Lễ hội kỳ lạ với người quá cố ở Madagasca

Lễ hội kỳ lạ với người quá cố ở Madagasca

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Dạo chơi trên khắp thế giới, chúng ta có thể bắt gặp nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, tư tưởng khác nhau đặc trưng cho những nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên không đâu gây ấn tượng hơn cảnh hội Famadihana ở Madagasca, nơi chúng ta có thể bắt gặp những con người đào mộ tổ tiên lên để nhảy múa cùng với xác chết.

Tập tục lạ thường

Madagasca là một quốc đảo nằm ở Ấn Độ Duơng ngoài khơi phía đông châu Phi. Lần đầu tiên đuợc thế giới biết đến vào khoảng thế kỷ thứ 7 khi nguời Ả rập đến giao thuơng dọc bờ biển Tây Bắc. Vào thế kỷ 18 nơi đây đuợc xem là sào huyệt của cuớp biển thu mua nô lệ. Xã hội phân chia theo từng bộ tộc đến năm 1790 thì người Merina lên nắm chính quyền. Để dẹp nạn buôn nô lệ, triều đình Merina phải ký hiệp uớc với nguời Anh để đuợc giúp đỡ quân sự và tài chính. Năm 1890, Madagasca chuyển từ tay chính phủ Anh trở thành thuộc địa của Pháp và bị đô hộ 70 năm cho tới khi dành độc lập chính thức năm 1960. Với lịch sử như vậy, Madagasca chịu ảnh huởng từ rất nhiều nền văn hóa, từ văn hóa châu đại duơng tới văn hóa Anh, Pháp.

Sự kiện - Lễ hội kỳ lạ với người quá cố ở Madagasca

Một hình ảnh quen thuộc ở nghi lế Famadihana

Mặc dù vậy, nơi đây vẫn lưu giữ nhiều tập tục mang phong cách riêng, một trong số đó là lễ hội Famadihana. Mỗi khi kỳ hội này diễn ra, họ đào mộ ông bà tổ tiên, lấy xương và phần còn lại của xác chết quấn vào một tấm vải lụa rồi khênh xác chết lên đầu nhảy múa trong tiếng nhạc rầm rĩ. Không khí ngày hội vô cùng sôi động, bên cạnh âm nhạc, nhảy múa hát ca, người tham gia còn giết rất nhiều thịt để thiết đãi khách mời. Tổ chức hội càng to, vị trí của gia đình càng được củng cố.

Famadihana có thể hiểu là thay xương, một chữ có thể gợi lên những xúc cảm rợn người, kinh dị đối với nhiều nguời nhưng với người Merina và Betsileo thì rất bình thường. Tục lệ này xuất phát từ quan niệm về tổ tiên của bộ tộc Merina.

Đối với người Merina nói riêng và người Malagasy (tên cũ của Madagasca) nói chung, tổ tiên không chỉ là những người sinh ra chúng ta mà còn bao gồm cả thân nhân họ, những người đã chết. Trong thực tế, người chết rất được coi trọng trong tín ngưỡng của Malagasy. Trở thành tổ tiên là một vinh dự vì sẽ ban phước lành cho những người thân còn lại trong gia đình, trở thành thế lực tâm linh bảo vệ và cảnh báo họ trước tai biến. Tín ngưỡng của người Malagasy, cũng giống như của người châu Á, là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Những người còn sống một lòng tôn vinh tổ tiên, chăm sóc phần mộ hài cốt của họ để cầu mong cho gia đình mình được yên bình hạnh phúc. Nhiều khu vực ở nông thôn và cung điện có thể tìm thấy một tảng đá nhỏ bên cạnh mộ của vua chúa hoặc những tổ tiên có quyền lực, đó là nơi mọi người dùng để đứng lên, cầu phước lành và trao quà (rượu, mật ong, kẹo, tiền...) để cảm tạ tổ tiên đã mất.

Thông thường khi chôn cất một con người, người ta đã bắt đầu chuẩn bị tinh thần để tổ chức Famadihana cho họ. Sau khi chết, người quá cố luôn được bao bọc bởi Lambamena, thứ lụa cao quý theo truyền thống của người dân bản địa. Hài cốt, hay còn gọi là Razana được người Madagasca xem là thực thể thiêng liêng xứng đáng với những thước lụa đẹp và quý nhất. Cho nên dù trong hoàn cảnh nào, gia chủ cũng cố gắng sắm cho ông bà mình một tấm Lambamena. Tuy nhiên, khi phúng viếng gia đình người quá cố, những người đến viếng cũng biếu tiền để hỗ trợ người nhà mua Lambamena hoặc biếu hẳn Lambamena cho họ. Một gia đình do vậy có thể nhận được nhiều Lambamena từ người thân, bạn bè. Họ sẽ dùng tất cả chỗ đó để bọc thi thể người chết. Labamena càng nhiều chứng tỏ gia chủ càng giao thiệp rộng, càng giàu có và có ảnh hưởng lớn.

Một người Madagasca kể lại rằng trong đám tang ông nội anh ta, một bác sỹ, gia đình đã nhận được 7 tấm Lambas cùng rất nhiều lời chia buồn. Trong 3 đêm giữ thi thể người quá cố trong nhà, khách khứa đến viếng nườm nượp cho tới tận 11 giờ đêm. Những đám tang lớn như vậy là một niềm hân hạnh của những gia đình Madagasca, chứng tỏ địa vị xã hội cũng như tính cách quảng giao của người đã khuất. (Còn nữa)

Minh Nguyệt