Kỳ vọng gì từ Thượng đỉnh EU-ASEAN?

Thứ 3, 13/12/2022 | 21:36
0
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy quan hệ thương mại với ASEAN là ưu tiên của các nhà lãnh đạo EU.

Thượng đỉnh EU-ASEAN được hy vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên quan hệ kinh tế tốt hơn và giúp các nhà sản xuất châu Âu ở châu Á đa dạng hóa khỏi Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của hai khối tại Brussels vào ngày 14/12, nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

“Tôi coi đây là cơ hội để EU và ASEAN cam kết với quan hệ đối tác chiến lược và cam kết chung tuân theo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay”, một quan chức EU nói với các phóng viên trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh.

“Chúng tôi rất vui khi các đối tác ASEAN chia sẻ mối quan ngại của chúng tôi về xung đột Nga-Ukraine”, vị quan chức này nói và cho biết thêm rằng châu Âu cũng cần chú ý đến những thách thức an ninh ở Myanmar, Bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy quan hệ thương mại với ASEAN là ưu tiên của các nhà lãnh đạo EU.

Tuy nhiên, ông Charles Santiago, Chủ tịch tổ chức Các Nhà lập pháp ASEAN vì Nhân Quyền (APHR), cho biết vẫn chưa có hiệp định thương mại tự do ASEAN-EU nào được đưa ra bàn đàm phán.

Thế giới - Kỳ vọng gì từ Thượng đỉnh EU-ASEAN?

Các nhà lãnh đạo EU và ASEAN tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên tại Brussels, ngày 14/12/2022, nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Ảnh: Channel News Asia

“Châu Âu muốn duy trì quan hệ thương mại với ASEAN dựa trên một số điều. Thứ nhất, EU đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô như lithium mà ASEAN có thể cung cấp. Hiện tại, bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào cũng sẽ tập trung vào việc đối trọng với Trung Quốc và ảnh hưởng áp đảo của Nga”, ông nói.

Nền tảng cho hiệp định thương mại EU-ASEAN

ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU sau Mỹ và Trung Quốc, giao dịch hàng hóa trị giá hơn 215,9 tỷ Euro vào năm 2021.

Các sản phẩm hóa chất, máy móc và thiết bị vận tải là những mặt hàng xuất khẩu chính của EU sang các nước ASEAN, trong khi hàng nhập khẩu bao gồm máy móc và thiết bị vận tải, nông sản, hàng dệt may.

Mặc dù hai khối bắt đầu đàm phán về một hiệp định thương mại tự do vào năm 2007, nhưng lại chọn triển khai các hiệp định thương mại song phương.

Theo Ủy ban châu Âu (EC), các hiệp định thương mại và đầu tư song phương này có thể đóng vai trò là nền tảng cho một hiệp định thương mại EU-ASEAN trong tương lai.

EU bắt đầu đàm phán thương mại với từng quốc gia ASEAN như Singapore và Malaysia vào năm 2010, Việt Nam năm 2012, Thái Lan năm 2013, Philippines năm 2015 và Indonesia năm 2016.

Trong khi các thỏa thuận với Singapore và Việt Nam đã hoàn tất, tại hội nghị thượng đỉnh ngày mai, EU hy vọng sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Thái Lan và các chính phủ mới của Philippines và Malaysia. Các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Indonesia cũng dự kiến sẽ được thảo luận song phương.

Thế giới - Kỳ vọng gì từ Thượng đỉnh EU-ASEAN? (Hình 2).

ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU sau Mỹ và Trung Quốc, giao dịch hàng hóa trị giá hơn 215,9 tỷ Euro vào năm 2021. Ảnh: DW

“Còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác trong ASEAN, khu vực đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới trong 4-5 năm tới, và chúng tôi muốn hoàn thiện thêm các hiệp định thương mại song phương. Điều đó cũng rất quan trọng đối với chúng tôi để đa dạng hóa chuỗi cung-cầu của chúng tôi”, một quan chức EU nói với các phóng viên.

Chủ tịch EC Ursula Von Der Leyen dự kiến sẽ đưa ra gói đầu tư của EU về phát triển năng lượng tái tạo, giao thông vận tải, chuyển đổi số và cơ sở hạ tầng với các nước ASEAN, vị quan chức này cho biết thêm.

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ đề cập đến Kế hoạch hành động EU-ASEAN 2023-2027, trong đó phác thảo chi tiết về hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như khắc phục đại dịch, thương mại bền vững, kết nối dựa trên quy tắc và bền vững, thúc đẩy việc làm thỏa đáng, phòng chống thiên tai…

Minh Đức (Theo DW, Consilium.europa.eu)

Bất ngờ một thành phố Đông Nam Á vượt mặt Dubai, trở thành nơi đáng sống nhất cho người nước ngoài

Thứ 3, 29/11/2022 | 11:09
Vượt hàng loạt cái tên đình đám như Dubai và Bangkok, Kuala Lumpur là thành phố đáng sống nhất đối với người nước ngoài nhờ thuế và chi phí nhà ở thấp.

Đông Nam Á ảnh hưởng ra sao nếu mối lo EU suy thoái thành hiện thực?

Thứ 7, 10/09/2022 | 11:40
Suy thoái kinh tế châu Âu sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến xuất khẩu hàng hóa, du lịch và đầu tư của Đông Nam Á.

EU mong ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được COC có tính ràng buộc pháp lý

Thứ 2, 05/08/2019 | 19:47
Tại buổi hội đàm ngày 05/8/2019, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và an ninh Federica Mogherini bày tỏ mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được COC có tính ràng buộc pháp lý.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.