Liên kết đào tạo đang 'treo đầu dê bán thịt... lừa'?

Liên kết đào tạo đang 'treo đầu dê bán thịt... lừa'?

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:50
0
Sự việc hàng loạt trường tại TP.HCM bị phát lộ sai phạm trong thời gian qua đã dấy lên nghi ngại về một thực tế đang tồn tại trong giáo dục hiện nay. Đó là tình trạng "treo đầu dê, bán thịt... lừa". Không ít trường chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên thông báo chiêu sinh nhiều năm nay.

Chưa cấp phép đã đào tạo

Cách đây ít lâu, báo chí rầm rộ đăng tải thông tin về hiện tượng đào tạo "chui" 600 sinh viên diễn ra tại trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ (VATC). Được biết, dù chưa được cấp phép nhưng trong suốt 5 năm, VATC vẫn quảng cáo và chiêu sinh rầm rộ chương trình học cao đẳng liên kết với trường Cao đẳng cộng đồng Broward (Florida, Mỹ). Nhân viên tư vấn của trường khẳng định, trường Broward được phép đào tạo cả bậc CĐ lẫn ĐH và đã được Hiệp hội các trường CĐ - ĐH miền Nam Hoa Kỳ kiểm định... Bằng cấp và bảng điểm trên sẽ được công nhận trên toàn Hoa Kỳ...

Tuy nhiên, thực tế chương trình liên kết này chưa được Tổng cục Dạy nghề cấp phép. Hơn 40 sinh viên tốt nghiệp chương trình này mới nhận bằng nghề do VATC cấp, còn bằng của phía Broward vẫn phải tiếp tục... chờ. Hiện tại, thật đau lòng khi có gần 600 sinh viên đang theo học chương trình không phép này.

Thời điểm đó, đại diện phòng Dạy nghề, sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết đã từng nhắc nhở trường ngừng quảng cáo và tuyển sinh khi chưa có sự cho phép của cơ quan quản lý. Khi việc hai trường công nhận và hợp tác với nhau chỉ mang tính nội bộ, chưa được sự công nhận và giám sát bằng pháp luật của Việt Nam thì không được phép quảng cáo hay đào tạo trên lãnh thổ Việt Nam. Vị này cho biết, trường chiêu sinh và đào tạo chương trình này là không đúng quy định và không được công nhận.

Mới đây nhất, sự việc trường Kinh doanh Melior (TP.HCM) bỗng nhiên đóng cửa cũng gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Phụ huynh, học viên xót xa về khoản học phí "khủng" đã đóng và mọi nỗ lực đòi lại tiền trở nên vô vọng.

Với quảng cáo lập lờ, gắn mác "quốc tế" để gây thanh thế, sau 3 năm thành lập, số lượng học viên Melior Việt Nam "chiêu dụ" được không nhỏ. Theo hợp đồng ký với nhà trường, mỗi học viên được đào tạo trong vòng 15 tháng, mức học phí chuyên ngành 10.500USD và 5 khóa tiếng Anh, mỗi khóa 8.900USD. Cuối cùng lãnh đạo nhà trường đã "ẵm" toàn bộ học phí cao chạy xa bay.

Trước đó, bộ GD&ĐT từng hai lần phát hiện sai phạm, xử phạt và đề nghị rút giấy phép trường Melior nhưng động thái của cơ quan chức năng TP.HCM khá chậm trễ. Đến khi các ban ngành của thành phố này xem xét rút giấy phép thì "ông chủ" của Melior đã "lặn" mất tăm. Thiệt hại của những học viên tại Melior một phần bắt nguồn từ việc xử lý thiếu kiên quyết của các đơn vị quản lý trực tiếp tại đây. Rõ ràng, đây không phải là trường hợp đầu tiên nhà đầu tư nước ngoài qua Việt Nam mở trường, lớp, tuyển sinh thu tiền rồi bỏ trốn và để lại đằng sau nỗi ê chề của phụ huynh và sinh viên.

Sai phạm không có chiều hướng giảm

Thời gian qua, bộ GD&ĐT, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện, xử phạt những sai phạm trong liên kết đào tạo. Nhiều hành vi sai phạm mà trước đó được núp bóng dưới nhiều chiêu bài quảng cáo về "chất lượng đào tạo đẳng cấp, uy tín quốc tế".

Theo thanh tra bộ GD&ĐT, những sai phạm trong lĩnh vực liên kết đào tạo dường như không có chiều hướng giảm. Trước đó, đầu năm 2012, bộ GD&ĐT đã xử phạt vi phạm hành chính 220 triệu đồng đối với 3 đơn vị vi phạm trong liên kết đào tạo. Trong đó, ERC Việt Nam chịu mức phạt cao nhất 80 triệu đồng, ILA Việt Nam bị phạt 65 triệu đồng, công ty TNHH dạy nghề đào tạo Quốc tế RAFFLES Việt Nam là 75 triệu đồng. Ngoài ra, các công ty này còn phải dừng các hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép các trình độ đã ký kết với đối tác nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; trả lại kinh phí cho người học, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người học...

Trước đó, liên tục trong các năm 2008 - 2010, cơ quan chức năng cũng phát hiện hàng chục trường ĐH của nước ngoài kém chất lượng liên kết đào tạo với các trường đối tác của Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh.

 Vi phạm "nảy nở" cả trong trường công

Cách đây không lâu, thanh tra Chính phủ đã công bố cụ thể những hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH (cả liên kết trong nước và nước ngoài). Điều đáng nói là, vi phạm trong lĩnh vực liên kết đào tạo không chỉ nằm ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, mà vi phạm còn "nảy nở" trong các trường ĐH công ở nước ta.

Anh Đức - Trinh Phúc

Chất lượng giáo dục đại học kém do áp đặt tuyển chọn?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Có một nghịch lý là số lượng thạc sĩ, tiến sĩ hàng năm vẫn tăng đều đặn, trong khi giảng viên có trình độ tương đương vẫn thiếu.

Giấc ngủ đồng hành cùng chất lượng tình dục

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến những sự cố về tình dục. Khi thường xuyên thiếu ngủ não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ, do vậy luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, tâm trạng mệt mỏi, cảm giác uể oải... từ đó hưng phấn tình dục cũng giảm rõ rệt.

Quy định đánh giá chất lượng sư phạm, kỹ thuật

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Ngày 06/06 Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học.

Ba nút thắt kìm hãm giáo dục

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Câu chuyện “đề án 70 ngàn tỷ đồng” để đổi mới chương trình và sách giáo khoa đang khiến dư luận quan tâm. Xung quanh những vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với GS. TSKH Đào Trọng Thi, ủy viên Trung ương Đảng Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.