Không nên can thiệp hành chính sâu vào thị trường vàng

Không nên can thiệp hành chính sâu vào thị trường vàng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
0
Người dân chỉ giữ lại vàng miếng của SJC còn bán tống bán tháo vàng của các thương hiệu khác. Đó là một thực tế đang diễn ra kể từ khi họ nghe "có thông tin" Ngân hàng Nhà nước đang trình lên Chính phủ Dự thảo về Nghị định vàng(?).

Theo đồn đoán, nếu chiểu theo nghị định này thì chỉ có Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC là được quyền sản xuất và gia công vàng miếng. 7 đơn vị còn lại sẽ bị loại khỏi cuộc chơi? Theo nhiều chuyên gia, nếu Dự thảo này được đi vào thực tế sẽ không những không làm giảm tình trạng vàng hóa nền kinh tế mà còn có thể dẫn đến sự nhiễu loạn của thị trường vàng, người dân bị thiệt thòi vì phải mua với giá cao và bán với giá thấp.

Phản ứng gay gắt từ các doanh nghiệp vàng có thể... "bị loại"

Một nguồn tin cho biết: Theo Dự thảo này chỉ những doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng và chiếm trên 25% thị phần trong 3 năm gần đây thì mới được sản xuất và gia công vàng miếng. Bàn về vấn đề này ông Nguyễn Công Danh, tổng giám đốc Công ty cổ phần vàng châu Á cho rằng:

Bất động sản - Không nên can thiệp hành chính sâu vào thị trường vàng
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng hiện nay có thể sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng lớn
từ “Dự thảo Nghị định vàng”. Ảnh minh họa.

"Với điều kiện về vốn, thị phần để được sản xuất gia công vàng miếng được đề cập trong Dự thảo Nghị định thì ai cũng biết chỉ duy nhất SJC là đạt được, còn các doanh nghiệp khác đều không đủ điều kiện, kể cả Công ty vàng của Argibank, SBJ. Theo tôi, điều kiện này phải thắt chặt là đúng nhưng không thể quá khắt khe như Dự thảo. Vốn điều lệ 500 tỷ đồng để sản xuất, gia công có thể kéo thấp xuống, vì hiện nay có đến 99% doanh nghiệp không đạt được ngưỡng nêu trên. Quy định về thị phần, tôi thấy cũng không nên”.

Ông Doanh cho hay, “ví dụ, một doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường, với kinh nghiệm và chiến lược kinh doanh, họ có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thì không có lý do gì họ phải đợi đến 3 năm liên tiếp. Quy định "bó" như thế sẽ làm mất đi cơ hội kinh doanh, cơ hội sáng tạo của doanh nghiệp và đi thụt lùi lại sự phát triển. Đồng thời, quy định về vốn, thị phần đó vô hình trung đã tạo ra sự độc quyền trong sản xuất gia công vàng miếng, trong khi đó chúng ta đang hô hào phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh".

Còn ông Vũ Minh Châu, giám đốc Công ty Vàng bạc, đá quý Bảo Tín Minh Châu cho rằng, với quy định như trên sẽ gây thiệt hại lớn cho 7 doanh nghiệp còn lại. Bởi, để được sản xuất và gia công vàng miếng, ngân hàng nhà nước đã có quy định rất chặt chẽ về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để sản xuất. Chính vì thế, hiện nay chỉ có 8 doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu này.

Nhưng cũng chính vì đầu tư lớn nên nhiều doanh nghiệp còn chưa hoàn lại vốn đầu tư trang thiết bị máy móc. Nếu bị cấm sản xuất gia công vàng miếng hàng ngàn công nhân đang làm việc ở những Công ty này cũng sẽ rơi vào cảnh mất việc làm.

Ông Nguyễn Thanh Trúc, chủ tịch công ty vàng Agribank, phó chủ tịch Hiệp hội vàng Việt Nam cho hay, cả thế giới đều chống độc quyền, vì nó tạo ra sự thiếu lành mạnh, tạo ra chênh lệch giá cao. Sự độc quyền như vậy làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Cũng vì độc quyền nên đã có tình trạng khan hiếm vàng dẫn đến giá vàng trong nước chênh cao hơn thế giới mấy triệu một lượng.

Nếu đúng quy luật của thị trường thì phải có ít nhất 2 -3 doanh nghiệp sản xuất và gia công vàng miếng để người dân có sự lựa chọn. Trường hợp chỉ có một thương hiệu thì đó phải là ngân hàng nhà nước. Lúc đó, ngân hàng nhà nước sẽ không kinh doanh mà chỉ làm nhiệm vụ cung cấp, bình ổn thị trường. Họ có thể giao cho SJC gia công. Nếu SJC gia công không kịp nhu cầu của thị trường nữa thì giao cho Agribank gia công để đảm bảo phục vụ đầy đủ cho thị trường, sẽ không bị khan hiếm, hỗn loạn.

Theo ông Trúc, nếu chỉ còn SJC sản xuất và gia công vàng miếng, sẽ có lúc không phục vụ đủ nhu cầu thị trường. Nó sẽ làm xuất hiện sự khan hiếm vàng dẫn đến đẩy giá vàng lên cao. Điều này sẽ làm cho người dân bị thiệt thòi. Ông Vũ Minh Châu cũng cho rằng, nếu Dự thảo này được đi vào thực tế sẽ ảnh hướng lớn đến thị trường vàng, gây biến dạng thị trường.

Bất động sản - Không nên can thiệp hành chính sâu vào thị trường vàng (Hình 2).
Người dân chỉ giữ lại vàng miếng của SJC còn bán tống bán tháo vàng của các thương hiệu khác. Ảnh minh họa

"Nếu như trước đây, 8 doanh nghiệp cùng tham gia thị trường vàng còn có lúc không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, huống chi một doanh nghiệp thì càng không thể đáp ứng được. Chắc chắn thị trường vàng sẽ có lúc bị cháy hàng, khan hàng và đẩy giá vàng lên cao. Khi giá trong nước không tốt thì sẽ dẫn đến thị trường vàng ngoài luồng và thị trường vàng chợ đen phát triển. Điều này sẽ dẫn đến bất ổn thị trường, nhà nước khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sự phát triển chính sách vĩ mô", ông Châu nhận định.

Liên quan đến giá vàng, ông Danh cho rằng, nếu Nghị định này có hiệu lực thì giá sẽ bị ảnh hưởng nhưng không quá lớn. Giá vàng trong nước có sự liên thông với giá vàng thế giới, nhưng sẽ tập trung chính ở vàng SJC. Chỉ e, khi SJC không đủ năng lực để bao tiêu được toàn bộ thị trường có thể sẽ tạo ra sự khan hiếm giả, khiến giá bị đẩy lên cao.

Không nên can thiệp quá sâu?

ngân hàng nhà nước đã có nhiều nỗ lực để làm giảm tình trạng “vàng hóa nền kinh tế”. Và Dự thảo nghị định này cũng nằm trong nỗ lực ấy. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, Dự thảo này vẫn chưa thể thực hiện được mong muốn đó. Theo ông Danh, Dự thảo chỉ có tác dụng một phần nhưng không đáng kể. Vì đối với nhiều người, vàng hiện nay vẫn được coi là kênh tích trữ an toàn nhất.

Tiền trượt giá thì lãi suất gửi ngân hàng cũng không bù đắp nổi. Hơn nữa, thị trường bất động sản hiện cũng nhiều rủi ro, kênh ngoại tệ cũng có một số thay đổi liên quan đến chính sách. Từ những lý do đó mà đa số người dân vẫn tìm đến vàng để đầu tư. Mặt khác, khi cần tiền thì không gì thuận tiện bằng vàng. Nếu giá vàng có chiều hướng giảm thì chỉ cần 5 phút sau có thể bán được, quy ra tiền, trong khi đó bất động sản kể cả có sổ đỏ cũng giao dịch rất chậm.

Tuy nhiên, theo ông Danh, Nghị định này cũng có tác dụng trong việc sắp xếp, tổ chức lại thị trường. Anh nào đủ điều kiện vốn thì sản xuất kinh doanh, anh nào gần đủ thì cố cho tốt lên, còn anh nào quá nhỏ sẽ bị hạn chế hoặc loại khỏi cuộc chơi. Nhưng các cơ quan chức năng cần phải cân nhắc khi đưa các con số, điều kiện, sao cho phù hợp với thực trạng nền kinh tế trong nước. Nếu không các chính sách đưa ra lại phản tác dụng.

Đồng quan điểm với ông Danh, ông Vũ Minh Châu chia sẻ: "Tại sao hiện nay người dân lại giữ vàng nhiều? là vì lạm phát tăng cao, đồng tiền bị trượt giá. Khi đồng tiền bị mất giá thì mua vàng là cách giữ tiền an toàn nhất. Nếu lạm phát thấp thì không một người dân nào muốn giữ vàng ở trong nhà vì nó lãng phí một lượng vốn rất lớn. Họ có thể gửi tiền vào ngân hàng và sinh lời, điều đó sẽ tốt hơn rất nhiều việc mang vàng về nhà vừa không an toàn vừa không sinh lợi”.

Vì thế muốn giảm vàng hóa, theo ông Châu cần phải kiềm chế lạm phát bằng cách tăng cường kiểm soát nền kinh tế chứ không phải là can thiệp vào kinh doanh vàng. Tất cả doanh nghiệp vàng chỉ là đơn vị làm dịch vụ cho người tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp không cung cấp cho họ thì họ sẽ mua bằng cách khác. Người ta có thể mua vàng ở thị trường chợ đen. Lúc này nhà nước sẽ khó kiểm soát hơn.

Bất động sản - Không nên can thiệp hành chính sâu vào thị trường vàng (Hình 3).

Lo ngại "độc quyền" sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân ?

Ông Vũ Minh Châu (ảnh), giám đốc Công ty vàng bạc, đá quý Bảo Tín Minh Châu cũng cho rằng, sự độc quyền không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Độc quyền dẫn đến biên độ dao động giữa mua và bán sẽ nới rộng, có thể phải mua đắt và bán với giá rẻ. Người dân có nguy cơ phải mua với giá cao hơn thực tế, hưởng chất lượng dịch vụ kém hơn. Khi có tin đồn về Dự thảo này, nhiều người dân đã bán tháo vàng với giá rẻ hơn để chuyển sang tích vàng của SJC, như vậy sẽ thiệt thòi cho họ.

Thành Huế - Minh Lý


Cùng chuyên mục

VARS sắp tổ chức vinh danh doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:19
Nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, VARS chính thức tiếp nhận hồ sơ tham gia VARS AWARDS 2024.

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xây dựng 22 căn nhà không phép

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Liên quan đến công trình xây dựng 22 căn nhà không phép tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý nghiêm.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Thanh Hóa: Dự án du lịch biển Hải Hòa xin điều chỉnh lần thứ 8

Thứ 2, 22/04/2024 | 18:41
Trong lần điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư lần thứ 8, dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa được điều chỉnh về tiến độ, vốn đầu tư và diện tích.
     
Nổi bật trong ngày

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xây dựng 22 căn nhà không phép

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Liên quan đến công trình xây dựng 22 căn nhà không phép tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý nghiêm.