Kinh tế ASEAN phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Kinh tế ASEAN phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Nguyễn Phương Anh
Thứ 3, 20/09/2022 | 21:17
0
Báo cáo của HSBC đã cho thấy tiềm năng của kinh tế ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc liên tục nâng cao năng lực sản xuất bất chấp suy thoái toàn cầu.

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo về “Triển vọng ASEAN - Xuất khẩu: Một câu chuyện kiên cường đáng ngạc nhiên” với những nội dung chính xoay quanh vấn đề xuất khẩu của ASEAN, sự trở lại của du lịch, những triển vọng và cơ hội rộng mở trong khu vực.

Theo báo cáo, thời điểm hiện tại, mặc dù suy thoái toàn cầu đang là chủ đề của nhiều thảo luận, các nền kinh tế ASEAN vẫn đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ. 

Trong khi ASEAN không hoàn toàn “miễn dịch” trước tình hình thương mại chậm lại, thị phần ngày càng tăng trên thị trường xuất khẩu toàn cầu – thành quả của nhiều năm nỗ lực thu hút đầu tư FDI chất lượng - có khả năng tạo ra một bước đệm vững chắc.  HSBC cho rằng khi thế giới dần trở lại bình thường và hạn chế đi lại được nới lỏng, sẽ thấy sự dịch chuyển tất yếu trong nhu cầu toàn cầu từ hàng hóa sang dịch vụ, một “liều thuốc bổ” với các ngành du lịch và lữ hành. 

Kinh tế ASEAN sau 2 năm đại dịch

Hai năm đại dịch vừa qua đã dẫn đến mức tăng trưởng thương mại ấn tượng ở châu Á. Nhu cầu toàn cầu đã tăng lên - từ hàng điện tử tiêu dùng đến đồ dùng nhà bếp và thiết bị thể thao gia đình – tiếp thêm nhiên liệu cho động cơ bên ngoài của Châu Á. Rõ ràng ASEAN chính là khu vực được hưởng được lợi. Ngay cả khi tính đến hiệu ứng cơ sở, xuất khẩu vẫn bền bỉ, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái trong 6 tháng đầu năm 2022.

Xuất khẩu hàng điện tử là lĩnh vực chiếm tới một phần ba tổng số hàng châu Á xuất đi và ở ASEAN tỷ lệ này lên tới 50-60%. Sau 2 năm nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử liên tục mạnh mẽ, giờ đây đã xuất hiện dấu hiệu sơ khởi cho thấy chu kỳ công nghệ đang vào giai đoạn “chững lại”. 

Kinh tế - Kinh tế ASEAN phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Xuất khẩu hàng điện tử là lĩnh vực chiếm tới một phần ba tổng số hàng châu Á xuất đi.

Theo các chuyên gia sự bùng nổ trên cũng đồng nghĩa nâng cao năng lực sản xuất, nhờ dòng vốn FDI ổn định. Malaysia liên tục nhận được một phần lớn vốn FDI của khu vực, gần đây đã đạt mức cao tới 10% GDP (Biểu đồ 6), 70% trong số đó rót vào sản xuất thiết bị điện tử. 

Nhắc đến các nước có FDI vượt trội trong khu vực, Việt Nam cũng là một quốc gia nổi bật. Nhờ các khoản đầu tư có tổng giá trị 18 tỷ USD của Samsung trong 20 năm qua, Việt Nam đã dần chuyển mình trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng. Xuất khẩu điện tử tiêu dùng của Việt Nam đã tăng mạnh từ dưới 5% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2000 lên mức hơn 30% như hiện nay.

Du lịch ASEAN “hồi sinh” sau đại dịch Covid-19

Dựa trên các ước tính của báo cáo, ASEAN có thể sẽ có thêm động lực, đặc biệt là các nền kinh tế chú trọng về du lịch như Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, những thách thức toàn cầu, bao gồm chi phí sinh hoạt tăng ở một số nơi trên thế giới, có thể làm chậm quá trình phục hồi và có thể mất một thời gian để lượng khách du lịch trong khu vực đạt đến mức như trước đại dịch.

Các chuyên gia nhận định: “Không phải mọi thứ đều có thể đóng gói và xếp vào container. Không ai có thể xuất khẩu một khung cảnh đẹp, một buổi hoàng hôn hay bãi cát trắng thơ mộng". Về kinh tế, du lịch được coi là hoạt động xuất khẩu dịch vụ và du lịch không phải là loại hình dịch vụ duy nhất được xuất khẩu. Các dịch vụ khác bao gồm thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO), dịch vụ viễn thông và máy tính, vận tải, dịch vụ tài chính và nghiên cứu.

Kinh tế - Kinh tế ASEAN phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 (Hình 2).

"Không ai có thể xuất khẩu một khung cảnh đẹp một buổi hoàng hôn hay bãi cát trắng thơ mộng".

Không may là xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt là du lịch, đã sụt giảm nghiêm trọng trong đại dịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới mở cửa biên giới cho phép đi lại, du lịch ASEAN sẽ phục hồi đúng vào lúc cần nhất. 

Với mức lương cạnh tranh, tài nguyên thiên nhiên và người dân hiếu khách, xuất khẩu dịch vụ là một thành phần quan trọng của nền kinh tế ASEAN. Trước năm 2020, mặc dù chỉ chiếm khoảng 3% GDP của thế giới, tỷ trọng của ASEAN trong tổng xuất khẩu dịch vụ của thế giới đã lên mức khá lớn là 7%. Con số này thậm chí còn vượt mức 8%, nếu tính cả số lượng khách du lịch đến ASEAN so với tổng số khách du lịch trên thế giới.

Xu hướng du lịch từ câu chuyện hậu đại dịch

Du lịch là một thành phần quan trọng của kinh tế ASEAN nhưng tầm quan trọng của ngành này ở mỗi nước một khác. Hai nền kinh tế nổi bật là Thái Lan và Việt Nam, với doanh thu từ du lịch lên tới 10% GDP vào năm 2019. 

Tuy nhiên, con số này đã giảm mạnh vào năm 2020 và 2021 khi đại dịch buộc các nền kinh tế ngừng hoạt động du lịch liên quan đến nghỉ dưỡng. Trong khi đó, Malaysia và Philippines hầu như không có nguồn thu từ khách du lịch nào vào năm 2021. Kể từ đầu năm 2022, khu vực này đã và đang tăng tốc nỗ lực để mở cửa du lịch quốc tế trở lại. 

Chuyên gia của HSBC nhận định rằng Thái Lan và Malaysia vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển, xét tầm quan trọng của du lịch đối với hai nền kinh tế này trước COVID-19. Nếu du lịch trở lại bình thường, Thái Lan và Malaysia có thể tăng trưởng thêm lần lượt 5,5 điểm phần trăm và 3,9 điểm phần trăm. Tăng trưởng tiềm năng ở những nơi khác ít hơn nhưng mọi nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng đều đáng quý. 

Kinh tế - Kinh tế ASEAN phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 (Hình 3).

Du lịch là một thành phần quan trọng của kinh tế ASEAN.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số rủi ro đề cao quá mức sự phục hồi trong ngành du lịch. Du lịch phục hồi như mức trước đại dịch có thể không nhanh như mong đợi do tổn thất kinh tế là hậu quả của đại dịch và những quan ngại về lạm phát dẫn đến khả năng chi tiêu cho du lịch của các hộ gia đình cũng bị hạn chế. Đồng thời vấn đề về lao động mất việc làm trong ngành du lịch dưới tác động của Covid-19 cũng là vấn đề đáng được lưu tâm.

Báo cáo nhấn mạnh đây là tiềm năng về khả năng bền bỉ của ASEAN, đặc biệt là với Thái Lan, Malaysia và cả Việt Nam. Có thể sóng gió trên phạm vi toàn cầu sẽ mang đến những thách thức, tuy nhiên, sự dịch chuyển của nhu cầu trên thế giới từ hàng hóa sang dịch vụ cũng như việc đi lại, du lịch tiếp tục được mở cửa có thể giúp ASEAN đủ mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn sắp tới.

Không có gì ngạc nhiên khi các nền kinh tế như Thái Lan đang rất lưu tâm đến sự hồi sinh của ngành du lịch. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan nhận định rằng rủi ro lớn nhất có thể làm chệch hướng sự phục hồi của nền kinh tế Thái Lan là một cú sốc đối với ngành du lịch.

Theo các chuyên gia, một điểm cần nhớ nữa ở đây là tầm quan trọng của Trung Quốc trong việc phục hồi sau đại dịch của ASEAN. Một phần lớn khách du lịch ở một số nền kinh tế ASEAN đến từ Trung Quốc. Ví dụ, một phần ba các hoạt động du lịch của Thái Lan đến từ các khoản chi tiêu của những du khách này. Do đó, đây là một yếu tố mấu chốt có thể xác định mức độ phục hồi du lịch của ASEAN.

Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển năng động, hiệu quả, bền vững

Thứ 3, 20/09/2022 | 14:00
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật HTX nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức kinh tế hợp tác.

Chủ tịch Quốc hội: Chú trọng cơ cấu tín dụng, đưa vốn vào nền kinh tế thực

Chủ nhật, 18/09/2022 | 21:56
Với thông điệp nhất quán về kiên định ổn định vĩ mô, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần chú trọng về cơ cấu tín dụng, đưa vốn vào khu vực có nhu cầu thực.

Tư duy mới trong kinh tế nông nghiệp giúp nâng cao giá trị sản phẩm

Thứ 6, 16/09/2022 | 14:27
Các startup trẻ với tư duy mới về mô hình kinh doanh đã giúp mở rộng mạng lưới phân phối, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp truyền thống đến người tiêu dùng.

Công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam còn chắp vá, thiếu đồng bộ

Thứ 6, 09/09/2022 | 00:59
Việt Nam đang nỗ lực trong con đường trở thành nền nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong khu vực, trong đó bao gồm việc đổi mới, nâng cao ứng dụng công nghệ.

Việt Nam đứng đầu ASEAN về tỉ lệ mở rộng thị trường của doanh nghiệp Nhật Bản

Thứ 4, 24/08/2022 | 10:32
Chủ tịch JETRO cho biết, 55% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới.
Cùng tác giả

Gỗ An Cường báo lãi tăng gấp đôi ngay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 16:01
Quý I/2024, Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu thuần đạt 695 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 81 tỷ đồng; tăng lần lượt 2% và 125% so với cùng kỳ năm trước.

Nợ vay tăng mạnh trong quý đầu năm, Sữa Quốc tế kinh doanh ra sao?

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:05
Quý I/2024, doanh thu thuần của Sữa Quốc tế đạt 1.584 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 223 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

ADB đã cam kết mức tài trợ khí hậu kỷ lục trong năm vừa qua

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Năm 2023, ADB đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lợi nhuận quý I/2024 của Mộc Châu Milk sụt giảm

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:56
Quý I/2024, Mộc Châu Milk báo lãi sau thuế 49,9 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ; chạm mốc lợi nhuận thấp nhất trong 12 quý vừa qua.

Từng bị từ chối, Vĩnh Hoàn lại muốn xin nộp báo cáo tài chính muộn

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:24
Vĩnh Hoàn cho biết đang cung cấp hồ sơ cho Bộ thương mại Mỹ cho kỳ kiểm tra hành chính đối với cá tra phi lê đông lạnh Việt Nam nên không kịp lập báo cáo tài chính.
Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Nhiều doanh nghiệp vãng lai “chây ì” thuế, dẫn đến nợ đọng

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:00
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ngoại tỉnh hoạt động tại tỉnh Quảng Nam không thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định…

Tp.HCM: Thông tin về tiến độ các gói thầu Tập đoàn Thuận An đảm nhiệm

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:31
Các ban quản lý dự án tại Tp.HCM thông tin, phía Tập đoàn Thuận An vẫn duy trì việc thi công các gói thầu trên địa bàn và khẳng định đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Tp.HCM: Chưa xác định lý do ngừng kinh doanh của nhiều tiệm vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:55
Cục Quản lý thị trường Tp.HCM cho biết chưa có căn cứ xác định chính xác lý do tạm nghỉ kinh doanh của các tiệm vàng trên địa bàn thành phố thời gian gần đây.

Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lãi kỷ lục, tăng vốn sát 20.000 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Trên cơ sở chủ động đề ra chiến lược và cân nhắc với điều kiện khách quan của thị trường, Chứng khoán SSI đặt mục tiêu đem về 3.398 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra sang UAE đạt hơn 7 triệu USD

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực địa các khu tái định cư

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:26
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị các sở, ngành và UBND Tp. Biên Hòa tập trung nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.