Tâm sự của người có kinh nghiệm vớt xác

Tâm sự của người có kinh nghiệm vớt xác

Thứ 7, 16/11/2013 | 11:43
0
"Riêng dân sông nước chúng tôi thì ai cũng biết. Nếu tự nhiên chọc vào một vật gì đó mà thấy người mình tự nhiên giật bắn thì chắc chắn đã chạm phải xác người”, ông Hương kể.rn

“Ngư cụ” chuyên dụng

Làng vạn chài Cổ Đô có xấp xỉ khoảng một trăm hộ gia đình. Khi được hỏi có khoảng bao nhiêu người trong số ấy làm nghề câu xác chết thì ông Tính trả lời luôn: “Đã là dân vạn chài ở đây thì ai cũng có thể làm việc đó. Hầu hết ai chả một đôi lần một mình hay cùng với những người khác vớt xác người chết”. Hỏi tiếp ông Tính: “Sao kiếm kế sinh nhai bằng nghề sông nước mà lại dám chống lại Hà Bá, mọi người không sợ Hà Bá nổi giận mà bắt sao?”. Ông Tính cười lớn: “Tất cả chúng tôi ở đây đều là dân công giáo. Cứ thấy việc nên làm thì làm thôi chứ tuyệt đối không kiêng kỵ điều gì”. Bản thân ông Tính cũng không biết mình là đời thứ bao nhiêu lênh đênh trên sông nước, và đến đời của ông thì có bao nhiêu cái xác được vớt lên.

Xã hội - Tâm sự của người có kinh nghiệm vớt xác

Ông Hương với những câu chuyện vớt xác của mình.

Họ làm không phải để được trả ơn mà đơn giản là làm phúc

Sông nước đã nuôi dưỡng cuộc sống cho những người dân vạn chài  nhưng cũng đưa đẩy họ đến với một cái nghề cực chẳng đã, câu xác người. Đã là người dân vạn chài Cổ Đô thì hầu hết ai cũng từng ít nhất một lần tham gia vớt xác người chết đuối trên sông. Đời trước truyền đời sau, cái nghề ấy đã vận vào những người dân vạn chài Cổ Đô như một sự tất yếu. Họ làm việc này không phải để được trả ơn mà đơn giản là làm phúc giúp đời.

60 tuổi, cũng là 60 năm ông Lê Văn Hương bập bềnh theo con nước. Những vụ vớt xác người mà ông Hương trực tiếp tham gia ông không thể nào nhớ hết. Ông bảo: “Chúng tôi làm việc này trước hết là vì cái tâm chứ chả phải vì một chút thù lao của gia đình người ta. Nói thật, đã có những trường hợp vì mong mỏi tìm được xác người thân họ sẵn sàng trả công cho chúng tôi 1 triệu đồng/ngày nhưng lòng nào chúng tôi lấy thế hả anh chị. Họ mất người đã đau xót lắm rồi, mình đâu thể đục nước béo cò thất đức như thế được”.

Sinh ra và lớn lên ở làng chài Cố Đô, ông Hiển đã từng chứng kiến biết bao vụ chết đuối vì trượt chân, đắm đò. Thế nhưng có những vụ quá đỗi thương tâm thì dù nó đã xảy ra cách đây hàng vài chục năm ông vẫn nhớ như in. Ông kể lại: “Năm 1989, ở xã Phú Cường đã xảy ra một vụ đắm thuyền làm 20 người thiệt mạng. Đa số họ đều bị dòng nước chảy xiết của sông Đà cuốn đi mất. Chính quyền xã đã huy động toàn bộ lực lượng là dân vạn chài tham gia vào cuộc tìm kiếm xác những người xấu số. Những tấm lưới chuyên dụng, những chiếc lưỡi câu đặc biệt được mang ra tận dụng tối đa. Do bề mặt sông quá rộng cộng với số lượng người chết quá lớn nên những người dân vạn chài đã nghĩ ra cách nối các tấm lưới của các hộ gia đình vào với nhau. Với tấm lưới khổng lồ và những chiếc lưỡi câu tua tủa, chỉ trong một thời gian ngắn những xác người chết đuối được tìm thấy hết, xoa dịu phần nào nỗi đau cho thân nhân của họ”.

Làm phúc, tích đức

Ông Hương chia sẻ: “Người chết đuối ở khúc sông này nhiều lắm. Tất nhiên không phải chỉ ở điểm này mà ở nhiều điểm khác trôi dạt xuống. Nhất là vào mùa hè, các cháu được nghỉ học rủ nhau ra tắm sông nên sẩy chân. Mới năm ngoái, có ba cháu ở Tản Hồng cũng bị ngã và chết ở đây. Vụ đó tôi không tham gia vớt mà để cho người con rể tôi đi với những người làng. Cuối cùng cũng vớt được xác các cháu ở cách xa đến 15km”.

Ông kể rằng năm 1997, ông đã cùng người con rể tham gia tìm kiếm xác của một bé trai hơn mười tuổi. Năm đó mùa lũ, cháu ngồi trên một chiếc thuyền cóc để đi hái rau muống. Chẳng may nước to, sóng lớn nên thuyền bị chìm. “Sau đó gia đình đã đến nhờ chúng tôi vớt xác nhưng vì ở trên tràn rau muống thì không thể thả câu được. Tôi phán đoán chỗ nào thì con rể tôi mò chỗ đó. Lúc đó tôi may mắn thế nào lại vớ được cái cọc tre dài chừng 3, 4 mét, tôi vừa chọc vừa thăm dò, cuối cùng cũng tìm thấy. Làm nghề này nếu không có kinh nghiệm thì rất khó, có những người cũng dùng cọc để dò nhưng sẽ không biết đâu là người, đâu là những đồ vật khác nhưng riêng dân sông nước chúng tôi thì ai cũng biết. Nếu tự nhiên chọc vào một vật gì đó mà thấy người mình tự nhiên giật bắn thì chắc chắn đã chạm phải xác người”,  ông Hương chia sẻ.

Nhưng không phải công việc câu xác chết lúc nào cũng gặp thuận lợi. Bởi vì nếu chẳng may khúc sông đó lại có những kè đá thì bất kể lưỡi câu nào thả xuống cũng vô ích vì bị mắc vào các mỏm đá. Mới đây nhất có trường hợp một người phụ nữ 36 tuổi quê ở Minh Nông, Phú Thọ tự tử. Anh em vạn chài đã lùng sục khắp các khúc sông đúng 3 ngày đêm nhưng không thấy. Đến ngày thứ 4 cái xác tự nổi và trôi dạt vào một khúc sông ở địa bàn Vân Sa.

Xã hội - Tâm sự của người có kinh nghiệm vớt xác (Hình 2).

Khúc sông quanh làng chài như cơ duyên cho những xác người neo đậu.

Vướng vào cái nghiệp vớt xác này đã nhiều năm, ông Nguyễn Văn Long chia sẻ: “Theo lẽ thông thường thì với người chết đuối nếu không vớt được xác ngay thì sau ba ngày sẽ tự nổi. Nhưng cũng có những ca phải mấy tháng sau mới tìm thấy xác. Những trường hợp như thế đều là bị cát lấp”.

Ông Hương nhớ một trường hợp chết đuối cách đây hơn mười năm ở xã Bất Bạt: “Gia đình đó hiếm muộn, cầu tự mãi mới được một mụn con giai. Thế mà thế nào gia đình sơ ý để nó ra sông tắm rồi chết đuối. Xót con, gia đình phát tờ rơi nói là nếu ai vớt được xác con của họ thì sẽ hậu tạ hẳn 20 triệu đồng nhưng khi tìm được xác cháu thì chúng tôi cũng chỉ nhận một chút tiền gọi là tiền xăng dầu thôi”.                    

Thiên Bình - A Phong

Khát vọng lên bờ của một làng chài

Thứ 7, 19/10/2013 | 13:54
Bao đời nay, người dân làng chài Nguyệt Đức, xã Vân Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) lênh đênh trên sông Cầu mưu sinh. Dù cuộc sống vất vả, gian khó nhưng họ vẫn lạc quan vào một ngày thế hệ tương lai của họ được “lên bờ”.

Nước mắt vọng phu ở làng chài Tam Hải

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:45
Những người đàn ông ôm giấc mơ thoát nghèo từ những chuyến đi biển, những gia đình nghèo khó trông chờ chồng những lần ra khơi, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được ước mơ. Rất nhiều người phụ nữ ngày đêm phải làm "đá vọng phu", một mình lầm lũi nuôi con, khi những người chồng của họ cứ ra khơi, nhưng mãi mãi không về...

Bí ẩn làng chài được yểm bùa

Thứ 2, 21/10/2013 | 11:29
Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn) có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã.

Xót lòng cảnh xóm chài 'trói' con để mưu sinh

Thứ 6, 06/09/2013 | 18:13
Trên dòng nước mênh mông của sông Đồng Nai đang "cưu mang" hàng trăm mảnh đời nghèo khổ, nhưng để có thể kiếm được bữa ăn, có những bậc cha mẹ phải "trói" con trên thuyền...

Độc đáo làng chài trên cao nguyên

Thứ 2, 01/04/2013 | 08:17
Công trình thủy điện, thủy nông Ayun Hạ hoàn thành năm 1994, nằm trên địa bàn 2 huyện Chư Sê và Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Với diện tích mặt nước 37 km2, công trình vĩ đại, tuyệt đẹp này không chỉ khiến Gia Lai trở thành vựa lúa của Tây Nguyên, nó còn giúp hàng ngàn nông dân mưu sinh, thoát nghèo bằng nghề đánh bắt cá.

Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

Thứ 5, 27/06/2013 | 14:00
Trong những năm qua, với chủ trương khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, nhiều ngành nghề truyền thống ở Hưng Yên có cơ hội được khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của thị trường, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các hộ gia đình, điển hình như: nghề tận thu và tái chế nhựa thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh), nghề tái chế chì ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề tại các địa phương này đã kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân trong vùng cũng như các khu vực xung quanh.

Tuscany - vùng đất lãng mạn nhất Italia

Chủ nhật, 23/06/2013 | 08:27
Là một trong những vùng đất lãng mạn nhất của Italia, Tuscany là tổng hòa vẻ đẹp của núi đồi, biển cả, nét trầm tư, cổ kính, thôn quê và sự duyên dáng, sang trọng, giàu có.

Khát vọng lên bờ của một làng chài

Thứ 7, 19/10/2013 | 13:54
Bao đời nay, người dân làng chài Nguyệt Đức, xã Vân Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) lênh đênh trên sông Cầu mưu sinh. Dù cuộc sống vất vả, gian khó nhưng họ vẫn lạc quan vào một ngày thế hệ tương lai của họ được “lên bờ”.

Nước mắt vọng phu ở làng chài Tam Hải

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:45
Những người đàn ông ôm giấc mơ thoát nghèo từ những chuyến đi biển, những gia đình nghèo khó trông chờ chồng những lần ra khơi, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được ước mơ. Rất nhiều người phụ nữ ngày đêm phải làm "đá vọng phu", một mình lầm lũi nuôi con, khi những người chồng của họ cứ ra khơi, nhưng mãi mãi không về...

Bí ẩn làng chài được yểm bùa

Thứ 2, 21/10/2013 | 11:29
Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn) có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã.

Xót lòng cảnh xóm chài 'trói' con để mưu sinh

Thứ 6, 06/09/2013 | 18:13
Trên dòng nước mênh mông của sông Đồng Nai đang "cưu mang" hàng trăm mảnh đời nghèo khổ, nhưng để có thể kiếm được bữa ăn, có những bậc cha mẹ phải "trói" con trên thuyền...

Độc đáo làng chài trên cao nguyên

Thứ 2, 01/04/2013 | 08:17
Công trình thủy điện, thủy nông Ayun Hạ hoàn thành năm 1994, nằm trên địa bàn 2 huyện Chư Sê và Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Với diện tích mặt nước 37 km2, công trình vĩ đại, tuyệt đẹp này không chỉ khiến Gia Lai trở thành vựa lúa của Tây Nguyên, nó còn giúp hàng ngàn nông dân mưu sinh, thoát nghèo bằng nghề đánh bắt cá.

Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

Thứ 5, 27/06/2013 | 14:00
Trong những năm qua, với chủ trương khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, nhiều ngành nghề truyền thống ở Hưng Yên có cơ hội được khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của thị trường, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các hộ gia đình, điển hình như: nghề tận thu và tái chế nhựa thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh), nghề tái chế chì ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề tại các địa phương này đã kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân trong vùng cũng như các khu vực xung quanh.

Tuscany - vùng đất lãng mạn nhất Italia

Chủ nhật, 23/06/2013 | 08:27
Là một trong những vùng đất lãng mạn nhất của Italia, Tuscany là tổng hòa vẻ đẹp của núi đồi, biển cả, nét trầm tư, cổ kính, thôn quê và sự duyên dáng, sang trọng, giàu có.