Làm thế nào để người bán hàng rong không còn bị... còng tay?

Làm thế nào để người bán hàng rong không còn bị... còng tay?

Thứ 7, 04/01/2014 | 11:57
0
Thay vì rượt đuổi, xô xát với người bán hàng rong, nhiều chuyên gia về quy hoạch thẳng thắn cho rằng, chính quyền các đô thị nên tính toán đến giải pháp cho người bán hàng rong một nơi bán hàng ổn định trong thời điểm và địa điểm hợp lý.

Buôn bán vỉa hè không phải tội phạm hình sự

Vụ việc ngày 6/12, tổ công tác của phường 25, quận Bình Thạnh (TP.HCM), gồm 6 cán bộ trật tự đô thị và 3 bảo vệ dân phố làm nhiệm vụ dọn dẹp lòng lề đường ở khu chợ tự phát trong cư xá 304 đường D1 còng tay người bán hàng rong, dấy lên lo ngại trong xã hội. Anh Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hoá, tạm trú tỉnh Bình Dương) đã bị tổ công tác lập biên bản, yêu cầu đưa xe rau củ quả buôn bán về trụ sở UBND phường để xử lý.

Tuy nhiên, anh Tình không đồng ý nên đôi bên xảy ra cự cãi. Những người trong tổ công tác đã dùng tay đánh anh Tình làm anh này té xuống đường. Sau đó lực lượng chức năng xông vào "đánh hội đồng", còng tay anh Tình. Đến ngày 13/12, UBND phường 25 đã buộc thôi việc 2 cán bộ. Ngoài việc xin lỗi, UBND phường 25 đã hỗ trợ 7,8 triệu đồng cho người bán hàng rong này.

Không chỉ ở TP.HCM, chỉ cần đi một vòng quanh các phố ở Hà Nội vào khoảng từ 16h - 18h, mặc dù có quy định cấm, nhưng hoạt động buôn bán hàng rong trên vỉa hè lòng đường lại khá phổ biến. Người bán hàng rong cứ bán, lực lượng chức năng đuổi họ cứ chạy. Cơ quan chức năng bắt giữ giữa hai bên xảy ra giằng co gây nên hình ảnh phản cảm.

Anh Nguyễn Hồng Minh, một Việt kiều Úc, về nước thăm thân nhân chia sẻ: "Thật là lạ! Tôi không thể tưởng tượng nổi, sau gần 20 năm "về nhà" lại gặp ở Hà Nội, TP.HCM hình ảnh người dân và cán bộ giằng co nhau. Một đô thị hiện đại, văn minh sạch đẹp mà cứ thấy nháo nhác, chụp giựt, lôi kéo, la hét của những người bán hàng rong, bán vỉa hè ở những nơi công cộng thì thật là phản cảm. Nhưng còn phản cảm hơn, nếu những người làm công tác trật tự, làm đẹp đô thị lại rượt đuổi, còng tay, cãi nhau. Tôi cũng không biết giải thích hình ảnh "phổ biến" này với bạn bè người Úc ra sao nữa?".

Xã hội - Làm thế nào để người bán hàng rong không còn bị... còng tay?

Anh Trịnh Xuân Tình, một người bán hàng rong bị tổ công tác phường 25 quận Bình Thạnh (TP.HCM) còng tay.

Theo một luật sư, hiện nay tình trạng bảo vệ dân phố, dân phòng có những hành vi, cách ứng xử vượt quyền hạn, nhiệm vụ được giao và có dấu hiệu phạm tội hình sự như đánh người, bắt giữ người trái phép... đang diễn ra có tính chất phổ biến. Đáng buồn hơn, nạn nhân của những vụ lạm quyền này đa số là người nghèo khổ, cơ nhỡ, buôn thúng, bán bưng... Việc làm không tốt của một số dân phòng, công an phường, vô hình trung đã đụng đến những vấn đề nhạy cảm, dân sinh, gây bức xúc và bất bình trong dư luận xã hội. Qua đó, chính họ đã làm xấu và sai lệch vai trò, chức năng của lực lượng này.

Cần tính toán tuyến phố, thời gian cho hàng rong tồn tại hợp lý

Trao đổi với PV, ThS.KTS Ngô Trung Hải, viện trưởng viện Kiến trúc quy hoạch Đô thị và Nông thôn, bộ Xây dựng cho rằng: "Nguyên tắc để có thể khai thác vỉa hè là phải đảm bảo không cản trở đến hệ thống giao thông và các Nghị định, quy định của Chính phủ. Chúng tôi cũng tổ chức nhiều hội thảo, mời nhiều nhà khoa học tham gia. Vỉa hè, lòng đường là đất công, không phải là sở hữu riêng của cá nhân nào. Vỉa hè, khoảng không, cây xanh khi tu sửa, trồng mới, chỉnh trang đều do đơn vị chức năng của Nhà nước đảm nhận và tiền từ ngân sách.

Tuy nhiên, đa số các nhà khoa học đều thừa nhận thực tế ở Việt Nam đang có tình trạng đất vỉa hè được sự dụng theo tính chất "đất công bán tư". Như hiện nay, khu vực vỉa hè của những người có nhà bám mặt đường, họ vẫn thường coi phần vỉa hè trước cửa nhà ai nhà đấy quản lý và thậm chí nếu có người đỗ xe, hay đứng trước đó họ còn cho mình quyền đuổi người khác để kinh doanh".

Trao đổi về tình trạng trên, đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng: "Thứ nhất đã là quy định, luật thì nên chuẩn nhưng muốn khả thi thì phải căn cứ vào thực tiễn. Tại sao ở Hà Nội và nhiều địa phương quyết tâm nhiều lần nhưng không thể thực hiện triệt để được?

Đặt vào hoàn cảnh và tình hình thực tiễn của Hà Nội hay TP.HCM có nhiều khu phố đã xây dựng, quy hoạch từ lâu. Như ở Hà Nội có phố cổ đan xen, mật độ dân cư đông, quy hoạch này đã có từ lâu rồi, khắc phục nó phải dần dần. Thứ hai là đảm bảo tính nghiêm minh của quy định nhưng phải đảm bảo dân sinh, tức là phải đảm bảo cuộc sống của người dân. Cho nên phải áp dụng linh động, có một số nơi vì điều kiện không thể thay đổi quy hoạch được tuyến phố có thể kinh doanh, nhưng với điều kiện phải giám sát chặt chẽ. Làm được điều đó thì yêu cầu trách nhiệm cao của chính quyền địa phương, chỉ có thế mới đảm bảo sự thẩm mỹ của Thủ đô. Vì, cấm tuyệt đối là rất khó".

ThS.KTS Ngô Trung Hải cho rằng, nên tham khảo về con đường sử dụng đất công hợp lý. Cụ thể, ở Pháp, họ cho phép hàng quán bày bán lấn ra đường 1m hoặc 2m với những tiêu chuẩn mặt cắt đường, lưu lượng xe nhất định. Đó là các quán cafe kiểu gỗ hoặc kính bán tràn ra phía ngoài. Đây là các tuyến phố đi bộ, hàng hoá bày bán vỉa hè không xen lẫn hoạt động của các phương tiện giao thông khác. Và, họ có thu thuế, tính tiền sử dụng phần đất công này. Còn bán hàng rong trong đô thị xen lẫn giao thông di chuyển là không được, vì rất nguy hiểm. Nhưng nhu cầu sinh sống ở đô thị, nhu cầu bán hàng rong là câu chuyện có thực của cuộc sống.

“Theo cá nhân tôi, chính quyền ở các đô thị cần tính toán các tuyến phố, vỉa hè, thời gian tồn tại của những người bán hàng rong trong những thời điểm hợp lý với điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Ví dụ như có thể cho phép họ bán hàng 1 - 2 tiếng vào buổi trưa ở một số tuyến không ảnh hưởng đến giao thông công cộng, không ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Thu phí mang tính nhất định để vệ sinh, quản lý khu vực bán hàng rong. Cho phép họ hoạt động ổn định, điểm bán hàng vỉa hè đúng thì các món hàng rong mang tính chất truyền thống lại có thể là ưu thế thu hút khách du lịch", ông Ngô Trung Hải đề xuất.

Hống hách như mấy "ông tự nguyện"

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng, công bằng mà nói, lực lượng dân phòng ở Hà Nội cũng như các đô thị khác có những đóng góp nhất định trong việc đảm bảo giao thông, trật tự tại các phường xã. Tuy nhiên, câu chuyện về cách ứng xử của dân phòng không chỉ ở TP.HCM mà ở Hà Nội cũng từng được nhiều lần nhắc đến. Lực lượng này có nhiều người tốt, làm việc tự nguyện mà bồi dưỡng không đáng là bao. Tuy nhiên, chúng ta phải vừa động viên tinh thần nhưng rõ ràng phải có sự quán triệt, giáo dục ý thức với họ, đã tự nguyện làm cho dân thì thái độ không thể hống hách.

Đỗ Thơm

Vụ đánh người bán hàng rong nhập viện: Phường xin lỗi

Thứ 7, 14/12/2013 | 11:52
Hai người tham gia trấn áp người bán hàng rong bị cho ngưng việc.

Hàng rong biến xe buýt thành 'bẫy' kiếm lời

Thứ 4, 18/09/2013 | 07:35
Dọc ngang, chen chúc cùng hành khách trên các tuyến xe buýt, những phận đời sống bám bánh xe buýt lựa chọn cho mình muôn kiểu mưu sinh. Tuy nhiên, không ít hàng rong mưu sinh chân chính bắt đầu biến tướng thành chiêu lừa mang tên bán hàng giá rẻ. Nguy hiểm hơn, các đối tượng trên còn ngang nhiên xúc phạm, đe dọa, thậm chí hành hung hành khách, tài xế...

6 nhân viên quản lý đô thị đánh chết người bán hàng rong?

Chủ nhật, 21/07/2013 | 10:50
6 nhân viên quản lý đô thị ở miền nam Trung Quốc đã bị cảnh sát bắt giữ vì có liên quan tới cái chết của một người bán hàng rong mới đây.

Người dân coi 'siết hàng rong' là chuyện đùa

Thứ 3, 22/01/2013 | 08:22
Xét theo những tiêu chí này thì gần như 100% các hàng rong, vỉa hè đều vi phạm và nếu làm chặt thì chúng sẽ bị xóa sổ. Mặc dù vậy, theo khảo sát của PV, ở thời điểm trước và sau "giờ G", những người buôn bán kinh doanh hàng rong vẫn tỏ ra rất xa lạ với nguy cơ "khai tử" con đường mưu sinh kiếm sống của mình.

Hôm nay Bộ Y tế 'siết' hàng rong: Dân nghèo ăn đâu?

Chủ nhật, 20/01/2013 | 09:44
Hôm nay (20/1), thông tư 30 của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực. Nếu Bộ thực hiện "chặt" thì có thể ngàn người sẽ thất nghiệp.

Vụ đánh người bán hàng rong nhập viện: Phường xin lỗi

Thứ 7, 14/12/2013 | 11:52
Hai người tham gia trấn áp người bán hàng rong bị cho ngưng việc.

Hàng rong biến xe buýt thành 'bẫy' kiếm lời

Thứ 4, 18/09/2013 | 07:35
Dọc ngang, chen chúc cùng hành khách trên các tuyến xe buýt, những phận đời sống bám bánh xe buýt lựa chọn cho mình muôn kiểu mưu sinh. Tuy nhiên, không ít hàng rong mưu sinh chân chính bắt đầu biến tướng thành chiêu lừa mang tên bán hàng giá rẻ. Nguy hiểm hơn, các đối tượng trên còn ngang nhiên xúc phạm, đe dọa, thậm chí hành hung hành khách, tài xế...

6 nhân viên quản lý đô thị đánh chết người bán hàng rong?

Chủ nhật, 21/07/2013 | 10:50
6 nhân viên quản lý đô thị ở miền nam Trung Quốc đã bị cảnh sát bắt giữ vì có liên quan tới cái chết của một người bán hàng rong mới đây.

Người dân coi 'siết hàng rong' là chuyện đùa

Thứ 3, 22/01/2013 | 08:22
Xét theo những tiêu chí này thì gần như 100% các hàng rong, vỉa hè đều vi phạm và nếu làm chặt thì chúng sẽ bị xóa sổ. Mặc dù vậy, theo khảo sát của PV, ở thời điểm trước và sau "giờ G", những người buôn bán kinh doanh hàng rong vẫn tỏ ra rất xa lạ với nguy cơ "khai tử" con đường mưu sinh kiếm sống của mình.

Hôm nay Bộ Y tế 'siết' hàng rong: Dân nghèo ăn đâu?

Chủ nhật, 20/01/2013 | 09:44
Hôm nay (20/1), thông tư 30 của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực. Nếu Bộ thực hiện "chặt" thì có thể ngàn người sẽ thất nghiệp.