Kỷ luật làm nên đứa trẻ ngoan

Kỷ luật làm nên đứa trẻ ngoan

Thứ 4, 04/10/2017 | 13:00
0
Chẳng có nhà trường, thầy, cô nào muốn khắt khe, kỷ luật học sinh nhưng để quản lý, giáo dục được trẻ vẫn cần phải có kỷ luật, thậm chí là nghiêm khắc.

Không dày đặc, thế nhưng chúng ta vẫn thường thấy trên báo chí, Facebook, tin tức về những vụ việc giáo viên đánh học sinh, kỷ luật của trường này, trường kia khắc nghiệt… Tiếp theo là hàng “rừng” like, hàng biển comment ào ạt tấn công vào nhà trường, thầy cô giáo. Các vị giáo sư “khả kính”, các luật sư cũng lên tiếng vận dụng luật, vận dụng chủ kiến của mình để bàn, nhưng chủ yếu là để “đánh”. Tiêu cực hơn, đã có những giáo viên bị học sinh, phụ huynh học sinh công khai hành hung tại trường.

Người ta viện dẫn đủ thứ kinh nghiệm năm châu, bốn biển về những nền giáo dục tiên tiến, nơi học sinh được đối xử vô cùng nhân văn. Từ đó, học sinh tự giác học tập, tự giác chấp hành nội quy, kỷ luật, có chí hướng, động cơ phấn đấu. Cha, mẹ học sinh luôn lịch lãm đóng tiền và không bao giờ phải chứng kiến những hình phạt “vô văn hóa, thiếu lương tâm, khắc nghiệt” từ phía thầy, cô, nhà trường.

Nói cứ để mà nói. Rất hiếm khi có người nào đó tự nhìn lại mình, tự kiểm điểm, tự hỏi xem tại sao lại như thế?

Có thể nói rằng, kể từ khi đời sống kinh tế khá lên, đặc biệt là tác động của chính sách sinh đẻ có kế hoạch, “mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con”, trẻ em, ngay từ khi sinh ra trên đời đã biến thành những “ông hoàng”, “bà chúa”.

Ngay khi gia đình có một đứa trẻ, toàn bộ ông, bà, cha, mẹ lập tức biến thành “ô sin”. Muốn cho trẻ ăn phải vác bát chạy theo hàng giờ mới hết. Dỗ dành, nịnh nọt đủ kiểu. Lớn thêm chút nữa, để bù đắp cho việc thiếu vắng cha, mẹ do bận đi làm, trẻ sẽ có mặt mọi nơi, mọi lúc cùng với bố, mẹ bất kể lúc đó là mấy giờ, nơi đó là bàn tiệc ngập tràn khói thuốc hay các quán karaoke ầm ĩ.

Không hiếm trường hợp, trẻ được “hoan nghênh nhiệt liệt” khi biết uống bia, châm thuốc lá hay biết “chửi ông nội”. Bắt đầu đi học, phần thưởng cho trẻ không phải là những cuốn truyện tranh mang tính giáo dục hay một buổi đi vườn thú mà là những chiếc điện thoại đắt tiền. Đã có bà mẹ thốt lên: “Con ơi, ngẩng đầu lên. Từ lúc ngồi với mẹ, con cứ cắm mặt vào điện thoại, không nói chuyện với mẹ một câu”?! Tờ giấy trắng đã bị bôi một màu xám xịt. Những đứa trẻ trở nên ương bướng, khó bảo và ích kỷ.

Đa chiều - Kỷ luật làm nên đứa trẻ ngoan

Hình minh họa.

Đừng so sánh với nước tiên tiến, nơi mà bản thân các vị phụ huynh cũng như cả xã hội đã được “dạy” để sống tự giác trong nhiều thế hệ. Ngay kể cả khi không có người lớn, rất hiếm khi, nếu không muốn nói là không có, trẻ em dưới 18 tuổi uống bia, hút thuốc hoặc vi phạm các chuẩn mực xã hội. Trẻ tự biết các giới hạn không được vượt qua và những hình phạt, tất nhiên không phải là bạo lực, chúng sẽ phải chịu nếu vi phạm.

Ở nước ngoài, những học sinh cá biệt bị nhà trường từ chối là bình thường. Thậm chí, những đứa trẻ ấy còn bị đề nghị điều trị tâm lý bắt buộc hoặc bị chính quyền quản chế.

Đã có vị phụ huynh nào tự hỏi: Chỉ với một đứa con, cả gia đình đã nháo nhác thế này thì với vài chục đứa, thầy, cô giáo sẽ phải làm thế nào? Đã có ai tự hỏi, tại sao bộ đội lại biết gấp chăn vuông vức, áo luôn bỏ trong quần. Kỷ luật làm ra cả đấy.

Đa chiều - Kỷ luật làm nên đứa trẻ ngoan (Hình 2).

Hình minh họa.

Nguy hiểm hơn, các vị phụ huynh và cả dư luận, cơ quan quản lý vô tình đã cổ súy cho trẻ khi đưa lên thông tin đại chúng toàn bộ những sự việc mà đáng ra các cháu không nên biết.

Chẳng có nhà trường, thầy, cô nào muốn khắt khe, kỷ luật học sinh nhưng để quản lý, giáo dục được trẻ vẫn cần phải có kỷ luật, thậm chí là nghiêm khắc. Xin các vị phụ huynh, dư luận, các nhà quản lý hãy nhìn lại mình, nhìn lại cách giáo dục, ứng xử với trẻ để có sự cảm thông, kết hợp với nhà trường, giáo viên nhằm giúp ích cho việc trồng người.

QFs

Năng lượng từ chương trình giáo dục dinh dưỡng & phát triển thể lực trẻ em

Thứ 3, 03/10/2017 | 17:31
Sau hơn một tháng thực hiện (28/8 – 02/10/2017), chương trình tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em tại tỉnh Bình Dương đã kết thúc trong sự háo hức và đầy hứng khởi của hơn 10.000 học sinh tại 12 trường tiểu học.

Tốn hàng nghìn tỷ không đổi mới được phương pháp giáo dục

Thứ 6, 22/09/2017 | 13:23
Ngày 22/9, ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông.

Giáo dục có phải là một loại hình dịch vụ?

Thứ 4, 06/09/2017 | 05:00
Gần đây, có hiện tượng các phụ huynh có ý săm soi xem giáo viên phạm lỗi gì để tung lên mạng. Rất nhiều người tìm cách chứng minh rằng: Giáo dục là một loại hình dịch vụ.
Cùng tác giả

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Thứ 7, 16/12/2017 | 13:15
Hành vi của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai là trái pháp luật.

Bộ TN&MT thí điểm liên thông 11 thủ tục hành chính

Thứ 7, 16/12/2017 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông với 11 thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tuân thủ; giảm rủi ro và gia tăng chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh.
Cùng chuyên mục

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.