Khu vườn tươi tốt sau 6 thập kỷ... đóng chai

Khu vườn tươi tốt sau 6 thập kỷ... đóng chai

Thứ 5, 31/01/2013 | 09:34
0
Những cây rau trong chiếc bình thủy tinh bị bịt kín từ những năm 1960 của cụ ông 80 tuổi vẫn xanh mơn mởn sau hàng chục năm dù nó không được tưới nước hay chăm sóc hàng ngày.

Cụ ông David Latimer (80 tuổi) sống tại hạt Surrey, nước Anh rất thích thú khoe chiếc bình thủy tinh bịt kín chứa đầy những cây rau trai (tên Latinh là Tradescantia) mà ông gieo trồng từ những năm 1960 mà không hề tưới nước hay chăm bón. Ông cho biết, ông đã sử dụng một bình hình cầu lớn chứa axit sulphuric và một ít phân bón, sau đó ông cẩn thận cho cây giống vào, kèm theo đó là 250ml nước.

Ông David chỉ tưới nước cho cây một lần duy nhất vào năm 1972. Kỳ lạ là mặc dù chai thủy tinh đóng kín, không có chút không khí nhưng cây rau vẫn hết sức tươi tốt, xanh mơn mởn.

Ông David nói: "Số cây rau này không hề được chăm sóc hay cắt tỉa, thậm chí còn bị bịt kín, cắt đứt nguồn không khí giúp cây phát triển. Điều duy nhất chúng có được là ánh sáng chiếu vào từ cửa sổ cách bình 2m".

Lạ & Cười - Khu vườn tươi tốt sau 6 thập kỷ... đóng chai

> Siêu bà mẹ 37 tuổi có 16 người con, 1 cháu ngoại

Ông David giải thích, chính không gian bịt kín đã vô tình tạo điều kiện cho số cây rau tạo ra một hệ sinh thái tự cung tự cấp hoàn toàn. Mặc dù vườn rau bị cắt đứt hoàn toàn với thế giới bên ngoài nhưng nó vẫn hấp thụ ánh sáng. Vì thế, quá trình quang hợp vẫn diễn ra bình thường, giúp chúng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng cần thiết phát triển cây. Nguyên lý hoạt động của cây chỉ là tự quang hợp.

Theo đó, quang hợp tạo ra oxy, tạo ra độ ẩm không khí, chúng tích tụ trên thành chai thành các giọt nước và cung cấp nước trở lại cho cây. Một phần ánh sáng chúng nhận được sẽ lưu trữ dưới dạng Adenosine Triphosphate, là các phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết cho tế bào sử dụng. Phần còn lại dùng để lấy electron từ các giọt nước đã thẩm thấu trong đất thông qua rễ.

Đây là những electron tự do được dùng làm phản ứng hóa học chuyển Carbon dioxide - chất cần thiết cho quá trình quang hợp thành Carbohydrate và phóng thích oxy cần thiết cho cây. Ngoài ra, những chiếc lá già rơi xuống phân hủy cũng tạo ra Carbon dioxide, đồng thời tích lũy chất dinh dưỡng cung cấp cho rễ cây.

Bình cây bịt kín của ông David chính là minh chứng cho việc cây cối cũng có khả năng phát triển trong môi trường khép kín. Chỉ có một vấn đề duy nhất là cây có thể tự cung tự cấp trong bao lâu.

A.M (Theo Dailymail)

Ngôi nhà bao phủ bởi hàng triệu vỏ sò

Thứ 3, 29/01/2013 | 09:15
Trên đường Lake ở Dartmouth, Mỹ, đi dọc theo bờ biển, người ta sẽ bắt gặp ngay một ngôi nhà đặc biệt, nổi bật giữa các ngôi nhà bình thường khác bởi nó được bao phủ vô số các loại vỏ của sinh vật biển như sò, nghêu và sò điệp.

Bộ tộc kỳ quái khiến giới khoa học cũng bó tay

Thứ 2, 28/01/2013 | 08:33
Người Himba cho rằng, người của thế giới hiện đại bị bệnh ngoài da nên phải mặc quần áo để che đi cái phần xấu xí, lở loét.