Làm gì để kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh?

Làm gì để kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
0
Hiện nay, cạnh tranh không lành mạnh đang ngày càng trở nên khó kiểm soát. Mặc dù các văn bản luật đã có những định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh nhưng để doanh nghiệp và người dân có đầy đủ nhận thức nhằm giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật này lại là vấn đề rất nan giải. Nâng cao nhận thức của người dân bằng công nghệ, bằng sự phát triển của thương mại điện tử liệu có phải là một giải pháp?

“Chờ được vạ thì má đã xưng”

Trao đổi với PV Nguoiduatin.vn, dưới góc độ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, ông Lê Văn Cường, phó tổng giám đốc Cty Cổ phần Đào tạo Mua bán Trực tuyến với dự án Sàn giao dịch thương mại điện tử, cho rằng: “Nâng cao nhận thức và trình độ người dân về pháp luật hay bất cứ lĩnh vực gì, giáo dục đào tạo là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, với thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, dùng công nghệ trong kinh doanh, trong đời sống và giáo dục sẽ thực sự là công cụ rất hữu ích cho doanh nghiệp và cộng đồng”.

Xã hội - Làm gì để kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh?Cạnh tranh không lành mạnh đang cần được tháo gỡ

Trên thực tế, theo định nghĩa tại khoản 4, Điều 3, Luật cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Theo cách tiếp cận này, Điều 39, Luật Cạnh tranh đã liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có đề cập tới việc rèm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Mặc dù Luật đã có chế tài xử phạt nhưng những doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên bằng nhiều hình thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh nhưng họ vẫn không bị ảnh hưởng gì.

Thậm chí, những doanh nghiệp bị hại thì bị tác động nặng nề không chỉ là sự tác động của dư luận xã hội mà còn các cơ quan nhà nước khác. Nếu để tình trạng này tiếp diễn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiêm minh của Pháp luật và người dân vẫn tiếp tục kêu rằng: “Chờ được vạ thì má đã sưng”…

Vậy đâu là giải pháp ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh này? Theo ông Nguyễn Văn Thành, chuyên viên Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương, bất cứ pháp nhân, cá nhân nào có hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều bị Pháp luật nghiêm trị. Luật Cạnh tranh đã nêu rõ hình thức xử lý đó là: Doanh nghiệp có hành vi gián tiếp đưa thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Doanh nghiệp có hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Đặc biệt là doanh nghiệp đó còn bị buộc phải cải chính công khai.

Giải pháp về công nghệ thông tin cũng chính là một trong những công cụ hữu ích giúp nâng cao trình độ dân trí. Khi người dân có nhận thức cao, họ luôn thực hiện đúng theo câu: “Sống và làm việc theo pháp luật”.

Khi trình độ dân trí hạn chế, họ vi phạm pháp luật nhưng thậm chí họ còn không biết rằng mình đang vi phạm hoặc đã vi phạm pháp luật.

Vì vậy, cũng theo ông Lê Văn Cường: “Mặc dù Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán Trực tuyến của chúng tôi là một Doanh nghiệp trẻ, hoạt động chuyên về thương mại điện tử với website www.muaban24.vn song chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ đào tạo về Internet, thương mại điện tử cho người dân Việt Nam, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu, vùng xa để người dân có thể nắm bắt được những tiện ích, lợi thế mà CNTT mang lại; Qua đó, phần nào nâng cao dân trí, trong đó có việc hiểu biết về Pháp luật hiện hành”. Thông qua đào tạo thực tế để sao cho mỗi người dân có thể sử dụng Internet phát triển công việc kinh doanh của mình cũng như tự trang bị cho mình những kiến thức tổng hợp từ những tiện ích mà Internet.

Pháp luật nghiêm để bảo vệ

Từ năm 2008 tới nay, thương mại điện tử tại Việt Nam thực sự khởi sắc; Đã có nhiều website mua bán, trao đổi, quảng bá hàng hóa được ra đời, với phương thức thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến.

Tuy vậy, đa số người tiêu dùng chưa am hiểu về tính ưu việt của mua bán qua mạng mang lại, bên cạnh đó có khá nhiều website chỉ đơn thuần là một trang thông tin rao vặt, quảng cáo nhỏ lẻ, chứ không phải là 1 website mua bán online đúng nghĩa, kiểm soát giữa người mua lẫn người bán cho nên rủi ro khi mua hàng là rất cao.

Do đó, để khắc phục những tồn tại đó, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của nhân viên cũng như khách hàng của công ty, Sàn giao dịch thương mại điện tử www.muaban24.vn đã rất chú trọng trong việc đào tạo kỹ năng mua bán qua hệ thống thương mại điện tử, bằng cách thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn về cách thức sử dụng mua bán trực tuyến, giao dịch trực tuyến tại 28 chi nhánh trên toàn quốc, bình quân 5 lớp/tháng, mỗi lớp có từ 20-30 học viên tham gia với tinh thần tích cực.

Đến nay, Công ty đã có trên 8.000 hội viên tham gia, tạo nên một “Chợ thương mại điện tử” uy tín cho người tiêu dùng, với trên 3000 sản phẩm. Với việc đào tạo mua bán trực tuyến này, Công ty này đã góp phần quan trọng cho cộng đồng trong việc xây dựng niềm tin vào tiện ích văn minh của thương mại điện tử. Đặc biệt, mọi thông tin trong cộng đồng mạng hết sức minh bạch và rõ ràng.

Chính những thông tin minh bạch đã giúp cho từng cá nhân kinh doanh hiểu rõ quyền, lợi ích của mình và tăng hiệu quả của việc thực thi đúng pháp luật, tránh được việc cạnh tranh không lành mạnh trong chính các cư dân mạng. Đào tạo thương mại điện tử chính là giải pháp của công ty này nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Ông Lê Văn Cường khẳng định: “Pháp luật cần lên tiếng bảo vệ những doanh nghiệp kinh doanh chân chính, để đẩy lùi những tiêu cực trong việc cạnh tranh không lành mạnh, tạo điều kiện và nền tảng tốt nhất cho các doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển; Qua đó thúc đẩy sự phát triển chung của thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung”.

Chính phủ cũng đã xác định mục tiêu quốc gia của Việt Nam là phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử kèm theo Quyết định “Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015” của Thủ tướng Chính phủ.

Để môi trường kinh doanh Việt Nam phát triển lành mạnh, những doanh nghiệp kinh doanh chân chính rất cần được bảo vệ. Với tốc độ thông tin “điện tử” hy vọng công nghệ thông tin thực sự hữu dụng trong việc hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước và là công cụ khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp.

P.V