Làm đường bằng tiền hỗ trợ mua bò: Biện pháp ‘lọt sàng xuống nia’?

Làm đường bằng tiền hỗ trợ mua bò: Biện pháp ‘lọt sàng xuống nia’?

Thứ 4, 30/08/2017 | 07:30
0
Nhận tiền từ chương trình 135, các Trưởng xóm không phát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ mua bò mà đem đi làm đường bê tông, xây dựng nông thôn mới.

Thân gửi bà con chưa nhận được tiền hỗ trợ mua bò 

Chuyện các hộ dân ở xã Sơn Bình (Hương Sơn, Hà Tĩnh) bị các Trưởng thôn “mượn tạm” tiền hỗ trợ mua bò để làm đường bê tông thực khiến bạn đọc phải ngẫm nghĩ nhiều điều, đặc biệt là về trách nhiệm và uy tín của các bộ thôn xã với cộng đồng dân cư và những bất cập trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Khoản tiền 5 triệu, 7 triệu đồng hỗ trợ mua bò giống từ chương trình 135 so ra chỉ bằng giá một chiếc áo thun hàng hiệu của người giàu nhưng lại là điểm tựa vững chãi, có khả năng gồng gánh những chật vật, giúp bà con sớm hiện thực hoá ước mơ thoát nghèo. Ấy thế mà, tiền hỗ trợ sau khi được giải ngân, phát về địa phương vẫn không đến tay bà con, vì tổng số tiền 280 triệu đồng đã bị 5 Trưởng thôn sử dụng để làm đường.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là, từ Trưởng thôn đến Chủ tịch xã Sơn Bình, đều sử dụng các từ mang nghĩa tích cực như “tự hiến”, “vay tạm”, “mượn tạm” khi nói về việc tự ý chiếm dụng tiền hỗ trợ. Theo lời Chủ tịch xã, sau khi phát hiện ra, “huyện và xã đã chỉ đạo họp dân, hộ dân nào yêu cầu trả lại tiền thì sẽ trả lại”. Vâng, chính xác là “hộ dân nào yêu cầu trả lại tiền” – Thử hỏi có ai trong số bà con không muốn làm điều đó?

Tuy nhiên, thay vì ngồi ủy mị than trời, ngâm điệp khúc “Bò ơi, ta xin chào mi!” cho đến ngày được trả lại tiền, bà con nên nhìn sự việc theo hướng lạc quan hơn và tiếp tục hy vọng vào tương lai. Bởi lẽ khi đặt hoàn cảnh của mình bên cạnh những hộ nghèo cùng được người khác "tiêu hộ" tiền hỗ trợ, bà con sẽ thấy mình may mắn hơn nhiều.

Ít nhất thì các Trưởng thôn cũng bỏ tiền vào việc chung, chứ không lén lút cho vào túi riêng hoặc bớt xén rồi biện hộ rằng “sợ dân có tiền sẽ ăn tiêu hoang phí”. Ít nhất thì bà con cũng nắm được số tiền lẽ ra thuộc về mình đi đâu về đâu, chứ không lo ngay ngáy bò còn nằm trên giấy đã biết tuyệt chiêu “đi lạc” vào nhà cán bộ như một số loại dê, gà, nhím đã từng…

Đa chiều - Làm đường bằng tiền hỗ trợ mua bò: Biện pháp ‘lọt sàng xuống nia’?

Tình trạng “mượn tạm” tiền hỗ trợ để xây dựng nông thôn mới xảy ra ở nhiều xóm thuộc xã Sơn Bình (Hương Sơn, Hà Tĩnh). (Ảnh: VietNamNet.) 

Bà con hãy nghĩ đến những hộ nghèo ở vùng cao phải bán trâu bò để lấy tiền làm đường, hãy xét đến những điều tốt đẹp mà con đường bê tông sạch đẹp, khang trang sẽ mang lại trong thời gian tới. Vì biết đâu, các vị Trưởng thôn đã sử dụng tiền hỗ trợ mua bò giống của chương trình 135 theo tinh thần “lọt sàng xuống nia” và muốn tất cả các hộ dân trong thôn đều được hưởng lợi.

Mà theo logic thông thường, cái sàng càng “rách” thì cái nia càng hứng được nhiều hơn…

Trương Chi

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

 

Vụ “quên” hỗ trợ gần 5,7 tỷ ở Nghệ An: UBKT Tỉnh ủy vào cuộc

Thứ 2, 28/08/2017 | 12:23
Ông Lê Hồng Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Nghệ An cho biết, đã cử cán bộ vào cuộc vụ xác minh việc huyện Tương Dương “quên” chi trả khoảng 5,7 tỷ đồng tiền hỗ trợ học sinh nghèo…

Hà Tĩnh yêu cầu xử lý cán bộ lấy tiền mua bò hộ nghèo làm đường

Thứ 6, 25/08/2017 | 23:29
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo, yêu cầu UBND huyện Hương Sơn kiểm tra, làm rõ trách nhiệm, xử lý các cá nhân liên quan vụ lấy tiền hỗ trợ mua bò của hộ nghèo để xây dựng NTM.
Cùng tác giả

Đa sắc: Quan chức mất việc vì lì xì "khủng", cầu “thọ” 100 tuổi ra đi khi vừa khánh thành

Thứ 3, 20/03/2018 | 14:55
Một số quan chức ở Trung Quốc đã mất việc sau khi nhận số tiền mừng tuổi “vượt quá một khoản tiền được coi là hợp lý”.

Bỗng dưng được... chuyển giới, chuyện không mới ở bệnh viện

Thứ 4, 17/01/2018 | 21:05
Thời gian qua xảy ra một số trường hợp nam giới siêu âm thấy... buồng trứng, tử cung; được chỉ định khâu âm đạo hoặc bị sảy thai tự nhiên. Có lẽ bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn về kỹ năng tin học văn phòng cho người đánh máy, ta cũng nên xem xét lại trách nhiệm của các bác sĩ trong việc đặt bút ký vào tờ phiếu kết quả phát cho bệnh nhân.

Hãi hùng “sông tuyết” Hà Nam: Giờ ai dám mơ “về úp mặt vào sông quê”?

Thứ 5, 04/01/2018 | 20:00
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải, thậm chí cả chất thải kim loại nặng… đã và đang bức tử những dòng sông, kéo theo đó là cái chết của những “bờ xôi, ruộng mật” nằm dọc lưu vực.

Đề xuất làm đường tránh cho gia súc: Lợi cho tài xế?

Thứ 7, 16/12/2017 | 14:00
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đề nghị sở Giao thông lên phương án làm đường tránh cho gia súc trên một số tuyến quốc lộ.

Bán mỹ phẩm thu 344 tỷ né thuế 9,1 tỷ đồng: Tảng lờ trách nhiệm

Thứ 4, 13/12/2017 | 18:39
Việc một cá nhân kinh doanh trên mạng vừa bị cục Thuế TP.HCM truy thu số tiền 9,1 tỷ đồng khiến nhiều người bất ngờ, bởi dù có doanh thu lên đến 344 tỷ đồng trong năm 2016, người phụ nữ này vẫn tìm cách né thuế.
Cùng chuyên mục

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên hết rừng?

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Câu hỏi trên chợt thảng thốt trong tôi khi ngồi với mấy người bạn và nói chuyện về Tây Nguyên hôm nay, về văn hóa Tây Nguyên và những chuyển dịch, những thay đổi của nó.
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.