Không xử mạnh tay, các ngân hàng khó “tuân lệnh”

Không xử mạnh tay, các ngân hàng khó “tuân lệnh”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Nếu không có chế tài mạnh, việc công bố giảm lãi suất cho vay xuống 15%/năm của Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ mang tính chất khuyến khích, động viên

Trao đổi với Người đưa tin, cán bộ một ngân hàng thương mại lớn cho biết, khi giảm lãi suất nhiều ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đến kết quả tài chính. Bản thân các ngân hàng cũng bị ép chỉ tiêu do vậy thực tế họ chưa muốn giảm. Chuyện một số ngân hàng nhỏ trì hoãn, kéo dài thời gian là hoàn toàn có thực. Thực tế, chỉ thị của thống đốc NHNN vẫn mang tính chất khuyến khích nhiều hơn. do đó nhiều ngân hàng chỉ hứa sẽ giảm nhưng lại đưa ra những tiêu chí, điều kiện khá ngặt nghèo như phân loại ra khoảng 4-5 loại doanh nghiệp. Do đó, vốn đã khó vay nay lại càng khó hơn.

Bất động sản - Không xử mạnh tay, các ngân hàng khó “tuân lệnh”

Nếu không có chế tài mạnh thì các ngân hàng khó nới lỏng chính sách vay vốn

Theo TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc NHNN Việt Nam, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nếu thiếu các mức xử phạt, hình thức xử phạt, việc áp trần lãi suất nợ cũ 15%/năm sẽ khó thực hiện triệt để. “Đã là biện pháp hành chính thì mọi cái phải có mức xử phạt cũng hành chính và phải đủ mạnh. Nếu không có chế tài cụ thể thì các NH chỉ công bố chiếu lệ, thực hiện lác đác và có khi chỉ công bố cho vui, vì... không làm thì cũng có ai phạt mình đâu?”, ông Kiêm nói.

Đồng quan điểm, ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư cho rằng, không ai ép các ngân hàng giảm lãi suất nợ cũ, NHNN cũng không có quyền can thiệp vào việc kinh doanh của các NH và DN. “Tất cả là sự tự nguyện, vận động, kêu gọi. Không ai cấm DN quảng bá cho bản thân mình, kể cả NH. Nhưng một khi đã hứa, đã tuyên bố thì nên nói thật, làm thật. Còn làm không đúng, làm cho có là điều rất đáng phê phán”, ông Thành nói.

Chia sẻ với Người đưa tin, TS Nguyễn Trọng Tài, nguyên phó viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (Học viện Ngân hàng) phân tích, không giống như một số nước khác, ở nước ta ngân hàng chủ yếu là kinh doanh vốn. Nếu phía ngân hàng ém vốn thì đồng nghĩa với việc co hẹp về kinh doanh. Còn nếu các ngân hàng tiếp tục cho các doanh nghiệp có nguy cơ đổ vỡ vay thì đến một ngày nào đó các ngân hàng sẽ “cùng chết”. Thực tế các ngân hàng hiện nay thận trọng trong việc cho vay vốn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hiện tại và mấy tháng tiếp theo sẽ có rất nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Trong khi đó mấu chốt vấn đề là doanh nghiệp cần vốn mà không tiếp cận được vốn. Nhiều người sai lầm nghĩ rằng các ngân hàng thương mại nên thả cửa để cứu các doanh nghiệp qua giai đoạn này. Nghĩ như vậy rất nguy hiểm bởi thực chất hệ thống các doanh nghiệp “đòn bẩy vốn” và “đòn bẩy nợ” quá cao.

TS Tài kiến nghị, Chính phủ nên sử dụng đồng bộ tất cả các giải pháp, như việc công khai những doanh nghiệp nào phát triển lâu dài từ đó mà có những giải pháp cứu kịp thời. Hơn nữa cần phải phân hạng và đánh giá doanh nghiệp thật rõ ràng, doanh nghiệp nào có nguy cơ đổ vỡ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, doanh nghiệp nào là đầu tầu có thể vực dậy nền kinh tế. Khi các ngân hàng đã nắm rõ được năng lực các doanh nghiệp trong tay thì có thể rót vốn cho các doanh nghiệp đó với những ưu đãi nhất định của Chính phủ. Không thể đưa ra khẩu hiệu lãi suất dưới 15% để buộc các ngân hàng phải theo, khi đưa ra con số này căn cứ vào đâu và tại sao lại chỉ là 15% mà không phải thấp hơn nữa. Cần phải có những đánh giá cụ thể giảm lãi suất xuống bao nhiêu phần trăm là hợp lý để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn.

Thiên Văn


Cùng chuyên mục

Thời điểm cơn sốt đất nền có thể quay lại

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:00
Dựa trên dòng nghiên cứu kéo dài chu kỳ lặp lại, chuyên gia cho rằng cơn sốt đất có thể quay lại vào giai đoạn 2025-2026.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Long An kiểm tra quá trình triển khai của 167 dự án chậm tiến độ

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:30
Từ tháng 5/2024 đến 31/12/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An sẽ kiểm tra, giám sát đối với 167 dự án bị đánh giá là chậm tiến độ (quá 24 tháng).

Thương hiệu xa xỉ đổ bộ, nhu cầu thuê mặt bằng chất lượng cao ở khu trung tâm Tp. HCM gia tăng

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:15
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ (hàng hiệu) đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại ở Tp.HCM ngày một tăng.

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.
     
Nổi bật trong ngày

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.

Thương hiệu xa xỉ đổ bộ, nhu cầu thuê mặt bằng chất lượng cao ở khu trung tâm Tp. HCM gia tăng

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:15
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ (hàng hiệu) đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại ở Tp.HCM ngày một tăng.

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.