Bộ tộc kỳ quái khiến giới khoa học cũng bó tay

Bộ tộc kỳ quái khiến giới khoa học cũng bó tay

Thứ 2, 28/01/2013 | 08:33
0
Người Himba cho rằng, người của thế giới hiện đại bị bệnh ngoài da nên phải mặc quần áo để che đi cái phần xấu xí, lở loét.

Phụ nữ bộ tộc Himba đẹp nhất ở Lục địa đen

Bộ tộc Himba hiện có khoảng gần 50.000 người sống ở miền Bắc Namibia, một quốc gia thuộc miền nam châu Phi. Họ sinh sống chủ yếu tại vùng Kunene, một trong 13 vùng có địa lý hiểm trở và nghèo đói nhất ở nước cộng hòa Namibia. Người Himba sống theo lối du mục, trên những vùng đất cằn khô. Điều thú vị của bộ tộc là họ có hệ thống ngôn ngữ riêng là tiếng Herero để nói chuyện với nhau. Herero là một thứ ngôn ngữ địa phương hiếm trên thế giới, chỉ được dùng tại một số bộ tộc ít người ở các nước lân cận như Botswana, và miền đông nam Angola.

Người Himba chỉ thích lối sống hoang dã cùng các con vật trong rừng, đặc biệt là hổ và báo. Kỳ lạ là họ nhất định không chịu tiếp nhận nền văn hóa của xã hội hiện đại bên ngoài. Chính điều đó khiến các nhà khoa học tin rằng, bộ tộc này có khả năng hiểu được "ngôn ngữ" của các loài thú và giao tiếp với chúng.

Nhiều nhà khoa học cố gắng tìm hiểu cách họ truyền đạt ý nghĩ đến những con vật trong rừng nhưng đều thất bại. Người Himba vẫn là điều bí ẩn đối với giới khoa học và các nhà nghiên cứu về sự phát triển loài người.

Lạ & Cười - Bộ tộc kỳ quái khiến giới khoa học cũng bó tay

Mái tóc đặc biệt của người phụ nữ Himba.

Ngôi làng của người Himba hết sức đơn giản, không cầu kỳ. Mỗi ngôi nhà có cấu trúc hình nón, liên kết với nhau bằng lá Mopane, loại lá phổ biến ở Châu Phi và đều được trát bùn với phân để tạo độ vững chắc cho ngôi nhà. Theo quan niệm của họ, dùng phân xây nhà sẽ xua đuổi được ma quỷ, mang lại may mắn cho mỗi gia đình.

Thậm chí, họ còn cho rằng, nhờ ngôi nhà bằng phân, người phụ nữ sẽ luôn tươi trẻ. Thực sự, những người phụ nữ của bộ lạc Himba được cho là đẹp nhất ở "lục địa đen". Một điều thú vị nữa là họ luôn để ngực trần, chỉ quấn một chiếc khăn da bò nhỏ che phần dưới cơ thể.

Nhưng ấn tượng ở người phụ nữ Himba chính là mái tóc đặc biệt. Họ dành nhiều thời gian chăm sóc cho mái tóc của mình. Tóc họ được bện cùng với một loại đất sét màu đỏ như một cách làm đẹp của người phụ nữ. Mỗi kiểu tóc thể hiện từng giai đoạn cuộc đời của người phụ nữ, nhìn vào mái tóc có thể biết người phụ nữ có chồng, con hay chưa.

Nếu như người phụ nữ đó đã có chồng, họ sẽ buộc thêm một túm tóc phía trên đỉnh đầu làm dấu hiệu. Một số nhà sử học phương Tây cho rằng, có thể cách làm đẹp này còn sót lại từ thời Ai Cập cổ đại. Vì thế, trông phụ nữ Himba có nét gì đó giống vẻ đẹp của phụ nữ Ai Cập cổ đại trong các bức họa cổ.

Người phụ nữ Himba còn có cách làm đẹp độc đáo khác bằng cách bôi một loại hợp chất đặc biệt lên người, gọi là Otjize. Thứ hợp chất màu đỏ này tượng trưng cho cuộc sống và sự no đủ. Otjize làm từ bột màu, đất đỏ, bơ cùng các loại thảo mộc khác, có tác dụng bảo vệ cơ thể họ khỏi khí hậu khắc nghiệt. Đôi khi, Otjize được chế tạo từ nhựa thơm của một loại cây bụi địa phương, nó được dùng như một loại "nước hoa" đặc biệt, tỏa mùi hương hấp dẫn với người đối diện.

Thứ hợp chất bảo vệ này đã biến thành "son phấn" làm đẹp cho phụ nữ mỗi khi xuất hiện ngoài trời. Không những vậy, Otjize còn được dùng để bảo vệ cơ thể chống lại ánh nắng gay gắt. Nhưng đàn ông Himba không bao giờ sử dụng chúng bởi họ tin, làn da cháy nắng, rắn rỏi của người đàn ông mới là vẻ đẹp thu hút phụ nữ.

Phụ nữ bộ tộc Himba khi đến thời kỳ sinh nở sẽ được một vài phụ nữ của bộ tộc đến chăm sóc và đỡ đần. Họ sẽ ăn ngủ và sống ở đó cùng thai phụ đến khi sinh mới trở về nhà mình. Sau khi sinh, thai phụ sẽ có khoảng một tuần lễ sống ở một túp lều gần nhà của tộc trưởng.

Người Himba cho rằng, chỉ nơi đây mới gần ngọn lửa thiêng, được sự che chở và bảo vệ của đấng tối cao và tổ tiên. Một tuần sau, đứa trẻ sẽ được tộc trưởng đưa đến ngọn lửa thiêng trong làng và giới thiệu với tổ tiên bộ lạc. Đứa trẻ sẽ được đặt tên theo cả tên bố và tên mẹ để đảm bảo nguồn gốc đứa trẻ không bị thất lạc.

Sau đó, đứa trẻ sẽ sống cùng mẹ đến năm ba tuổi, rồi chúng sẽ phải chuyển ra ngoài sống với các anh chị em để tự lập. Trẻ em Himba ở độ tuổi lên 10 - 12, bốn răng cửa hàm dưới sẽ được nhổ đi trong một nghi lễ của bộ lạc để bảo vệ chúng khỏi nguy hiểm. Tại nghi lễ, con trai sẽ phải cắt bao qui đầu, còn con gái được làm lễ chứng nhận trưởng thành.

Cũng giống như nhiều bộ tộc khác, con gái bộ tộc Himba cũng theo chồng và tuân thủ những lề thói của nhà chồng. Tuy nhiên, người đàn ông Himba có thể lấy nhiều vợ và ở các nhà khác nhau.

Lạ & Cười - Bộ tộc kỳ quái khiến giới khoa học cũng bó tay (Hình 2).

Ngôi nhà bằng phân bùn của bộ tộc Himba.

Phong tục kỳ dị của người Himba

Bộ tộc Himba được biết đến là một trong những nơi còn giữ nhiều phong tục đặc biệt nhất. Đặc biệt là người đàn ông cùng gia đình được phép bắt cóc cô dâu về làm vợ. Theo phong tục nơi đây, các cô gái thường được mẹ tặng cho chiếc khăn da bò, chiếc khăn đội đầu này được truyền từ mẹ sang con gái qua các đời. Khi cô dâu bị chú rể và gia đình chồng "bắt cóc" về làm vợ, họ phải dùng chiếc khăn da bò đó để che mặt. Một phong tục khác được duy trì từ lâu là cả phụ nữ và đàn ông Himba đều khỏa thân từ bé. Khi tiếp xúc với người hiện đại mặc đầy đủ quần áo, họ rất ngạc nhiên và không hiểu vì sao lại phải mặc quần áo.

Sau đó, họ mới "hiểu" rằng, người của thế giới hiện đại bị... bệnh ngoài da nên phải che đi cái phần xấu xí, lở loét đó. Đối với người Himba, khi bị thương, không nên "che" đi mà họ thường tìm những loại thảo dược để chữa trị, đắp lên vết thương đó. Nếu mắc bệnh mãn tính, đe dọa đến tính mạng, họ sẽ đi tìm thầy lang để trừ tà và xua đuổi linh hồn xấu. Một trong các phương pháp mà thầy lang áp dụng là gõ những trái bầu khô lên đầu bệnh nhân, theo họ, điều này sẽ khiến cho linh hồn xấu sợ và thoát ra ngoài.

Trong bộ tộc cũng có một vị tộc trưởng đứng đầu. Theo đó, vị tộc trưởng này sẽ chịu trách nhiệm về việc cư trú, niềm tin tôn giáo của tất cả các thành viên của  bộ tộc. Người tộc trưởng sẽ đảm bảo việc thực thi các qui tắc, qui định của bộ tộc được duy trì. Người được trao quyền tộc trưởng trên tay có đeo một chiếc vòng quyền lực. Người tộc trưởng sẽ nắm rõ việc sinh nở, kết hôn đến các nghi lễ. Ông sẽ thực hiện những nghi lễ khác nhau tại ngọn lửa thiêng, liên quan đến linh hồn của tổ tiên trong đời sống hàng ngày của bộ tộc.

Ngoài ra người đứng đầu bộ tộc còn làm nhiệm vụ như một vị thẩm phán, trọng tài đứng ra phân xử mỗi lần có tranh chấp giữa các thành viên trong cùng bộ lạc. Khi một người trong bộ lạc Himba chết đi, cơ thể sẽ được quấn kín bằng một lớp áo bằng da súc và được đặt cạnh ngọn lửa thiêng. Thời gian này kéo dài ít nhất một ngày, trong lúc đó gia súc được giết mổ đặt trên mộ người quá cố.

Nếu đó là thành viên nam của bộ lạc thì được đặt thêm một cái sừng theo chiều thẳng đứng. Còn nếu là phụ nữ sẽ được chôn một chiếc sừng. Số lượng sừng chôn theo người quá cố càng lớn càng thể thiện sự giàu có và địa vị của người đó. Tang lễ sẽ kéo dài 24 tiếng, đồng thời thanh niên trong làng sẽ tiến hành mổ gia súc. Việc chôn cất phải cách xa nơi bộ lạc sinh sống. 

Trong trường hợp người tộc trưởng qua đời, chiếc lều của tộc trưởng sẽ được dỡ bỏ và thiêu cháy. Xác người tộc trưởng sẽ được chôn theo hướng mặt trời phía đông. Chiếc gậy của vị tộc trưởng sẽ bị chặt làm đôi đặt trên mộ cùng với đôi dép và chiếc tù và gọi gia súc. Đặc biệt, gia súc của người con trai chết đi sẽ được chuyển cho người anh em trai, hoặc chị em gái.

 Quy định kỳ quái của người Himba

Người Himba cũng có những quy định riêng cho khách du lịch mỗi khi đặt chân tới vùng đất nắng nóng này. Trước hết, du khách không được phép đi bộ giữa ngọn lửa thiêng và lều của tộc trưởng, nếu muốn qua lại nơi đây, họ phải nhờ một người bản địa dẫn đường. Khi vào nhà người dân, họ phải xin phép chủ nhà mới được bước chân vào. Nếu du khách muốn chụp ảnh, cũng phải được sự đồng ý của tộc trưởng. Đặc biệt, không được rửa tay, rửa mặt bằng nước sạch trong làng bởi nguồn nước sạch ở đây được coi là nguồn tài nguyên quý giá, là hạt ngọc trời của người dân Himba nên chỉ được uống và nấu ăn.

Thiên Vũ - Mai An

Cưỡng hiếp xong còn viết thư tỏ tình, tặng quà nạn nhân

Chủ nhật, 27/01/2013 | 14:48
Hai ngày sau khi vụ việc xảy ra, khi A Tiểu trở về nhà trọ, gã thanh niên đã đợi sẵn trước cửa, trao cho cô một lá thư, nói là nghĩ suốt một đêm mới viết xong.

Lời thách đố của con tàu ma Mary Celeste

Chủ nhật, 27/01/2013 | 13:51
Tròn 140 năm kể từ khi được phát hiện (1872), đến nay bí ẩn xung quanh con tàu ma Mary Celeste vẫn là dấu hỏi lớn chưa có lời giải đáp thấu đáo, trở thành một trong những bí mật lớn nhất của nhân loại.

Mối tình thơ của sát thủ teen gây kinh hoàng nước Mỹ

Chủ nhật, 27/01/2013 | 15:22
Người Mỹ vẫn bàng hoàng khi nói về vụ thảm sát cả gia đình của cậu nhóc tuổi teen ở thành phố Albuquerque chỉ vì bất đồng với mẹ. Cậu bé 15 tuổi cứ thế xả súng vào cha mẹ và các em nhỏ không chút thương tiếc.