Kinh dị làng

Kinh dị làng "cổ dài" ở Thái Lan

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
0
Trong số các sắc dân sinh sống ở vùng Tam giác Vàng (Thái Lan, Myanmar, Lào), người Karen thường được biết đến nhiều nhất vì những cách thức làm đẹp khá dị thường. ít người biết rằng ngoài “cổ dài, tai to”, người Karen còn có truyền thống văn hóa lâu đời và giàu bản sắc khiến du khách không chỉ tròn mắt ngạc nhiên mà còn “dài cổ” để chiêm ngưỡng và trầm trồ thán phục.

Bộ tộc của những người phụ nữ cổ dài có số phận thật long đong, chua xót. Trên sử sách thì “nhóm người” này là được gọi là thổ dân Khumlen, bộ tộc Padaung (còn thường gọi là người Kayan), thuộc dân tộc Kareni, ngôn ngữ thuộc nhóm Miến - Tạng, có nguồn gốc cổ xưa tại đất nước Myanmar.

Người ta thường biết đến bộ tộc này nhiều hơn với cái tên “người cổ dài”, người sử dụng tiếng Anh thì gọi họ là “long neck people”, lý do là họ có tục lệ đeo thật nhiều vòng cổ bằng kim loại cho phụ nữ, khiến phần cổ có thể dài tới 40cm, trọng lượng của hệ thống vòng nhẵn và sáng loáng gông vào “liễu yếu đào tơ” kia có thể nặng đến hơn 16kg. Đôi khi, có cảm giác cổ của các bà các chị dài không kém gì họ hàng nhà hươu cao cổ.

Ngoài mục đích làm đẹp, những chiếc vòng đồng còn được người Kayan cư trú tại biên giới phía bắc Thái Lan, giáp với Myanmar coi là biểu tượng của sự giàu có.

Cũng vì lý do này mà họ bắt đầu đeo vòng cho con mình từ khi mới tròn 5 tuổi. Sau vài giờ xoa bóp, người ta đeo chiếc vòng đồng có đường kính 1,5 cm lên cổ đứa bé, nghi lễ kết thúc, dân làng sẽ được mời tới để làm lễ ăn mừng.

Đợi cho tới khi cổ của bé gái quen với những chiếc vòng cổ, người ta sẽ đổi những chiếc vòng chặt hơn và tăng thêm số lượng vòng. Những phụ nữ cổ dài có thể đeo tối đa 25 chiếc vòng cổ nặng chừng 5 tới 10 kg.

Ngoài ra, những bé gái ở đây cũng phải đeo vòng vào chân để chân không to thêm và giữ được đôi chân nhỏ nhắn như khi lên 5. Cùng với thời gian, số lượng vòng trên cổ và chân cũng tăng cho tới khi họ tròn 25 tuổi.

Ngoài ra, những bé gái ở đây cũng phải đeo vòng vào chân để chân không to thêm và giữ được đôi chân nhỏ nhắn như khi lên 5. Cùng với thời gian, số lượng vòng trên cổ và chân cũng tăng cho tới khi họ tròn 25 tuổi.

Những người phụ nữ thuộc cộng đồng Kayan này có tục lệ đeo vòng đồng bằng cổ từ khi còn rất nhỏ. Chiếc vòng cứ dài ra theo năm tháng khiến cổ họ mềm, dài và luôn luôn phải gắn với thứ đồ này.

Nhiều năm qua, việc đi xem những phụ nữ "cổ dài" ở làng Kayan, trên biên giới Thái - Miến, đã trở thành một trong những thứ hấp dẫn du khách nước ngoài. Đổi lại, khách du lịch giúp cho dân làng một khoản tiền khiêm tốn khi mua đồ lưu niệm. Dân làng này chủ yếu là những người di cư từ Myanmar.

Chương trình du lịch nào ở Bắc Thái Lan, cũng không thể thiếu tiết mục vào thăm các làng “cổ dài”, với dịch vụ đến tận chân răng, với các mánh khóe moi tiền du khách cực kỳ chuyên nghiệp.

Tất tật các bản làng này chỉ có hơn 500 người Kayan sinh sống, tuy nhiên, hình ảnh của họ tràn ngập khắp nơi, khắp các ápphích quảng cáo và xúc tiến du lịch, có cảm giác như cái “cổ dài” đã biến nhóm nhỏ bé gồm những người “lưu vong” tội nghiệp kia thành các ông bà chủ của toàn bộ khu vực.

Việc khai thác quá mức, việc “trình diễn” cái “cổ dài” của chị em nhiều khi như những gánh xiếc, như những “vườn thú người” (từ ngữ dịch gần như nguyên văn) đã khiến Liên Hợp Quốc phải lên tiếng can thiệp, thậm chí phải kêu gọi những người có lương tâm hãy tẩy chay hình thức du lịch này.

Bản thân người Kayan cũng dần “tỉnh ngộ”, họ coi việc đứng đuỗi ra, cười khô răng đi để cho khách nhìn chằm chằm từ cổ đến chân mình, rồi sờ nắn vòng cổ xem sự kỳ lạ có phải là sự thật trên đời không - đấy là chưa kể sự cợt nhả thô lỗ rất hay gặp - là điều không thể chấp nhận được.

Minh Khuê