Kỳ 2: Đường ra pháp trường từ nội tạng tù nhân

Kỳ 2: Đường ra pháp trường từ nội tạng tù nhân

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
0
Các nhà nghiên cứu điều tra thực trạng ghép tạng của Trung Quốc lo ngại về những phát biểu trên và những gì được hàm chứa trong tuyên bố của cựu phó giám đốc Sở Công an Trùng Khánh.

Cái gọi là ’hiện trường nghiên cứu’ mà Wang Lijun nói đến hoặc là một nơi xử tử công khai với các xe y tế, hay có thể là một phòng mổ, nơi nội tạng người bị mổ lấy đi,” dẫn lời Ethan Gutmann, người đã xuất bản nhiều tư liệu về nạn mổ lấy nội tạng từ các tù nhân ở Trung Quốc.

Xã hội - Kỳ 2: Đường ra pháp trường từ nội tạng tù nhân

Wang Lijun (trái), ảnh: Reuters

Ông nói thêm rằng những thuốc tiêm mà giải thưởng nhắc đến có thể là “các chất chống đông và các loại thuốc thử nghiệm có tác dụng làm giảm khả năng đào thải của hệ miễn dịch khi tạng được chuyển từ một cơ thể sống – tim vẫn còn đập, sắp chết do bị chấn thương – sang một cơ thể khác". Ông Gutmann nói thêm rằng đây là một “thủ tục y tế bình thường” ở Trung Quốc, nơi các bệnh viện, quân y viện, và các sở công an đan xen lẫn nhau.

“Không có đảm bảo nào là có sự đồng ý,” ông Gutmann nói.

Không thể biết được tỷ lệ các nạn nhân mà Wang nhắc tới trong bài phát biểu của mình về “hàng ngàn” ca cấy ghép tại chỗ. Hơn nữa, ở Trung Quốc có một số tội phi bạo lực có thể bị phạt tử hình, nhưng nhà nước không công bố số liệu thống kê chi tiết số người bị tử hình và tội của họ.

Ông David Matas, một luật sư nhân quyền đoạt giải thưởng của Canada, và David Kilgour, nguyên thứ trưởng Ngoại giao Canada, đã đồng xuất bản một báo cáo về mổ lấy nội tạng ở Trung Quốc. Hai ông ước tính rằng trong 6 năm từ 2000 đến 2005, đã có 60.000 ca phẫu thuật cấy ghép được thực hiện ở Trung Quốc, nhiều khả năng là nguồn tạng cho 41.500 ca phẫu thuật.

Nói cách khác, khoảng 2 phần 3 số tạng được dùng trong các ca phẫu thuật cấy ghép trong khoảng thời gian này – mà một phần trùng với khoảng thời gian “nghiên cứu” của Wang – đến từ các tù nhân.

CQ Global Researcher, một tạp chí hàng đầu về các vấn đề toàn cầu, dẫn lời các ông Kilgour, Matas và Gutmann là ước tính một cách độc lập có hơn 62.000 người theo tập đã bị giết chết để lấy nội tạng trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2008.

Mổ lấy nội tạng của người còn sống

Trong con mắt của các chuyên gia, một câu hỏi lớn vẫn còn để ngỏ một cách đáng lo ngại trong bài phát biểu của Wang là liệu những tù nhân đó đã thực sự chết hay chưa trước khi các nội tạng của họ bị lấy đi khỏi cơ thể họ. Với việc nhắc đến việc tiêm thuốc, nhiều khả năng là tim của các nạn nhân vẫn còn đang đập khi các nội tạng của họ bị cắt lấy đi, các chuyên gia nói.

“Trước kia Trung Quốc xử bắn, rồi họ chuyển từ bắn sang tiêm thuốc,” ông Matas nói. “Trên thực tế, họ không giết chết bằng cách tiêm thuốc, mà họ làm cho tê liệt bằng cách tiêm thuốc, và lấy các nội tạng ra trong khi cơ thể vẫn còn sống.”

Khi một nội tạng được lấy từ một cơ thể vẫn còn sống thì nó tươi hơn và tỷ lệ đào thải tạng là thấp hơn. “Có thể lấy tạng ngay sau khi nạn nhân bị chết não, nhưng phức tạp hơn nhiều", ông Matas nói. “Sự xuống cấp của tạng là rõ thấy hơn một khi họ bị chết não, nhưng nếu giữ cho cơ thể vấn sống thông qua các loại thuốc thì có thể cắt lấy các nội tạng trong một khoảng thời gian lâu hơn.”

Các cuộc đối thoại của Wang với các viên chức lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô có thể làm sáng tỏ các chi tiết như chức năng của các loại thuốc mà ông ta đã dùng trong các ca phẫu thuật cấy ghép ở tỉnh Liêu Ninh.

Dù sao đi nữa, việc Wang đến lãnh sự quán đem lại cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để có xác nhận từ một quan chức Trung Quốc về việc cưỡng bức mổ lấy nội tạng đang tiếp diễn ở Trung Quốc.

Phú Trai