Không ứng cứu tàu gặp nạn có phạm tội?

Không ứng cứu tàu gặp nạn có phạm tội?

Thứ 2, 19/08/2013 | 10:12
0
Liên quan đến vụ chìm canô ở Cần Giờ làm 9 người thiệt mạng, đã có những nghi vấn về việc “thấy chết mà không cứu”, bỏ mặc tàu gặp nạn. Nhiều người bày tỏ băn khoăn vấn đề không ứng cứu tài gặp nạn có phạm tội hay chỉ lại ở một “bản án lương tâm”?

Trước hết cần phải hiểu rõ thế nào là không cứu giúp người gặp nạn, bỏ mặc người gặp nạn. Nếu chỉ nhìn vào hành vi có tàu đi ngang qua nhưng không dừng lại cứu giúp mà kết luận đó là hành vi phạm tội và hoặc đánh giá về mặt đạo đức, lương tâm thì chưa hẳn đã là thấu đáo.

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng quy định về tội “Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ”. Theo đó “người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Điều 102).

Như vậy, muốn thỏa mãn tội quy định tại điều 102 thì hành vi đó phải đáp ứng ba dấu hiệu nhận biết gồm người cần cứu giúp đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, người cứu giúp có khả năng cứu giúp nhưng không cứu giúp và hậu quả xảy ra là người cần cứu giúp bị chết. Ở đây liên hệ với vụ chìm canô ở Cần Giờ thì trước mắt mới chỉ xác định được hai dấu hiệu, trong khi chưa xác định rõ người cứu giúp có khả năng cứu giúp hay không.

Luật sư - Không ứng cứu tàu gặp nạn có phạm tội?

Ảnh minh họa

Rõ ràng có hai con tàu chạy ngang qua khu canô gặp nạn nhưng liệu hai con tàu này có khả năng cứu giúp hay không? trong điều kiện không có khả năng cứu giúp hoặc nếu cứu giúp có thể nguy hiểm trực tiếp đến sự an nguy của con tàu cứu giúp thì không thể xác định việc “bỏ mặc” tàu gặp nạn của hai con tàu trên là hành vi phạm tội hình sự.

Cũng giống như một người đi đường thấy một người sắp chết đuối, nhưng chính người đi đường này lại không biết bơi, cũng không có khả năng nào khác để có thể cứu giúp người sắp chết đuối, trong trường hợp này anh ta chỉ biết hô hoán, cầu cứu người khác, dẫn đến việc người kia chết đuối, thì hành vi của người đi đường không đủ dấu hiệu hình sự về tội “Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” vì người đi đường không có điều kiện, khả năng đủ để cứu giúp người gặp nạn.

Bộ luật hình sự cũng quy định đối với những người “không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp” thì sẽ phạm tội hình sự, thậm chí là trường hợp này sẽ bị tăng nặng hình phạt. Ở đây phải kể đến những người làm nhiệm vụ cứu hộ, bác sỹ là những người hành nghề cứu giúp người khác. Nếu như họ từ chối cứu chữa hoặc bỏ mặc người gặp nạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trở lại vụ việc chìm canô ở Cần Giờ, nhiều ý kiến cho rằng việc tàu cứu hộ đến chậm cũng là nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm 9 người chết. Chỉ có sự dửng dưng, thiếu trách nhiệm mới có thể lý giải được việc sau 6 giờ tàu cứu hộ mới có mặt tại hiện trường vụ tai nạn chỉ cách Vũng Tàu chưa đến 6 hải lý.

Tuy nhiên, việc khẳng định những người có nhiệm vụ cứu hộ có tắc trách, có thiếu trách nhiệm và phạm tội không cứu giúp người khác hay không thì cần phải điều tra xác minh rõ ràng.  Nếu đủ dấu hiệu, đủ cơ sở để truy tố trước pháp luật thì cần phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự một cách nghiêm khắc.

Thiết nghĩ, sau vụ việc này, dù có hay không hành vi bỏ mặc không cứu giúp người gặp nạn thì chắc chắn có một điều, nhiều người sẽ phải day dứt, ám ảnh trước cái chết đầy thương tâm của 9 sinh mệnh. Đặc biệt trong câu chuyện ấy bên cạnh những hình ảnh “méo mó” của một vài cá nhân chưa làm tròn trách nhiệm của họ, “vô tâm” với lời cầu cứu thì vẫn còn đâu đó những tấm gương, những biểu tượng “bất tử” về sự xả thân, sẵn sàng cứu giúp người khác dù cho có phải chết.

Luật gia Giang Văn Quyết

Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Xem xét hàng loạt tội danh

Thứ 2, 12/08/2013 | 16:50
"Để xảy ra vụ chìm ca nô đau lòng này, cơ quan chức năng cần làm rõ trách nhiệm, nhằm xử lý nghiêm những người liên quan theo luật định", một cán bộ từng công tác trong ngành hàng hải cho biết.

Nghi vấn 2 ca nô bỏ mặc tàu chìm ở Cần Giờ

Thứ 3, 06/08/2013 | 21:39
Nhiều người trên 2 chiếc canô đi phía sau tàu HP 29 cho biết họ có nhìn thấy con tàu này gặp nạn nhưng do thời tiết xấu nên không thể tiếp cận để cứu hộ.

Chìm tàu: Lộ diện trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân

Thứ 4, 07/08/2013 | 11:17
Vụ chiếc tàu ca nô bị lật úp trên vùng biển Cần Giờ (TP.HCM) khi đang chở 30 người đã gây ra thảm họa về chìm tàu trên biển lớn nhất Việt Nam từ đầu năm đến nay, cướp đi sinh mạng của 9 người. Giờ đây, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể gây ra thảm hoạ trên đang được dư luận đặc biệt quan tâm...

Luật sư tranh tụng vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’

Chủ nhật, 18/08/2013 | 08:44
Tại phiên tòa, 4 cán bộ Thanh tra Chính phủ và hai phóng viên được tòa triệu tập vớitư cách nhân chứng đều vắng mặt. Đại diện VKSND đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Hà (nguyên thanh tra viên Phòng 2, Cục II, Thanh tra Chính phủ - TTCP) 4 – 5 năm tù, bị cáo Trần Anh Hùng (trú tại phường Tân Lập-NhaTrang) 5 – 6 năm tù theo khoản 2 Điều 263 BLHS (có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm).

Động cơ khiến luật sư uy tín gây thảm án rúng động xứ Lạng?

Thứ 4, 14/08/2013 | 16:34
Trước khi trở thành luật sư rất có uy tín tại địa phương, ông Vi Khắc Vọng (SN 1959, trú tại khu đô thị Phú Lộc 4 - TP. Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn) đã có gần 30 năm công tác trong quân đội ở vị trí điều tra viên hình sự và về hưu với quân hàm trung tá.

Thiếu 'chuẩn' nên luật sư thành… 'vô lễ' trước Tòa?

Thứ 4, 14/08/2013 | 09:06
Luật sư (LS) là một chủ thể quan trọng trong quá trình tố tụng, nhất là khi chủ trương cải cách Tư pháp đang muốn "cải thiện" qui trình xét xử của toà án với việc nhấn mạnh đến vai trò của luật sư.