“Lò xo” tăng năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra mạnh mẽ

“Lò xo” tăng năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra mạnh mẽ

Chủ nhật, 05/12/2021 | 19:08
0
Theo ông Trương Anh Dũng, bốn đợt dịch Covid-19 vừa qua đã tác động mạnh mẽ, gây sức ép mọi mặt đến đời sống kinh tế xã hội Việt Nam và thị trường lao động nói riêng

Điểm nghẽn về chất lượng nguồn nhân lực

Tiếp tục chuyên đề “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế”, tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 chiều 5/12, TS. Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có phần tham luận về “Đẩy mạnh đào tạo nghề góp phần cung ứng nhân lực có kỹ năng cho phục hồi kinh tế và phát triển bền vững đất nước”.

Tiêu điểm - “Lò xo” tăng năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra mạnh mẽ

Toàn cảnh phiên họp chiều ngày 5/12.

Theo ông Dũng, cuộc suy thoái kinh tế lần này do đại dịch Covid-19 gây ra, mặc dù không phải là cuộc suy thoái kinh điển nhưng có điểm chung là so với 8 cuộc suy thoái kinh tế lớn, kể từ đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đó chính là sự sụt giảm nhanh của GDP, lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường lao động và việc làm bị ảnh hưởng và phân hoá mạnh mẽ.

Trong bối cảnh đó, phần lớn các nhà tuyển dụng đều nhận ra giá trị của việc đầu tư vào vốn con người, kêu gọi khu vực công cần hỗ trợ mạnh mẽ cho việc nâng cao kỹ năng nghề cho những người lao động để góp phần vào phục hồi và phát triển bền vững đất nước.

Tiêu điểm - “Lò xo” tăng năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra mạnh mẽ (Hình 2).

Sự sụt giảm nhanh của GDP, lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường lao động và việc làm bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Ở phạm vi toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng làm việc từ xa. Trên 83% các doanh nghiệp gia tăng làm việc từ xa, số hoá các quy trình sản xuất, tự động hoá lên đến 50% (số liệu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới đưa ra). Cùng với đó, một tỉ lệ nhu cầu cần đào tạo lại lên tới 50%, khảo sát của Diễn đàn Kinh tế thế giới đưa ra là 79% doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh không có ngân sách cho đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nghề. Trong báo cáo này cũng đưa ra một con số nếu tập trung mở rộng quy mô, nâng cao kỹ năng lao động thì sẽ có tiềm năng thúc đẩy tăng GDP từ 0,5-2%. Thậm chí, nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng kỹ năng nghề sẽ là một đơn vị tiền tệ mới trong thị trường lao động toàn cầu tới đây. Bởi, sẽ đem lại năng lực cạnh tranh tốt hơn, năng suất lao động cao hơn và cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đối với Việt Nam là quốc gia đang ở thời kỳ dân số vàng với 55 triệu lao động, nhưng điểm nghẽn lại là chất lượng nguồn nhân lực. Chúng ta chỉ có 24,5% lao động có bằng cấp chứng chỉ, chỉ số kỹ năng và chất lượng đào tạo nghề tuy đã gia tăng ấn tượng trong thời gian qua (tăng 13 bậc chất lượng đào tạo nghề, tăng cao nhất trong ASEAN) nhưng trong xếp loại chung chỉ ở mức 97/141 nước xếp hạng, còn khoảng cách rất xa so với các nước Đông Bắc Á và ASEAN. Tỉ lệ người lao động được đào tạo trình độ đại học trở lên nhưng lại làm những công việc đòi hỏi vị trí việc làm ở trình độ cao đẳng trở xuống tăng nhanh.

Ông Dũng cho biết, trong 10 năm qua tỉ lệ này tăng từ 12% lên tới 25%, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động còn rất thấp. Dù tăng trưởng kinh tế khá cao trong hơn 2 thập kỷ vừa qua.

“Nếu không tăng tốc đầu tư vào vốn con người, đầu tư vào phát triển nhân lực có kỹ năng, chúng ta sẽ hết giờ để tranh thủ thời cơ dân số vàng, bắt kịp các nền kinh tế mới nổi trong khu vực”, ông Dũng bày tỏ.

Bốn đợt dịch Covid-19 vừa qua đã tác động mạnh mẽ, gây sức ép mọi mặt đến đời sống kinh tế xã hội Việt Nam và thị trường lao động nói riêng.

Tổng cục Thống kê trong báo cáo Quý III vừa qua cho thấy, cả nước có 28,2 triệu người trên 15 tuổi bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19; 1,3 triệu người đã phải rời Tp.HCM và các tỉnh trọng điểm phía Nam để trở về quê.

Các kịch bản phục hồi có thể khác nhau nhưng nguy cơ thiếu hụt nguồn cung lao động, thậm chí đứt gãy chuỗi cung ứng lao động nếu chậm tiến độ vắc-xin và các cơ cở đào tạo thì chậm mở cửa trở lại.

Tiêu điểm - “Lò xo” tăng năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra mạnh mẽ (Hình 3).

Nếu tập trung đúng mức vào trụ cột nâng cao kỹ năng và đổi mới công nghệ thì “lò xo” tăng năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra mạnh mẽ.

Ông Dũng cho biết thêm, trong báo cáo gần đây nhu cầu tuyển dụng của Tp.HCM trong 3 quý vừa qua thì 21% nhà tuyển dụng có nhu cầu trình độ đại học trở lên, 66% tuyển dụng các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, 13% là nhu cầu chưa qua đào tạo. Trong khi đó, 94% doanh nghiệp FDI sẽ ứng dụng công nghệ mới trong 3 năm tới, VCCI cũng đưa ra dự báo là 48% lao động cần phải được đào tạo lại, 53% doanh nghiệp trong nước không thể dự báo được các kỹ năng tương lai.

Sự chuẩn bị sẵn sàng của hệ thống đào tạo của chúng ta, thì theo tìm hiểu 68% số cơ sở đào tạo ở Việt Nam chưa sẵn sàng cho chuyển dịch cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như dịch bệnh Covid-19.

Từ đó, ông Dũng cho rằng việc phục hồi và phát triển bền vững tới đây bên cạnh những trụ cột về chuỗi cung ứng, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư, cải thiện thể chế chính sách thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề vẫn là một trong những trụ cột hết sức quan trọng, bên cạnh tiến độ bao phủ vắc-xin.

“Nếu tập trung đúng mức vào trụ cột nâng cao kỹ năng và đổi mới công nghệ thì “lò xo” tăng năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra mạnh mẽ. Bởi, trong trạng thái bình thường mới, chính kỹ năng lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp, các ngành có công nghệ mới, có năng suất lao động cao, phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Giúp nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi suy thoái, tăng trưởng theo chiều sâu”, ông Dũng nhấn mạnh.

Giải pháp để có việc làm thoả đáng và thu nhập tốt

Về giải pháp, ông Dũng cho biết, trước mắt cần đẩy nhanh đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động. Cần kéo dài ít nhất 1-2 năm nữa chính sách từ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề cho người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Đồng thời, cần bổ sung thêm các chính sách, nguồn lực để đặt hàng đào tạo kỹ năng, tay nghề ngắn hạn cho học sinh, sinh viên và người lao động không thuộc đối tượng đào tạo từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề của thị trường lao động, nhất là ở địa bàn thành thị tập trung nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất…

Theo ông Dũng, chính sách này sẽ thu hút được lực lượng lớn lao động về quê do mất việc, thất nghiệp đào tạo để họ quay trở lại các khu công nghiệp và các thành phố lớn đang thiếu hụt nhân lực trong thời gian ngắn nhất. Chính sách này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng nghề ngày càng tăng cao, để đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam, sự chuyển dịch công nghệ và sản xuất trong doanh nghiệp, trong bối cảnh có thêm nhiều đơn hàng mới để phục hồi sản xuất.

Tiêu điểm - “Lò xo” tăng năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra mạnh mẽ (Hình 4).

Cần đẩy nhanh đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động (Ảnh minh hoạ).

“Về trung hạn và dài hạn, cần phải phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở linh hoạt, hiện đại, hiệu quả và hội nhập. Cần chú trọng nâng cao hoạt động dự báo về nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong các ngành nghề lĩnh vực, đây là giải pháp quan trọng và căn cơ để xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn cho lĩnh vực này. Thêm nữa, tăng nhanh quy mô đào tạo nghề nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua, nhu cầu lao động có kỹ năng nghề cao, rào cản của dịch bệnh và năng lực chuyển đổi thích ứng của hệ thống đào tạo chưa theo kịp. Cho nên, tuyển sinh đào tạo năm nay chỉ đạt 75-80% chỉ tiêu, đây là vấn đề nguồn cung của chúng ta không đáp ứng được cho thị trường lao động. Vấn đề nữa là tập trung chuyển đổi mạnh mẽ chuyển đổi số, thay đổi phương thức đào tạo để tối ưu hoá nguồn lực đầu tư và thích ứng với bối cảnh dịch bệnh trong thời gian tới”, ông Dũng cho hay.

Vấn đề cuối cùng đó là đẩy mạnh hợp tác công tư, gắn kết giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, thị trường lao động, đây là thời điểm tốt để thực hiện được chính sách và cuộc sống.

“Cuộc sống ở đây chúng tôi cho rằng chính là sức sống của nền kinh tế, đó chính là nhu cầu nhân lực có kỹ năng, phục hồi sản xuất của các doanh nghiệp, của người sử dụng lao động. Đó cũng chính là nhu cầu kỹ năng của người lao động để có việc làm thoả đáng có thu nhập tốt, cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó chính là cải thiện năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của mỗi người lao động, của mỗi doanh nghiệp và toàn thể quốc gia”, ông Dũng nhấn mạnh.

Ngành Hàng không cần hỗ trợ gì để "đứng mũi" nhưng "cất cánh bay"?

Đề nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3-5 năm cho hợp tác xã

Kinh tế 2022 có nhiều nguy cơ về lạm phát và nợ xấu

Hoa Trà - Hoàng Bích

Kinh tế 2022 có nhiều nguy cơ về lạm phát và nợ xấu

Chủ nhật, 05/12/2021 | 17:05
Nếu lạm phát tăng nhanh, chính sách tiền tệ phải thắt chặt, từ đó nợ xấu cũng theo xu hướng tăng bởi doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng yếu kém với các khoản nợ.

"Việt Nam phải chịu cú sốc kinh tế lớn nhất trong vòng 50 năm qua"

Chủ nhật, 05/12/2021 | 10:47
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, đại diện WB cho rằng đây là thời điểm tốt để Việt Nam xem xét cải cách thuế nhằm hỗ trợ tham vọng trở thành nước thu nhập cao.

ADB: Đầu tư công sẽ tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế sau đại dịch

Chủ nhật, 05/12/2021 | 09:26
Trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, đại diện ADB cho rằng đầu tư công vào hạ tầng bền vững và hỗ trợ xuất khẩu sẽ tiếp tục là trụ đỡ của phát triển kinh tế.
Cùng tác giả

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

"Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót"

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:01
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu không sớm có giải pháp sẽ rất khó tăng nguồn tuyển sinh trong bối cảnh người học vẫn còn trọng bằng cấp.
Cùng chuyên mục

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.