Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc?

Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc?

Thứ 4, 06/11/2013 | 09:49
0
Thách thức đang nổi lên do quá trình hiện đại hóa quân sự của TQ khiến Mỹ phải xem xét lại các chiến lược quân sự hiện tại và nghiên cứu xây dựng những chiến lược mới. Nhà phân tích Sean Mirski trong chuyên đề ‘How to Win a War with China’ – ‘Làm thế nào để thắng trong cuộc chiến với TQ’ của báo The National Interest - đã đưa ra một loạt giải pháp.

Thách thức đang nổi lên do hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã khiến nước Mỹ phải xem xét lại các chiến lược quân sự hiện tại và xây dựng những chiến lược mới, điều được minh họa bằng các cuộc tranh luận đang diễn ra về khái niệm “Tác chiến không-biển” (AirSea Battle - ASB), một khái niệm tác chiến mới được Bộ Quốc phòng đưa ra. Nhưng trong vô số những chiến lược có thể, ý tưởng về một chiến lược phong tỏa đường biển cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Bằng cách thực hiện phong tỏa đường biển, Mỹ sẽ khai thác sự phụ thuộc nặng nề của Trung Quốc vào ngoại thương, đặc biệt là dầu mỏ, để làm suy yếu nhà nước Trung Quốc. Một cuộc phong tỏa có tổ chức cẩn thận vì thế có thể trở thành một công cụ ghê gớm của sức mạnh quân sự Mỹ góp phần khắc phục thách thức đầy áp lực từ hệ thống vũ khí chống tiếp cận/phong tỏa khu vực(A2/AD) đáng gờm của Trung Quốc.

Quân sự - Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc?

Thời gian tới, Mỹ sẽ điều 1/3 số tàu chiến sang khu vực Thái Bình Dương

Bối cảnh chiến lược

Trong khi nhiều nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không thể tạo ra sự khác biệt chiến lược vì địa lý hiểm trở hoặc lãnh thổ của họ quá nhỏ, ba nước có thể có vai trò thiết yếu là Ấn Độ, Nhật Bản, và Nga. Nhật và Nga sẽ rất quan trọng trong việc giúp Mỹ cắt đứt các tuyến đường thương mại của Trung Quốc tương ứng ở phía nam và phía đông thông qua việc cấm vận quốc gia đối với Trung Quốc và gây sức ép với các nước láng giềng nhỏ hơn của họ cùng làm như vậy. Nếu không có sự hợp tác của họ, nhiệm vụ của Hoa Kỳ sẽ trở nên khó khăn hơn.

Nước cuối cùng trong ba nước láng giềng đó của Trung Quốc là Nga sẽ là có vai trò then chốt để phong tỏa thành công, và có thể làm nghiêng cán cân của phong tỏa nghiêng về phía lợi cho Trung Quốc hay Mỹ. Một mặt, Nga có vị trí khá thuận lợi để giảm bớt ảnh hưởng của cuộc phong tỏa đối với Trung Quốc. Hoạt động thương mại của Nga sẽ được miễn dịch trước sự ngăn chặn của Mỹ do kho vũ khí hạt nhân và các lực lượng, vũ khí thông thường của Nga có thể ngăn cản bất kỳ mưu toan ép buộc quân sự nghiêm túc nào của Mỹ.

Nhưng mặt khác, nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc cũng có thể rung hồi chuông báo tử cho khả năng chống phong tỏa của Trung Quốc. Ở cấp độ chính trị, Moscow vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đối với các quyết định ở thủ đô các nước láng giềng Trung Á của Trung Quốc và có thể thuyết phục họ từ chối lời cầu xin của Trung Quốc để các nước này đóng vai trò như các quốc gia quá cảnh. Nga cũng có thể đảm bảo rằng, hai nhà sản xuất dầu láng giềng của Trung Quốc sẽ không còn cung cấp dầu cho Trung Quốc nữa.

Vì thế, để thực hiện được một cuộc phong tỏa có hiệu quả chiến lược đối với Trung Quốc, Mỹ sẽ cố gắng xây dựng một “liên minh tối thiểu” với Ấn Độ, Nhật Bản và Nga. Nếu cả ba quốc gia cùng chung sức tham thực hiện cuộc phong tỏa của Mỹ, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào vòng kiềm tỏa bóp nghẹt cả về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, nếu không được thế, thì chiến lược phong tỏa sẽ “khu vực hóa” một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ theo một cách cơ bản là bất lợi cho lợi ích của Mỹ.

Một liên minh tối thiểu như vậy chỉ có thể ra đời theo một cách duy nhất: nhằm vào những sơ hở của hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm giành quyền bá chủ khu vực vốn có tác động thúc đẩy một sự ủng hộ của khu vực đối với sự phản ứng mạnh mẽ của Mỹ. Nếu không có yếu tố một Trung Quốc hung hăng, thì hành động cấm vận tập thể sẽ bị cản trở bởi những hậu quả tiềm năng của cuộc phong tỏa, trong đó hậu quả không nhỏ là nguy cơ xảy ra xung đột khu vực lớn hơn với Trung Quốc. Bốn nước (Mỹ, Ấn Độ, Nhật Nga) khó có khả năng tập hợp với nhau quanh một chính sách kiềm chế tiềm ẩn cho đến khi mỗi nước đều cảm thấy, lợi ích quốc gia của mình có thể bị Trung Quốc đe dọa trong tương lai.

Một cuộc phong tỏa gần hay phong tỏa từ xa đối với Trung Quốc một mình nó không thể thành công do những hạn chế đặt ra bởi những yêu cầu quân sự và bản chất của thương mại hàng hải. Một mặt, một cuộc phong tỏa gần thông thường sẽ cực kỳ khó khăn vì Mỹ muốn giảm thiểu các nguy cơ quân sự cho các tàu chiến Mỹ. Một khi tiến gần hơn lãnh thổ Trung Quốc, các lực lượng Mỹ sẽ ngày càng đặt mình vào tầm uy hiếp của các hệ thống A2/AD của Trung Quốc. Các lực lượng Mỹ có thể tránh được mối đe dọa từ hệ thống A2/AD của Trung Quốc bằng cách tiến hành cuộc phong tỏa gần bằng các tàu ngầm, lực lượng không quân tầm xa và thủy lôi; nhưng bằng cách đó, cuộc phong tỏa cũng sẽ mất đi phần lớn khả năng của mình phân biệt giữa hoạt động thương mại trung lập và và hoạt động thương mại của kẻ thù.

Quân sự - Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc? (Hình 2).

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 được Trung Quốc xem như mũi nhọn của chiến lược chống tiếp cận

Giải pháp phong tỏa hai vành đai

Để khắc phục sự yếu ớt của hai kiểu phong tỏa, Mỹ sẽ tận dụng những gì tốt nhất của cả hai thế giới và thực hiện “hai vành đai” phong tỏa gồm hai vòng tròn đồng tâm bao quanh bờ biển Trung Quốc.

Trung tâm của phong tỏa hai vành đai sẽ là “vành đai bên trong”. Vành đai này sẽ tạo ra một một vùng loại trừ xung quanh bờ biển Trung Quốc, khu vực bị tuyên bố là cấm vận chuyển thương mại và được thực thi bởi một chính sách “bắn chìm nếu trông thấy” thông qua việc sử dụng các tàu ngầm tấn công, không quân tầm xa và thủy lôi. Khác với các phương tiện quân sự khác, ba loại vũ khí này có thể hoạt động tương đối an toàn trong tầm hoạt động của hệ thống các phương tiện A2/AD của Trung Quốc bằng cách lợi dụng khả năng chống ngầm yếu ớt của Trung Quốc và lực lượng chống thủy lôi kém cỏi của họ.

Ngay sau khi các lực lượng Mỹ đã công khai đánh chìm nhiều tàu buôn lớn, phần lớn các tàu khác sẽ bị răn đe để không cố vi phạm lệnh phong tỏa và dòng chảy liên tục của thương mại hàng hải của Trung Quốc sẽ nhanh chóng cạn kiệt.

Vành đai phong tỏa bên trong tự nó sẽ có khả năng gây ra những rắc rối chính trị lớn khi Mỹ vô tình đánh chìm các con tàu trung lập, và Washington có thể phải đối mặt thêm với những hậu quả chính trị do vùng loại trừ không thể để các hàng hóa đáp ứng nhu cầu y tế và các nhu cầu cơ bản đến được Trung Quốc.

Quân sự - Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc? (Hình 3).

Nhiều chiến hạm tàng hình cận duyên lớp USS Freedom đã và sẽ được Mỹ điều sang căn cứ Changi, Singapore - nơi có yết hầu của TQ là eo biển Malacca

Để đối phó với những hậu quả chính trị đó, Mỹ sẽ thiết lập một vành đai phong tỏa thứ hai, “vành đai ngoài” cho phép sử dụng vũ lực một cách có chọn lọc hơn, đồng thời có tác dụng như một thiết bị sàng lọc. Ngược lại với vành đai phong tỏa bên trong, vòng đai ngoài phần lớn sẽ bao gồm các tàu chiến tập trung vào cả việc phân biệt giữa các hoạt động thương mại khu vực khác nhau với độ chính xác cao hơn và lẫn bổ sung một thành tố phi sát thương vào những nỗ lực vô hiệu hóa có tính sát thương của vành đai bên trong.

Vành đai ngoài sẽ được thiết lập ở ngoại vi các vùng biển gần Trung Quốc, tức là bên ngoài tầm hoạt động của hệ thống A2/AD của Trung Quốc và sẽ được tập trung quanh các hành lang quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, trong đó có eo biển Malacca. Mỹ sẽ lập các trạm kiểm soát phong tỏa tại các hành lang (như eo Malacca) quan trọng nhất đối với giao thông đường biển quốc tế, trong khi các hành lang nhỏ hơn sẽ bị đóng hoàn toàn đối với giao thông tàu bè quốc tế.

Tại các điểm kiểm tra ở vành đai ngoài, Mỹ sẽ cần thiết lập và sắp xếp một chế độ kiểm tra nghiêm ngặt. Nếu Mỹ phát hiện ra một con tàu có đích đến Trung Quốc, do Trung Quốc sở hữu hoặc đăng ký tại Trung Quốc, thì Mỹ có thể chặn nó lại.

Những hậu của cuộc phong tỏa

Nhưng ngay cả sự phong tỏa hiệu quả nhất cũng sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn các hoạt động thương mại của Trung Quốc, bởi vì ngay cả trong những điều kiện lý tưởng, Trung Quốc vẫn sẽ có khả năng mua được các mặt hàng và tài nguyên thiết yếu nhờ những quy luật không thể né tránh của cung và cầu. Lệnh cấm vận trong khu vực mà Mỹ thiết lập càng hiệu quả, thì tỷ suất lợi nhuận từ việc bán hàng nhập khẩu vào Trung Quốc càng cao. Ngay cả khi tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc đồng tình cấm vận nước này, Mỹ vẫn sẽ phải bó tay với nạn buôn lậu tràn lan ở cấp độ phi nhà nước.

Một cuộc phong tỏa cũng sẽ không thể trực tiếp làm suy yếu quân đội Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc có thể các nguồn dự phòng và kho dự trữ của mình, cùng với một mức độ nhập khẩu hạn chế và sản xuất trong nước, để cung cấp nhiên liệu cho bộ máy quân sự của mình trong suốt cuộc xung đột.

Vì vậy, giá trị thực của một cuộc phong tỏa sẽ là khả năng của nó bắt Bắc Kinh phải chịu sự thiệt hại tài chính cực lớn. Đặc biệt là một cuộc phong tỏa sẽ đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng suy sụp bằng cách đánh vào ba yếu huyệt: sự phụ thuộc kép của Trung Quốc vào cả nhập khẩu nguyên liệu trung gian và nhập khẩu nguyên liệu thô và mức độ sáng tạo nội địa thấp. 

Phong Dao

Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn

Thứ 7, 06/07/2013 | 14:51
Các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc các nhiệm vụ phòng thủ không có ý nghĩa gì. Đơn giản là những nhiệm vụ đó không được đặt ra. Trong các cuộc tập trận, người ta thao dượt các hành động tấn công chứ không phải phòng thủ.

Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc(I)

Thứ 2, 05/08/2013 | 11:23
Tạp chí “Policy Foreign” cho biết, trong một bữa ăn sáng với các phóng viên mới đây, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Hoa Kỳ tiết lộ rằng: Không quân Mỹ được triển khai để bao vây Trung Quốc giống như việc Mỹ đã áp dụng với Liên Xô trước đây.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P1)

Thứ 5, 12/09/2013 | 10:38
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của TQ: Làm gì để xoa dịu?

Thứ 7, 14/09/2013 | 19:16
Trước khi xem xét một số chiến lược mà các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể lựa chọn, cần phải nêu chi tiết bối cảnh quân sự chung đã dẫn đến yêu cầu đề ra phương hướng chính sách mới. Ít nhất từ tháng 12.2004, TQ đã bàn về giai đoạn phát triển sức mạnh quân sự tiếp theo kéo dài 20-30 năm tới. Trong giới quân sự TQ đã có nhiều cuộc bàn cãi nên xác định đi theo hướng nào; và thật khó đánh giá ảnh hưởng tương đối của những sĩ quan ủng hộ chủ trương phát triển khả năng tung sức mạnh quân sự ra hải ngoại.

TQ biên chế thêm 2 lữ đoàn ‘sát thủ tàu sân bay’

Thứ 5, 22/08/2013 | 14:36
Báo chí Mỹ tiết lộ, Trung Quốc vừa biên chế thêm 2 lữ đoàn tên lửa “sát thủ tàu sân bay” Đông Phong 21D (DF-21D). Điều này đồng nghĩa với việc tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D của quân đội Trung Quốc có khả năng đã được triển khai bố trí tác chiến.

Trung Quốc sợ cái gì, Ấn Độ nghiên cứu chế tạo cái đó

Thứ 2, 22/07/2013 | 08:13
Bài viết đề cập đến tính chất mối quan hệ Trung-Ấn trong nhiều mối quan hệ khác nhau, kể cả cấp độ quốc tế, khu vực và song phương.

Tương quan quân sự Mỹ, TQ và một số nước Châu Á - Thái Bình Dương

Chủ nhật, 29/09/2013 | 13:39
Tình hình kinh tế, chính trị hiện nay trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (ATP) diễn ra rất năng động và phát triển nhanh chóng. Nơi đây, trong thời gian tới không chỉ là đối trọng của trục EU- Đại tây dương trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu mà sẽ được dự báo là một trung tâm mới về kinh tế và chính trị của thế giới.

Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn

Thứ 7, 06/07/2013 | 14:51
Các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc các nhiệm vụ phòng thủ không có ý nghĩa gì. Đơn giản là những nhiệm vụ đó không được đặt ra. Trong các cuộc tập trận, người ta thao dượt các hành động tấn công chứ không phải phòng thủ.

Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc(I)

Thứ 2, 05/08/2013 | 11:23
Tạp chí “Policy Foreign” cho biết, trong một bữa ăn sáng với các phóng viên mới đây, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Hoa Kỳ tiết lộ rằng: Không quân Mỹ được triển khai để bao vây Trung Quốc giống như việc Mỹ đã áp dụng với Liên Xô trước đây.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P1)

Thứ 5, 12/09/2013 | 10:38
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của TQ: Làm gì để xoa dịu?

Thứ 7, 14/09/2013 | 19:16
Trước khi xem xét một số chiến lược mà các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể lựa chọn, cần phải nêu chi tiết bối cảnh quân sự chung đã dẫn đến yêu cầu đề ra phương hướng chính sách mới. Ít nhất từ tháng 12.2004, TQ đã bàn về giai đoạn phát triển sức mạnh quân sự tiếp theo kéo dài 20-30 năm tới. Trong giới quân sự TQ đã có nhiều cuộc bàn cãi nên xác định đi theo hướng nào; và thật khó đánh giá ảnh hưởng tương đối của những sĩ quan ủng hộ chủ trương phát triển khả năng tung sức mạnh quân sự ra hải ngoại.

TQ biên chế thêm 2 lữ đoàn ‘sát thủ tàu sân bay’

Thứ 5, 22/08/2013 | 14:36
Báo chí Mỹ tiết lộ, Trung Quốc vừa biên chế thêm 2 lữ đoàn tên lửa “sát thủ tàu sân bay” Đông Phong 21D (DF-21D). Điều này đồng nghĩa với việc tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D của quân đội Trung Quốc có khả năng đã được triển khai bố trí tác chiến.

Trung Quốc sợ cái gì, Ấn Độ nghiên cứu chế tạo cái đó

Thứ 2, 22/07/2013 | 08:13
Bài viết đề cập đến tính chất mối quan hệ Trung-Ấn trong nhiều mối quan hệ khác nhau, kể cả cấp độ quốc tế, khu vực và song phương.

Tương quan quân sự Mỹ, TQ và một số nước Châu Á - Thái Bình Dương

Chủ nhật, 29/09/2013 | 13:39
Tình hình kinh tế, chính trị hiện nay trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (ATP) diễn ra rất năng động và phát triển nhanh chóng. Nơi đây, trong thời gian tới không chỉ là đối trọng của trục EU- Đại tây dương trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu mà sẽ được dự báo là một trung tâm mới về kinh tế và chính trị của thế giới.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.