Lãi suất Việt Nam thuộc top “khủng” thế giới

Lãi suất Việt Nam thuộc top “khủng” thế giới

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
– Kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng rơi vào con đướng phá sản, số còn lại phần lớn phải sống trong cảnh cầm cố. Lý giải cho hiện tượng nói trên, một trong những nguyên nhân quan trọng được các chuyên gia đánh giá là việc lãi suất cho vay ở nước ta đang ở top cao bậc nhất thế giới và kéo dài nhiều năm.

Từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường ở nước ta lên tới hơn 20%/năm. Với mức lãi suất nói trên, Việt Nam đang có mức lãi suất cao hơn từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay đối với VNĐ vẫn tiếp tục đứng ở mức cao khi lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh dao động bình quân từ 16,5% đến 20%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất từ 20% đến 25%/năm. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, lãi vay cũng phố biến từ 14,5% đến 16%/năm. Tình trạng lãi suất cao đã kéo dài từ lâu và vẫn chưa có nhiều dấu hiệu giảm.

Bất động sản - Lãi suất Việt Nam thuộc top “khủng” thế giới(Ảnh minh họa)

Theo TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, với mức lãi suất lên tới trên 20%/năm như hiện nay, Việt Nam đang được xếp vào các nước có lãi suất cho vay cao nhất thế giới.

TS Cấn Văn Lực cũng đồng quan điểm khi cho rằng hiếm có quốc gia nào lãi suất cao và duy trì kéo dài như tại Việt Nam. “Hiện tại, lãi suất cho vay tại Trung Quốc tầm 5%/năm, Indonesia cũng mức này, còn Singapore thấp hơn. Trung bình của khu vực từ 6 - 8%/năm. Đây là mức lãi suất cơ bản do NH T.Ư các nước công bố. Nếu so sánh với trần lãi suất huy động của NHNN Việt Nam là 13%/năm và đầu ra tức lãi cho vay 16%/năm, thì khoảng cách giữa Việt Nam và các nước cũng đã “một trời một vực”.

Theo quyết định mới nhất của NHNN, lãi suấy cơ bản đã giảm 1%/năm từ ngày 13/3. Theo đó, các NH thương mại cổ phần đã giảm lãi suất huy động tiền đồng xuống 13%/năm. Đối với các doanh nghiệp, lãi suất cho vay chỉ giảm từ 2 - 4%/năm và vẫn còn ở mức từ 17 - 19%/năm.

Lý giải việc lãi suất cho vay ở nước ta luôn ở mức cao, TS Lê Thẩm Dương - trưởng khoa Quản trị doanh nghiệp, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM phân tích: "Ngân hàng huy động được 10 đồng phải trích dự trữ bắt buộc, để lại một phần tiền dự trù thanh khoản, ngân hàng phải mua bảo hiểm tiền gửi cho số tiền này... Số còn lại mới cho vay. Số tiền cho vay này phải gánh cho toàn bộ chi phí trên, kể cả một phần lợi nhuận. Chi phí huy động tăng cao thì tất nhiên chi phí đầu ra buộc phải tăng cao".

PGS - TS Trần Hoàng Ngân - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhận xét: “Khi người ta mua giá thấp thì sẽ bán giá thấp, bản thân các NH cũng muốn triển khai cho vay nếu không thì chết. Tuy nhiên một số ngân hàng lách vượt trần lãi suất là do vấn đề thanh khoản và thị trường chưa mang tính nghiêm minh. Đó là lý do lãi suất khó giảm”.

Ngoài ra, TS Lê Thẩm Dương cũng chỉ ra một số nguyên nhân khác khiến lãi suất chưa thể “hạ nhiệt” trong đó có nguyên nhân do tâm lý "phòng thủ" thanh khoản. Những ngân hàng huy động được tiền thay vì cho doanh nghiệp vay thì lại mang tiền này mua trái phiếu hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Theo TS Lê Thẩm Dương, cho vay trên thị trường liên ngân hàng có tài sản thế chấp và nhanh thu hồi vốn vì kỳ hạn ngắn. Điều này giúp các ngân hàng cho vay khi cần có thể đáp ứng được thanh khoản. Chính vì vậy mà vốn từ ngân hàng không chảy vào sản xuất.Ngoài ra, các ngân hàng hiện nay là ngân hàng cổ phần nên chịu sức ép lợi nhuận từ các cổ đông, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng ngày càng tăng nên đòi hỏi việc trích lập dự phòng ngày càng cao.

Phan An (tổng hợp)


Cùng chuyên mục

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

“Bỏ phố về quê” nuôi con 2 chân, chàng trai thu lãi 300 triệu đồng/năm

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:30
Theo xu hướng người trẻ về quê lập nghiệp, mới đây chàng trai trẻ ở Bắc Quang đã khiến nhiều người trầm trồ khi có thu nhập tốt nhờ mô hình nuôi gà và trồng cam.

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.