'Thuốc câu gái' và đặc sản 'made in Lạng Sơn'

'Thuốc câu gái' và đặc sản 'made in Lạng Sơn'

Chủ nhật, 05/05/2013 | 10:21
0
Tôi có dịp đến Lạng Sơn hai lần, mỗi lần chừng nửa tháng, một lần rét kỷ lục và một lần cũng nóng kỷ lục. Nếu coi Lạng Sơn là một con người thì tôi nghĩ đây là một gã từng trải và nhẹ nhàng. Ở xứ Lạng cái gì cũng có một ít, từ thắng cảnh, các dân tộc cho đến các trung tâm buôn bán, giao thương và món ăn...

Đặc sản "made in Lạng Sơn"

Về xứ Lạng lần này, chúng tôi trọ tại khu ký túc của trường nằm trên đường Phai Vệ, một con đường đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ chỉ 5 phút đi bộ là có thể ra quốc lộ 1 đi Bắc Giang - Hà Nội, lại cũng chỉ 5 phút là vào được trung tâm thành phố, để đi chợ đêm Kỳ Lừa. Người dân nơi đây vẫn tự hào, xứ Lạng có hai chợ lớn là chợ đêm Kỳ Lừa và chợ Đông Kinh. Chợ Kỳ Lừa chỉ một tầng, trải dài trên một khu đất rộng. Trong khi đó, chợ Đông Kinh có nhiều tầng và được xây dựng có phần hiện đại hơn.

Mặc dù khi lên đây chúng tôi được dặn dò phải "ngoan" vì dân ở đây đa phần là người dân tộc, họ không thích nói nhiều mà thích giải quyết bằng… nắm đấm và gạch. Theo như lời của một ông bạn vốn là "thổ công" đất này, sở dĩ có thói quen này vì người dân tộc không thể nói lại người dưới xuôi. Nhưng thực tế chúng tôi biết có vẻ không hẳn thế. Ở Lạng Sơn chủ yếu là dân tứ chiếng đổ về đây làm ăn. Còn nếu là dân bản địa (chủ yếu là người Tày và Nùng - PV), tôi thấy họ hiền lành và tốt bụng. Khi chúng tôi lên núi đến một làng trồng rất nhiều quả mắc cọp, họ sẵn sàng cho không mà không lấy tiền. Khi chúng tôi xin nước, gửi đồ, họ giúp đỡ nhiệt tình.

Chúng tôi xin thuốc lá cuốn họ cũng cho mà chẳng tiếc. Ở đây, người ta ăn nhiều dầu mỡ, đường, hầu như món nào cũng có. Có thể do thời tiết lạnh lẽo vào mùa đông nên họ có thói quen ấy. Trong chuyến đi ấy, có hai món mà tôi nhớ là món áp chao và cao sằng. Nghe cũng khá hấp dẫn và mỹ miều nhưng ăn thì chưa biết thế nào. Áp chao được làm giống như bánh rán còn cao sằng thì giống bánh đúc nhưng lại có nước chan và nhiều mỡ lợn. Người ta nói đây là loại bánh ăn càng nóng càng ngon, cái nóng rẫy của bánh khiến vị ngọt của gạo nếp quyện chặt hơn với mùi hương của thịt vịt. Một chút dấm thanh riêng có của xứ Lạng và một chút cay cay, ngọt ngọt rất dễ ăn, nhưng thú thực là tôi không ưa hai món ấy lắm vì ăn nhiều rất ngấy.

Mỗi sáng, tôi thường ra một quán quen của người Tày bản địa để ăn xôi thịt băm với ruốc. Nói chung là người ta bán rất rẻ và cũng rất thoải mái nếu tôi có xin thêm chút ruốc hoặc thịt. Ở những quán này, nếu cùng dân tộc với nhau họ thường nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ của họ chứ không nói tiếng Kinh. Ở các quán cơm bình dân thường có một lọ măng muối ớt để khách ăn kèm. Và đương nhiên, món này luôn được phục vụ miễn phí. Nếu thấy ngon, bạn có thể đặt mua ở các quán này hoặc mua ở các chợ trong thành phố.

Lạ & Cười - 'Thuốc câu gái' và đặc sản 'made in Lạng Sơn'

"Đi chợ", một đặc sản khác của Lạng Sơn

Ngoài các lọ măng muối, có một loại nữa mà khách du lịch hay mua là rượu Mẫu Sơn. Rượu ở đây được đựng trong các bình có hình giống quả bầu và được quảng cáo rất hoành tráng. Họ thường nói, rượu được nấu từ nước suối trên núi cao và một loại men lá của người dân tộc. Tôi thì không biết những điều đó có đúng không nhưng thấy nó được bán khá rẻ, còn mùi vị thì cũng không có gì đặc biệt lắm.

Chiều xuống, khi đang lang thang trên núi, chúng tôi may mắn được thưởng thức món vịt quay, một món có lẽ đã thành thương hiệu của xứ Lạng. Thoạt đầu chúng tôi nhìn thấy mấy con gà đồi nên ngỏ ý vào hỏi mua. Chủ nhà là một người đàn ông dân tộc Tày vui vẻ ra tiếp nhưng bảo rằng lên đây thì phải ăn vịt chứ ăn gà thì phí quá. Sau khi đã chi trả một số tiền, chúng tôi được chủ nhà trực tiếp làm vịt và nấu nướng "giúp". Vịt ở đây quả thực rất ngon, béo mà không ngậy, ngọt mặn và có chút gì hơi chan chát, đăng đắng của lá rừng khiến thực khách phải nhớ mãi.

Người dân ở đây cũng thường mang các loại rau củ và hoa quả từ trên núi xuống để bán vào mỗi sáng. Họ cũng có hai loại quả trồng rất nhiều. Một loại như tôi vừa nói phía trên là mắc cọp (giống quả lê), một loại là mác kham. Mác kham là một loại quả nhỏ bằng đầu ngón tay út, có màu xanh, vị thì rất chua và chát. Người dân bản địa bảo rằng, quả này vừa ăn vừa uống với nước chè mới ngon. Họ còn bảo tiếng Tày thì "mác" nghĩa là quả.

Thú vị "thuốc câu gái"

Tạm biệt những người dân tộc thật thà, hiền lành, chúng tôi lên đường sang cửa khẩu Hữu Nghị, nơi thoạt nghe qua đã thấy thiêng liêng. Chỉ mất khoảng 45 phút đi xe bus với 15.000 đồng từ trung tâm thành phố là đã có thể đến cửa khẩu Hữu Nghị. Xe bus ở đây khá lạ vì tôi thấy nó có chức năng giống như xe khách. Tức là có thể dừng đỗ ở bất cứ đâu theo yêu cầu của khách. Và hay nhất là bạn có thể thuê cả chuyến xe để đi cho một tập thể đông người.

Cửa khẩu Hữu Nghị là nơi buôn bán sầm uất với nhiều chợ. Xung quanh khu vực chỉ toàn núi đá cao ngất. Chợ lớn nhất ở đây là chợ Hữu Nghị, ngoài ra còn có các trung tâm thương mại khác do người Việt hoặc người Trung Quốc mở. Những người buôn bán ở đây cũng rất đa dạng, họ có thể đến từ Nam Định, Hải Phòng…, cũng có thể ở bên Trung Quốc. Một điều lạ, hầu hết những người bán hàng ở đây đều có thể nói thành thạo cả hai thứ tiếng, họ tiêu cả tiền việt lẫn nhân dân tệ. Thậm chí bạn có thể đổi cả tiền Trung Quốc với giá chừng 3.000 đồng đổi 1 tệ.

Có hai món hàng mà tôi cực ấn tượng ở đây. Một là họ sẽ gạ du khách (chủ yếu là đàn ông - PV) mua dao, kiếm, phớ… một cách rất công khai và nhiệt tình. Và nếu họ có gạ tôi mua súng thì chắc tôi cũng không có gì ngạc nhiên cả. Món thứ hai là một thứ thuốc thần tiên có tên gọi là "cau gai". Dịch ra tiếng Việt thì nó có nghĩa là "câu gái", tức là một loại thuốc kích dục. Họ quảng cáo chỉ cần cho phụ nữ uống một viên là phụ nữ sẽ lao vào bạn ngay lập tức. Mỗi viên có giá rất rẻ chỉ khoảng 10.000 đồng. Nếu mua cả vỉ sẽ rẻ hơn.

Phía ngoài chợ, người ta bày bán la liệt các loại hoa quả để du khách đem về làm quà. Đặc sản ở đây là hạt dẻ, đủ các loại lớn nhỏ. Có một điều thú vị là khi bạn mua hạt dẻ ở cùng một địa điểm thì giá có thể khác nhau nhưng thực tế giá lại giống nhau y hệt. Tức là thế này. Nếu tôi mua 1kg hạt dẻ với giá 30.000 đồng/kg. Bạn mua 2kg với giá 15.000 đồng/kg. Khi cân ở một chiếc cân khác với cân người bán hàng chúng ta đều sẽ có 1kg hạt dẻ. Quả thực là họ có những chiếc cân rất công bằng!    

Xuân Hoàng - Nguyễn Vương

Săn gà ‘chính chủ Bắc Giang’ ở biên giới Lạng Sơn

Thứ 6, 04/01/2013 | 16:29
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Hà Nội sẽ ăn gà Bắc Giang. UBND TP Hà Nội và Bắc Giang sẽ xây dựng kế hoạch và ký thỏa thuận về việc cung ứng gà an toàn cho Hà Nội. Tuy nhiên, tình hình gà giống, gà thải loại nhập lậu từ biên ải Lạng Sơn về xứ gà đồi Bắc Giang vẫn đang diễn ra nhức nhối từng ngày.

Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn bị kiện ra tòa

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn vừa bị một số người dân kiện ra tòa vì một quyết định hành chính liên quan việc đền bù đất đai.

Thâm nhập “lãnh địa gỗ lậu” ở Lạng Sơn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Bấy lâu nay rừng đặc dụng Hữu Liên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn đang bị "lâm tặc" xẻ thịt. Ở đây, kiểm lâm rình "lâm tặc" và "lâm tặc" cũng theo dõi "nhất cử nhất động" của lực lượng kiểm lâm.

Cả làng 'phất' lên nhờ... dơi

Thứ 5, 25/04/2013 | 16:45
Hang dơi rộng khoảng hơn 3ha, chiều cao khoảng 150m, ăn sâu vào trong lòng núi đá vôi với số lượng hàng triệu con.

'Tôi không chà đạp lên quyền tranh luận của các bạn Hải Phòng'

Thứ 5, 18/04/2013 | 14:41
Hôm nay, tôi được phép viết một bài phản hồi lại các bạn. Nhưng tôi không dại gì mà đi tranh luận với các bạn (bởi vì các bạn quá đông) mà chỉ muốn đánh động tới các bạn rằng, các bạn hình như đang mắc một “căn bệnh” (nan y) là luôn hỏi người khác: “Sao lại nói như thế?”.

‘Người Hải Phòng hay chửi bậy, nhưng rất tốt’

Thứ 4, 17/04/2013 | 13:23
Tôi không có ý định phân biệt vùng miền, nhưng tôi muốn nói ra suy nghĩ của mình, những gì tôi thấy, tôi nhìn nhận được. Bởi vì, mỗi nơi lại có những nét văn hóa riêng, không thể so sánh một cách phiến diện.

Độc giả Hải Phòng: "Biết thì thưa thì thốt'

Thứ 3, 16/04/2013 | 16:27
'Mong rằng những lần sau bạn có trở lại Hải Phòng thì bạn cũng có những suy nghĩ khách quan hơn và văn hóa hơn bây giờ' (Jang Phan).