Môn lịch sử và suy nghĩ của một người trẻ

Môn lịch sử và suy nghĩ của một người trẻ

Thứ 3, 09/04/2013 | 09:55
0
Nhớ hồi học cấp hai mình rất thích môn lịch sử. Số điểm của mình lên đến hơn chín phẩy. Còn cấp ba thì dù có thức từ bốn giờ sáng để học, mình vẫn không thể nào nhét vô đầu chữ nào được.

Điều gì làm mình lúc học tốt lúc học tệ như thế. Mình nghĩ có lẽ bắt nguồn từ cái gọi là đam mê. Từ khi biết đọc, dì đã hay gửi cho mình rất nhiều truyện tranh, thường là theo thùng, vì dì có bạn làm bên xuất bản. Mình đọc ngấu nghiến từng quyển một và cực kỳ yêu thích cũng như thấy thú vị.

Trong những quyển truyện tranh đó còn có chuyện cổ tích Việt Nam, thần thoại Hy Lạp, chuyện cổ Grim, chuyện cổ hay châu Âu... Rồi mình ngạc nhiên, sao Lọ Lem lại giống cô Tấm thế nhỉ. Mình đọc và thấy có nhiều nhân vật hao hao giống nhau trong các câu chuyện trên toàn thế giới.

Rồi lớn hơn một chút mình lại đọc cuốn sách về các truyền kỳ lịch sử của Việt Nam. Mình và em trai đều thích cuốn đó, nó nói về các nhân vật lịch sử, được kể theo phong cách truyện cổ. Cuốn này rất hay, làm mình tò mò đọc mãi hết cuốn này tới cuốn khác, dù mốc ngày tháng mình không thể nhớ, nhưng các chi tiết thì mình nhớ rất rõ. Mình đi kể lại cho bạn bè, ai cũng mắt tròn mắt dẹt. Vậy là mình học càng hăng say vì mình biết nhiều hơn người ta cơ mà.

Lên cấp hai, có sẵn mối quan tâm về các nhân vật lịch sử, yêu thích sẵn binh pháp Tôn Tử và từng đọc qua Tam Quốc... dù chẳng hiểu lắm, nhưng đọc nhiều thì thấm, thấm nhiều thì hiểu, mà hiểu rồi thì thích và say mê muốn tìm hiểu nữa.

Thế là ngoài môn văn mình thích thêm môn Sử. Ngày nào cũng cầm hai môn đó đọc, tìm tài liệu thêm, xem tivi về phim ảnh lịch sử, kể cả phim cách mạng, phim tư liệu cùng ba mẹ... Lịch sử đối với mình lúc đó là cả một bầu trời say mê, một biển cả tri thức mà mình muốn hiểu biết.

Xã hội - Môn lịch sử và suy nghĩ của một người trẻ

Lên cấp ba, niềm đam mê môn sử thì cạn dần. Có lẽ là vì đã đến lúc mình phải chuyên tâm học những môn được bố mẹ, thầy cô coi là quan trọng, là ảnh hưởng tới tương lai, là kiếm ra tiền. Những môn đó là những môn khi thi đại học phải có, còn văn, sử hay gì đó không thi thì học giỏi làm chi, văn - thể - mỹ, lao động,... có được thêm điểm, có giỏi hơn không?

Mình dậy lúc ba giờ rưỡi sáng hàng ngày chuẩn bị đi học lý ở nhà thầy tới sáu giờ sáng, về nhà lên trường học, chiều phụ đạo, và học riêng hóa tại nhà thầy, tối học riêng toán tại nhà thầy khác, về nhà lại tự học.

Dần dần mình ít tiếp xúc với lịch sử, không tivi, không truyện, không hào hứng, và giáo viên cũng chỉ giảng theo kiểu công thức, không hứng thú. Môn sử với mình trở thành nỗi ám ảnh thường trực mỗi tuần. Làm sao học mãi không thuộc, làm sao không có hứng thú, rồi mình đâm ra cáu bẳn nó có gì quan trọng đâu mà phải học, không học nữa, cô gọi trúng thì hên xui.

Điểm sử của mình thấp dần chỉ còn hơn bốn phết, và mình không thể có giấy khen vì nó.

Lên đại học, mình chơi với vài người bạn, có bạn là người nước ngoài. Các bạn ấy hay đi viện bảo tàng, Dinh độc lập... Và bạn mình nói, nó thật xấu hổ khi bị hỏi về lịch sử của Sài Gòn mà chẳng biết gì cả. Hỏi đường tới viện bảo tàng cũng không biết, cách vào Dinh độc lập thế nào nó cũng không rõ vì chưa đi.

Trong khi những người bạn của nó khi còn ở nước nhà thì những nơi như thế là nơi đi thường xuyên, và hầu như ai cũng biết, thậm chí qua nước mình học hay du lịch cũng muốn vào tham quan, ghi chép.

Xã hội - Môn lịch sử và suy nghĩ của một người trẻ (Hình 2).

Từ câu chuyện của bản thân, mình nhận thấy giới trẻ hiện nay có thể cũng thích sử nhưng các em không giỏi, không đam mê.

Bởi vì người lớn chúng ta nói cho các em rằng môn này không quan trọng, môn kia mới cần giỏi, phải giỏi mới thi đại học được. Bởi vì có một số phụ huynh cho rằng biết sử để làm gì ví dụ điển hình giáo viên sử nghèo hơn giáo viên toán... Bởi phim cổ trang Trung Quốc, phim cổ trang Hàn Quốc đang dần dần chiếm lĩnh các giờ vàng truyền hình, với những hình ảnh lung linh, với những câu chuyện hấp dẫn, với những diễn viên hàng đầu. Chuyện các em có thể nắm rõ sử Tây mà không rành về sử ta là chuyện bình thường.

Chúng ta cũng có sản xuất phim lịch sử, nhưng phim thì không đúng với lịch sử, có phim hay nhưng lại khởi chiếu ở những khung giờ không phổ biến...

Những cuốn sách của Lê Quý Đôn, Hoàng lê nhất thống chí... thì ít phổ biến, chỉ giới thiệu tên sơ qua trong chương trình học...

Những bài phú trên sông bạch đằng thì chương trình học thêm, Hịch tướng sĩ hay Bình ngô đại cáo thì cũng chỉ học sơ qua chứ không chú trọng vì thi cử thường không có.

Nếu muốn "dân ta phải biết sử ta" thì mình nghĩ phải có chính sách toàn diện. Ví dụ giáo viên thì cần có cách dạy sáng tạo, kết hợp so sánh Tây ta, phân tích chiến thuật khôn ngoan thế nào cho học sinh dễ nhớ, khơi gợi trí tò mò, hứng thú, thực hiện các bài thi nhóm, kiểm tra qua lại, thi thuyết trình tại lớp, giới thiệu tài liệu tham khảo, tư liệu hay, vào bảo tàng tham quan mô hình, hay thư viện có kho truyện lịch sử cho học sinh làm bài luận...

Còn phụ huynh ít nhất cũng nên cho họ thấy rằng, môn sử không phải là môn phụ, nó không phải là môn học vô ích, ta có thể chưa biết tương lai ra sao, nhưng chúng ta phải biết đến quá khứ để trân quý hiện tại.
Xã hội - Môn lịch sử và suy nghĩ của một người trẻ (Hình 3).

Môn sử là một môn khoa học, một môn triết học vì nó bao gồm, văn học, tư tưởng, chính trị... Những chiến thuật khôn ngoan, những tư tưởng ngoan cường, những tinh thần thép. Không học làm người từ đó, không dạy làm người từ đó thì từ đâu.

Hơn nữa mình nghĩ người thật sự giỏi sử không phải là người học vẹt mà là người hiểu được yếu tố, giá trị lịch sử, là người sẽ có tư tưởng rất thấu đáo. Người học sử giỏi trí thông minh và tính logic cũng cao.

Khi bạn tài năng, khi bạn có khả năng phát triển ở tầm cao hơn thậm chí là quốc tế, thì bạn vẫn là người Việt Nam, cá nhân bạn vẫn cần hiểu biết về nguồn gốc, lịch sử của mình. Đó cũng là một phần giá trị, tự tôn của bạn, một cách nâng cao nhận thức và tầm nhìn của cộng đồng.

Đọc thêm:

> Vụ xé đề cương môn Sử: Thầy và trò lên tiếng

> Giật mình HS 'làm chuyện ấy' trong nhà vệ sinh

> Học sinh lớp 8 viết chung 'nhật ký... sex'

Blog Ly Na Trần

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Vụ xé đề cương môn Sử: Thầy và trò lên tiếng

Thứ 3, 09/04/2013 | 11:27
Xung quanh clip “Hàng trăm học sinh xé đề cương thi Lịch sử vì không thi tốt nghiệp” được đăng tải trên mạng và được báo chí phản ảnh, có rất nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.

Học sinh xé đề cương môn Sử: Góc nhìn của những chuyên gia

Thứ 2, 08/04/2013 | 17:23
Hàng trăm học sinh xé đề cương môn Lịch sử vì môn này không có trong danh sách môn thi tốt nghiệp là thông tin gây ‘sốc’ đối với dư luận.

'Sốc' với clip hàng trăm HS xé đề cương môn Lịch sử

Chủ nhật, 07/04/2013 | 22:32
Sáng ngày 7/4, một clip được cho là ghi lại cảnh học sinh của một trường THPT đồng loạt xé đề cương ôn tập môn lịch sử khi biết năm nay không thi tốt nghiệp môn học này đã được rất nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.