT đã thống nhất với UBND tỉnh Bình Thuận không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát nạo vét của công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xuống vùng biển Tuy Phong. Trước đó, cũng chính Bộ này đã ban hành Giấy phép số 1517/GP-BTNMT cho phép doanh nghiệp được nhận chìm số bùn thải trên xuống biển. Tại sao lại có sự “tiền hậu bất nhất” này?

Việc cấp phép đúng quy trình?!

Trước đó, ngày 23/6/2017, Thứ trưởng bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc đã ký Giấy phép số 1517/GP-BTNMT, chấp thuận cho công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm 918.533 m3 bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận). Trong đó, có 20% bùn, 80% cát, vỏ sò, cát pha, cát kết phong hóa, sét, bùn trầm tích... Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hạn vào ngày 31/10/2017.

Nói về việc này, trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tối 3/8, Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng: “Quá trình xem xét cấp phép, Bộ đã huy động, mời nhiều nhà khoa học có uy tín tham gia hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng đã đánh giá hồ sơ xin cấp phép, yêu cầu chủ đầu tư bổ sung và họ đã đáp ứng để chặt chẽ, thuyết phục hơn... Khi các thủ tục, ý kiến chuyên môn đã đầy đủ, thuyết phục như thế thì Bộ phải cấp phép nhận chìm. Đấy là trách nhiệm pháp lý của Bộ”.

Môi trường - Lần đầu tiên bộ TN&MT 'xuống nước' đưa bùn lên bờ!

Vị trí nhận chìm bùn thải ban đầu.

 Ngay sau khi thông tin trên được công bố rộng rãi, dư luận tiếp tục bàn tán xôn xao. Trước nhiều ý kiến phản đối từ dư luận, chuyên gia..., UBND tỉnh Bình Thuận đã kiến nghị dừng việc nhận chìm chất nạo vét của công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.

Ngày 3/8, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về dự án nhận chìm vật chất ở biển Bình Thuận. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng bộ TN&MT xem xét, xử lý vấn đề trên đúng quy định của pháp luật; giao viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) chủ trì, khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật chất tại vùng biển tỉnh Bình Thuận theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 7732 ngày 24/7/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Đại diện bộ TN&MT cho biết, Bộ này chưa bàn giao biển cho Vĩnh Tân 1 để chủ dự án nhận chìm bùn thải nạo vét mà phải chờ kết quả quan trắc của các nhà khoa học.

Tiếp đó, ngày 9/8, Bộ trưởng bộ TN&MT cùng Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản thỏa thuận, thống nhất không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát nạo vét của công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xuống vùng biển Tuy Phong, Bình Thuận.

Môi trường - Lần đầu tiên bộ TN&MT 'xuống nước' đưa bùn lên bờ! (Hình 2).

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.

Cụ thể, bộ TN&MT thống nhất phương án mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề xuất, toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân. Khu vực đổ là nơi san lấp cho khu neo trú tàu thuyền và phần diện tích này trước đó công ty Cổ phần cảng tổng hợp Vĩnh Tân đã thỏa thuận, đồng ý cho dự án nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đổ khối lượng bùn cát nạo vét.

Điều khiến dư luận quan tâm là số phận của Giấy phép số 1517/GP-BTNMT sẽ được “phán quyết” thế nào?

Trao đổi nhanh với PV qua điện thoại chiều 10/8, ông Phạm Ngọc Sơn, Phó tổng cục trưởng tổng cục Biển và Hải đảo (thuộc bộ TN&MT) cho biết Bộ chưa có quyết định thu hồi Giấy phép số 1517 nói trên. Liên quan đến việc đổ bùn thải, ông Sơn cho biết thêm: “Bộ trưởng đã nói hết rồi nên tôi không còn gì để nói nữa”.

Bộ TN&MT nên xem lại trách nhiệm của mình

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, GS.TS KH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (ĐH Công nghiệp TP.HCM) nhận định: “Việc bộ TN&MT chấp thuận phương án đề xuất của tỉnh Bình Thuận  sẽ đưa toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân là việc làm đáng hoan nghênh, nhất là sau khi dư luận lên tiếng. Vụ việc này cũng cho thấy bộ TN&MT đã “tiền hậu bất nhất” khi lúc đầu đồng ý cho nhận chìm chất bùn thải, sau đó vì dư luận phản ứng mới thay đổi phương án”.

GS.TS KH Lê Huy Bá đặc biệt khuyến cáo: “Chấp thuận cho đổ chất bùn thải sang vị trí mới cũng phải hết sức thận trọng bởi nếu không cẩn thận, chất bùn thải độc hại sẽ thấm ra biển, ngấm vào đất gây ô nhiễm. Trước tiên, doanh nghiệp phải lên phương án đổ chất bùn thải như thế nào, đóng thành khối cố định hay đổ tràn..., sau đó các nhà thẩm định ĐTM (đánh giá tác động môi trường-PV) đánh giá xem cách thức đó có đảm bảo không, có ảnh hưởng đến môi trường hay không. Vị trí đổ chất thải cũng cần phải được cách ly, cố định có thể quây bê tông lại và xử lý kỹ thuật để số bùn thải đó không thể thấm, ngấm ra ngoài được.

Việc cách ly chất này với môi trường đặc biệt quan trọng và cần phải có sự giám sát của các nhà khoa học, các chuyên gia đánh giá tác động môi trường để đảm bảo việc đó sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường".

Môi trường - Lần đầu tiên bộ TN&MT 'xuống nước' đưa bùn lên bờ! (Hình 3).

Ông Trần Ngọc Vinh.

Đồng quan điểm, ông Trần Ngọc Vinh (Đại biểu quốc hội khóa 12, 13), Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hải Phòng cho rằng: “Bộ TN&MT giải thích rằng nhiều nước trên thế giới cũng đổ chất bùn thải này xuống biển để lấn biển. Tuy nhiên, người ta chỉ đổ sau khi đã có bờ kè, có đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là chất bùn thải đổ ra phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường. Trong khi đó, việc nhận chìm bùn thải của Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 có làm được như vậy không? Hơn nữa, những đánh giá tác động môi trường về việc đổ chất bùn thải xuống biển ra sao cũng chưa có và chưa thuyết phục.

Việc chuyển phương án đổ chất bùn thải sang vị trí mới cũng cần phải có sự đánh giá một cách chi tiết, cẩn trọng trước khi thực hiện. Phải mời các nhà khoa học hàng đầu trong nước, cần thiết thì mời các chuyên gia môi trường quốc tế sang đánh giá tác động môi trường ra sao, có ảnh hưởng hay không và phải có phương án rõ ràng, công khai để dư luận biết và giám sát. Vấn đề quan trọng làm thế nào để có phương án tối ưu nhất, nhà máy nhiệt điện vẫn sản xuất được mà không ảnh hưởng đến môi trường”.

Ông Trần Ngọc Vinh thẳng thắn chỉ rõ: “Bộ TN&MT phải xem xét lại trách nhiệm của mình bởi lúc đầu chính Bộ là đơn vị cấp giấy phép cho việc nhận chìm gần 1 triệu m3 chất bùn thải xuống biển, sau đó vì vấp phải sự phản đối của dư luận nên Bộ mới cho dừng và thay đổi vị trí đổ chất bùn thải mới. Bộ cần trả lời rõ ràng để dư luận biết về sự “tiền hậu bất nhất” này”.

Trì hoãn theo giấy phép, có thể bị phạt 620.000 USD/ngày?

Nói về việc rắc rối trong quá trình triển khai giấy phép, trả lời trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tối 3/8, Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết: “Với những việc Bộ đã làm và đang làm, chủ đầu tư không thể phản ứng được. Tôi tin là như vậy. Hiện viện Hàn lâm Khoa học đã vào kiểm tra lại, có thể tới đây, họ sẽ có ý kiến. Việc này cần nhiều thời gian và như thế có thể sẽ trì hoãn việc nhận chìm theo giấy phép. Theo thỏa thuận BOT, tháng 11/2017, tàu than phải cập cảng được để Vĩnh Tân 1 chạy tổ máy đầu tiên. Bộ đã cấp phép cho chủ đầu tư từ nửa cuối tháng Sáu, đến giờ là “nằm im” hơn tháng rồi. Về hợp đồng kinh tế với nhà đầu tư, nếu chậm trễ tiến độ, sau này, chứng minh được lỗi của bên nào thì bên đó phải bồi thường 620.000 USD/ngày. Đây là hợp đồng ràng buộc BOT. Bài toán của ta là phải theo đúng luật và cơ sở khoa học xác đáng”.

Lại Cường - Vũ Phương

Vụ nhận chìm bùn: Bộ Công Thương cách chức ông Hà Quốc Quân

Thứ 6, 11/08/2017 | 09:43
Chiều 10/8, bộ Công Thương đã ban hành quyết định về việc kỷ luật viên chức quản lý đối với ông Hà Quốc Quân.

Vụ nhận chìm 1 triệu m3 vật chất ở biển Bình Thuận: Nếu có mạo danh là về bên tư vấn...

Thứ 6, 04/08/2017 | 07:00
“Nếu có mạo danh là về bên tư vấn, thuộc trách nhiệm pháp lý của nhà đầu tư và bên tư vấn, không phải trách nhiệm cơ quan quản lý..." - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về vấn đề liên quan đến nhân sự tham gia đánh giá nhận chìm 1 triệu m3 vật chất ở biển Bình Thuận.

Bộ TN&MT phạt doanh nghiệp làm vỡ đập chứa bùn thải hơn 1 tỷ đồng

Thứ 5, 27/07/2017 | 11:11
Thanh tra bộ Tài nguyên và Môi trường vừa xử phạt công ty Cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh số tiền hơn 1 tỷ đồng, liên quan đến vụ vỡ đập chứa chất thải quặng thiếc tại huyện Quỳ Hợp trước đó.
Cùng tác giả

NSƯT Hoài Linh: Đại gia mặc áo bà ba

Thứ 6, 01/09/2017 | 05:30
Hoài Linh là cái tên bảo chứng cho nhiều chương trình truyền hình, điện ảnh,… Mặc dù là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng anh lại luôn muốn rời xa sự nhốn nháo của showbiz, thích đứng phía sau ánh đèn sân khấu. Và, ít ai biết rằng, anh từng trải qua tận cùng khó khăn trước khi thành công, nổi tiếng như hôm nay.

Vì sao ông Trần Văn Thêm chưa được nhận 6,7 tỷ tiền bồi thường?

Thứ 4, 09/08/2017 | 14:00
Trao đổi với PV, sáng 8/8/2017, Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc công ty luật Hòa Lợi cho biết, công ty đã gửi văn bản số 48/2017/CV – HL về việc kiến nghị trả bồi thường oan sai cho ông Trần Văn Thêm, người tù oan thế kỷ.
Cùng chuyên mục

Đề xuất phạt 180 triệu đồng đối với doanh nghiệp xâm phạm di tích quốc gia

Thứ 4, 27/03/2024 | 17:42
Một công ty đã có hành vi múc đất đá trái phép tại di tích quốc gia Lèn Hai Vai; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích với khối lượng đào múc trên 50m3.

Cà Mau: Báo động cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:00
Ngày 27/3, thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, diện tích rừng U Minh Hạ, rừng đảo trên địa bàn tỉnh đã khô hạn 34.903ha, báo động khả năng cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm.

Quảng Nam cho phép một doanh nghiệp thăm dò vàng ở Phước Sơn

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Doanh nghiệp phải bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nghiêm cấm hoạt động khai thác khoáng sản trong quá trình thăm dò.

Bình Thuận có nguy cơ thiệt hại do hạn hán và thiếu nước hơn 1.175 ha

Thứ 3, 26/03/2024 | 20:20
Các hồ chứa như: Tân Lập, Tà Mon, Tân Hà, Lâm trường, Sông Dinh, Sông Khán .... có quy mô nhỏ, nên khả năng tích trữ nguồn nước không nhiều.

Tây Ninh: Những con tàu không số hút cát gây sạt lở đất rừng

Thứ 3, 26/03/2024 | 19:05
Những con tàu không số hút cát tại khu vực giáp ranh với Tiểu khu 58, thuộc Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng gây sạt lở đất.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

HLV Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu dự lễ cưới Quang Hải-Thanh Huyền

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Trong lễ cưới của Quang Hải - Chu Thanh Huyền được tổ chức ở nhà trai (Đông Anh, Hà Nội), có sự tham dự của vị khách đặc biệt Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu.

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hôm nay có mưa to, gió lớn?

Thứ 6, 29/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.