Làng cá cảnh Yên Phụ thời... thất thế

Làng cá cảnh Yên Phụ thời... thất thế

Thứ 4, 22/05/2013 | 15:18
0
Yên Phụ (Tây Hồ, Hà Nội) từng được biết đến như một làng nghề nuôi cá cảnh nổi tiếng nhất đất Bắc với hầu hết các hộ gia đình bám nghề kiếm sống. Tuy nhiên trong thời hiện tại không còn nhiều hộ có thể sống bằng nghề nuôi cá cảnh truyền thống.

Cũng như những làng nghề truyền thống khác, làng cá Yên Phụ đang đứng trước những thử thách hóc búa của thời toàn cầu hóa.

"Bảo hành" cá để giữ chân khách

Sau nhiều lần hỏi thăm, chúng tôi cũng tìm đến một đầu mối chuyên bán cá cảnh Tú Phượng. Anh Tú (chủ đầu mối Tú Phượng) cho biết: "Nghề nuôi cá có từ rất lâu, đến thế hệ chúng tôi cũng do cha ông truyền lại. Sở dĩ cá cảnh Yên Phụ nổi tiếng là nhờ vào kĩ thuật chăm sóc và hình dáng rất đặc trưng của con cá. Cá Yên Phụ rất khỏe mạnh, đa dạng về màu sắc, ít bị chết khi nuôi".

Theo khảo giá của PV, trên thị trường hiện nay, giá mỗi đôi cá vàng khoảng 10.000 đồng/đôi. Giá cả sẽ dao động theo kích cỡ của cá chứ không cố định.

Tuy nhiên trước một trào lưu "cá độc" đang hút hồn dân chơi cá cảnh thì ngày càng nhiều người tìm đến Yên Phụ chỉ để tìm mua cá truyền thống về làm nền cho những loại cá quý tộc. Anh Tú cho biết: "Cá cảnh truyền thống như  cá vàng, cá ngựa vằn, bảy màu... thường có đặc điểm bắt đèn tốt nên khi thả vào bể sẽ tạo độ long lanh. Còn những loại "cá độc" hiện nay như cá rồng, cá đuối,... mặc dù đắt tiền nhưng khi nuôi nếu không được phối ghép cho hài hòa rất dễ trở nên đơn điệu. Tuy nhiên, sự "xuống hạng" của loại cá truyền thống cũng khiến giá cả bị ép giảm xuống đáng kể.

Nếu như trước đây với diện tích bể cá trung bình từ 1m - 1,2m người bán có thể tiêu thụ từ 300 - 500 đôi "cá cỏ" các loại nhưng hiện nay khi cá truyền thống ngậm ngùi trở thành thứ trang trí thì số lượng cá cung cấp cho những bể cá có diện tích tương tự chỉ bằng 1/2 thậm chí 1/3 trước đây. Trong khi đó, loài cá này vốn dễ sinh sản nên “hàng tồn” nhiều, giá bán trước đây dao động từ 16.000 - 20.000 đồng/đôi nay chỉ còn từ 10.000 - 12.000 đồng/đôi”.

Anh Tuấn - chủ cửa hàng Tuấn Yến còn cho biết thêm: "Trước đây, cứ có khách đặt hàng, mình bàn giao cá đúng số lượng là xong việc thì nay nhiều nhà còn phải dùng thêm biện pháp "kích cầu" bằng hợp đồng "bảo hành" cho cá. "Theo thời gian bảo hành, từ 15 ngày - 30 ngày, cá chết quá nửa số giao đầu vào thì chủ hàng phải đền bù thiệt hại từ 10 - 15%".

Xã hội - Làng cá cảnh Yên Phụ thời... thất thế

Cá truyền thống làng Yên Phụ vắng bóng người mua

Vì thu nhập từ nghề này xuống thấp nên không ít gia đình có ý định từ bỏ nghề truyền thống - nuôi, bán cá cảnh. Chủ cửa hàng Tuấn Yến, một hộ hiếm hoi còn giữ nghề nuôi cá cho biết: "Chúng tôi nuôi cá chỉ vì muốn giữ nghề chứ chẳng ai coi đây là cần câu cơm. Còn đối với những hộ gia đình quyết bám trụ bằng nghề kinh doanh cá sẽ nhập thêm cá ngoại để bán cho khách".

Dân nuôi cá loay hoay "làm mới" nghề

Một điều dễ nhận thấy khi về làng cá cảnh Yên Phụ là những giống cá ở đây còn quá đơn điệu. Bao năm qua đi mà làng vẫn chỉ nuôi những giống cá từ xưa các cụ đã để lại. Việc nuôi giống cá mới thì gặp phải rất nhiều khó khăn và rủi ro nên không nhiều hộ dám mạnh dạn đầu tư. Người dân nơi đây quay sang buôn cá và dần dần trở thành đầu mối cung cấp cá cảnh lớn nhất Thủ đô.

Thông thường cá được nhập về từ nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Indonesia ... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân chơi cá cảnh. Theo tiết lộ của một chủ cửa hàng, việc buôn bán những loại cá ngoại nhập thu lợi hơn rất nhiều so với việc nuôi cá truyền thống. Hiện nay, hai mặt hàng cá được cho là cao cấp nhất và hay được người nuôi nhập về là cá rồng và cá la hán. Giá mỗi loại cá này dao động từ 1 triệu cho đến hàng chục triệu đồng/con, tùy vào kích cỡ và hình dáng. Thực ra giá hai loại cá trên không cao nhưng chi phí vận chuyển đã đội giá thành lên. Hơn nữa với những tay chơi có tiền, điều quan trọng không nằm ở giá mà ở chỗ phải "độc", lạ. Vì vậy, mặt hàng nào càng "độc" thì giá càng cao.

Chủ một cửa hàng khác chia sẻ: "Ngày trước cứ một tháng là người dân có thể xuất một lứa cá. Tuy nhiên, do cá vừa nhỏ, vừa không có gì đặc biệt nên giá bán không cao. Hộ nuôi ít thì lãi mỗi tháng từ 1 - 1,5 triệu đồng/lứa. Hộ nuôi nhiều thì lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/lứa".

Hiện nay, loài cá cỏ cũng được nhập từ Trung Quốc về. "Thông thường cá được nhập về ở giai đoạn trước khi xuất hàng khoảng 1 tháng. Lúc này cá sẽ được xử lý môi trường nước cho thích nghi để loại bỏ dần những con yếu rồi mới bán cho khách. Tuy nhiên, loài cá nhập thường có sức đề kháng yếu hơn do sự thay đổi môi trường đột ngột nên cần hạn chế chuyển bể thì mới mong thọ lâu được" - Anh Tuấn chia sẻ kinh nghiệm.

Bên cạnh những hộ chuyển sang buôn bán cá cảnh thì vẫn còn nhiều người mày mò tự cải tiến kĩ thuật nuôi cá. Ông Bách - một trong số ít người có thể tự nuôi những giống cá người ta còn phải nhập như: Cê - can, cầu vồng, hồng quần..., tâm sự: Hiện nay ngoài những giống cá nhập xịn nhiều người còn tìm hiểu để lai tạo thành nhiều giống cá khác nhau, chủ yếu nhất vẫn là các loại cá được lai tạo từ cá chép. Khi được lai tạo, chúng sẽ có những điểm nhấn khác lạ với cá chép nguyên bản như màu sắc "loang lổ" hay đuôi được tạo dáng thướt tha hơn...Sở dĩ chọn loài cá chép để lai tạo, bởi đây là loài cá tương đối khỏe, giá thành trung bình nên dù thành công hay thất bại cũng không lo bị "âm vốn".       

Theo một dân chơi cá chuyên nghiệp cho biết, hiện nay loại cá Koi Nhật thường bị dân buôn cá dùng cá chép lai để giả mạo bán cho khách. Vì thế người mua cần chú ý vào những đặc điểm của cá Koi Nhật xịn để phân biết như: Râu dài và mập hơn cá chép, vây ở ngực to và có màu trắng đục, phản xạ với mồi ăn của Koi Nhật tinh nhanh hơn cá chép.

Tuệ Linh - Phạm Thiệu

Làng quê náo loạn vì 'thần dược' tầm gửi

Chủ nhật, 12/05/2013 | 09:09
Chị hàng xóm của tôi nghèo quá mang cả nửa tạ thóc ra đổi lấy hơn một cân quả "thần dược" về ngâm rượu chữa bệnh dạ dày cho chồng.

Làng tiến sĩ mất phong thủy do thầy địa lý Tàu yểm bùa?

Thứ 6, 10/05/2013 | 07:59
Chuyện đỗ đạt làm quan của một dòng họ, một gia đình ngoài yếu tố con người, sự nỗ lực, đôi khi cũng được lý giải bằng sự phù hộ của tổ tiên. Vì vậy khi một dòng họ đương bao đời vinh hiển bỗng chốc đi xuống, thì nguyên nhân thường được đưa ra là... phong thủy bị phá.

Ngôi làng hoàn lương dành cho những người một thời lầm lỡ

Thứ 2, 06/05/2013 | 13:43
Họ có một quá khứ lầm lỡ, phải trả giá việc chôn vùi tuổi trẻ trong chốn lao tù. Mãn hạn họ tìm đến với nhau những người cùng cảnh ngộ, tạo thành một xóm nhỏ bên khu đồi biệt lập. Chính nơi đó, họ bình tâm làm lại cuộc đời.