Loạt dấu hiệu cảnh báo con bị trầm cảm, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Loạt dấu hiệu cảnh báo con bị trầm cảm, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Chủ nhật, 03/04/2022 | 19:00
0
Với trẻ vị thành niên bị trầm cảm, các triệu chứng có thể khó nhận ra. Vì thế, cha mẹ cần trang bị kiến thức để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh và đưa trẻ đi khám.

Sự việc nam sinh lớp 10 một trường chuyên tại Hà Nội nhảy lầu tự tử vào sáng sớm 1/4 sau khi để lại thư tuyệt mệnh đang khiến dư luận xôn xao. Ngay trước đó, vào ngày 31/3, một nữ sinh lớp 8 tại Bắc Ninh cũng để lại thư tuyệt mệnh và treo cổ tự tử tại nhà riêng. Những sự việc đau lòng liên tiếp xảy ra khiến dư luận bàng hoàng, xót xa. Đáng nói, theo thông tin ban đầu, cả 2 nạn nhân đều được xác định có dấu hiệu trầm cảm.

Thực tế, giống như người lớn, trẻ em cũng có thể bị trầm cảm. Tuy nhiên, trầm cảm ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt với trầm cảm ở người lớn.

Theo PGS.TS. Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103, trầm cảm ảnh hưởng đến sự tăng cân và phát triển cơ thể, kết quả học tập ở trường và các mối quan hệ bạn bè hoặc gia đình. Rối loạn trầm cảm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi tự sát và tự sát ở trẻ em.

Hơn 70% trẻ em bị rối loạn trầm cảm không được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Lý do là sự kỳ thị với trầm cảm, biểu hiện triệu chứng không điển hình, thiếu hiểu biết về sức khỏe tâm thần cho trẻ em.

Chẩn đoán và điều trị trầm cảm cho trẻ em dưới 7 tuổi còn khó khăn hơn nhiều, một phần do khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và biểu hiện cảm xúc của các cháu còn hạn chế. Hơn nữa, trẻ nhỏ bị trầm cảm có thể có biểu hiện là đau nhức toàn thân, đau đầu hoặc đau bụng nên dễ nhầm lẫn với bệnh cơ thể.

Khoảng 15% số trẻ em có một vài triệu chứng của trầm cảm. Ở tuổi 17, tỉ lệ trầm cảm ở trẻ em là 3 - 5%, trong đó nữ nhiều gấp 2 lần nam. Tỉ lệ trầm cảm ở tuổi 15 vào khoảng 3 - 5%.

Trầm cảm ở trẻ em là một rối loạn hay tái phát. Khoảng 70% số bệnh nhân sẽ tái phát trong vòng 5 năm sau cơn trầm cảm đầu tiên.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở trẻ em: Khoảng 2/3 trẻ em bị rối loạn trầm cảm cũng mắc một rối loạn tâm thần khác. Ở học sinh, khoảng 2/3 số bệnh nhân trầm cảm có ít nhất một rối loạn phối hợp và 10% có từ hai rối loạn phối hợp trở lên.

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm ở trẻ em, bác sĩ Nguyễn Tâm Long (Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) phân tích có những lý do sau:

-Do yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN; trẻ có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị chứng bệnh này cao gấp 3 lần so với trẻ khác.

-Do yếu tố môi trường

Trẻ em thường học hỏi và bắt chước rất nhanh. Nếu không có người định hướng, trẻ sẽ dễ dàng trở thành bản sao của người khác. Như ở nhà có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý trầm cảm, việc sinh hoạt hàng ngày với người mang bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn.

-Do chấn thương về tâm lý

Khi có những chấn động về tâm lý như mất đi người thân, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường như trở nên khép mình, luôn lo lắng sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý, trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.

-Do áp lực học tập

Thực tế hiện nay, rất nhiều trẻ đang phải chịu những áp lực học tập rất lớn, không chỉ từ nhà trường mà còn từ gia đình, dẫn đến thời gian học quá nhiều, lấn chiếm hết thời gian vui chơi. Khi trẻ đạt kết quả không như kỳ vọng, bố mẹ tỏ thái độ thất vọng, tức giận. Điều đó khiến trẻ mất tự tin, cảm thấy xấu hổ, thất bại, tự ti. Đó là những cảm xúc tiêu cực, là nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ vị thành niên.

-Do bạo lực học đường

Khi đi học, trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình. Thêm vào đó, việc thờ ơ, thiếu quan tâm của cha mẹ khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống.

Đời sống - Loạt dấu hiệu cảnh báo con bị trầm cảm, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Khí sắc giảm là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, đối với trẻ vị thành niên có bệnh trầm cảm, các triệu chứng có thể khó nhận ra. Vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu kiến thức để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường và đồng hành cùng con.

Theo PGS.TS. Bùi Quang Huy, trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bệnh nhân phải có ít nhất 5 trong số 9 triệu chứng:

- Khí sắc giảm

- Mất hứng thú và sở thích

- Mất ngủ

- Mệt mỏi mất năng lượng

- Buồn chán bi quan

- Chán ăn, sút cân

- Vận động và suy nghĩ chậm chạp

- Chú ý và trí nhớ kém

- Có ý định và hành vi tự sát.

Các triệu chứng trên phải kéo dài ít nhất 2 tuần, ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng học tập và quan hệ xã hội của trẻ. Các triệu chứng này không phải là hậu quả của dùng ma túy hoặc chấn thương sọ não.

Triệu chứng chủ yếu

- Khí sắc giảm

Khí sắc giảm (khí sắc trầm cảm) là nét mặt của trẻ rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều, thậm chí mất hết nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do trẻ buồn, bi quan, mất hy vọng. Một số trẻ than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì, các em luôn trong tình trạng lo âu.

Khí sắc trầm cảm có thể được biểu hiện trên nét mặt và trên hành vi của trẻ. Một số trẻ than phiền các biểu hiện cơ thể gần đây (ví dụ khó chịu trong người, đau đầu, đau vùng thượng vị, đau cơ, khớp...) hơn là cảm giác buồn. Nhiều trẻ lại có trạng thái tăng kích thích (trẻ hay cáu gắt, dễ nổi khùng với một lỗi lầm nhỏ). Khí sắc giảm có thể xuất hiện dưới dạng hành vi liều lĩnh, sự thù địch và giận dữ.

- Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động

Mất hứng thú hoặc sở thích gần như luôn biểu hiện trong một mức độ nhất định. Trẻ cho rằng mình đã mất hết các sở thích vốn có. Tất cả các sở thích trước đây của trẻ đều bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ một đứa trẻ trước đây rất yêu bóng đá thì nay không còn quan tâm gì đến môn thể thao này. Trẻ mất hứng thú với các trò chơi cùng bạn hoặc các hoạt động ở trường.

Triệu chứng phổ biến

- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân

Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều trẻ có cảm giác rằng bị ép phải ăn. Trẻ ăn rất ít, thậm chí trong các trường hợp nặng trẻ nhịn ăn hoàn toàn. Vì vậy, trẻ bị bệnh thường sút cân nhanh chóng. Khi khám bệnh, trẻ thường than phiền rằng bị mất cảm giác ngon miệng, rằng trẻ không thấy đói mặc dù không ăn gì. Một số trẻ lại ăn quá nhiều và tăng cân.

- Mất ngủ

Mất ngủ ở trẻ trầm cảm khá phổ biến. Trẻ có thể mất ngủ trầm trọng, biểu hiện bằng khó vào giấc ngủ và dễ thức giấc. Vì vậy thời lượng giấc ngủ của trẻ thấp hơn bình thường trên 2 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, một số trẻ em lại ngủ quá nhiều (10-12 giờ hoặc hơn mỗi ngày).

- Vận động tâm thần chậm chạp

Vận động chậm chạp (ví dụ nói chậm, vận động cơ thể chậm), tăng khoảng nghỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, số lượng ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí câm. Các triệu chứng ức chế vận động hay gặp trong trầm cảm cổ điển.

Trẻ em bị trầm cảm có thể nằm lỳ trên giường cả ngày mà không hoạt động gì. Vận động tâm thần chậm cần đủ nặng để có thể được quan sát bởi những người xung quanh chứ không chỉ biểu hiện ở cảm giác của trẻ.

- Giảm sút năng lượng

Năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là rất hay gặp. Trẻ có thể than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân cụ thể nào. Hiệu quả học tập của trẻ có thể bị giảm sút. Ví dụ, trẻ than phiền rằng rửa mặt và mặc quần áo buổi sáng cũng làm trẻ kiệt sức và trẻ cần thời gian nhiều hơn bình thường 2 lần. Triệu chứng của mệt mỏi biểu hiện bằng việc trẻ bỏ chơi cùng bạn, bỏ học hoặc nghỉ học thường xuyên.

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi

Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất hay gặp trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Trẻ cho rằng mình là kẻ vô dụng, không làm được việc gì. Trẻ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình. Trẻ có thể tự ti về bản thân (ví dụ: "Con ngu ngốc", "Con chậm phát triển").

- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định

Đây là triệu chứng rất hay gặp. Nhiều trẻ than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó. Trẻ cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, trẻ thường phải cân nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường. Các vấn đề về chú ý có thể biểu hiện rõ ràng như khó khăn về học tập hoặc thành tích kém ở trường.

Khó tập trung chú ý của trẻ thể hiện ở những việc đơn giản như không thể đọc xong một bài học, không thể nghe hết một bài hát mà trẻ vốn yêu thích, không thể xem hết một chương trình tivi mà trẻ trước đây vẫn quan tâm.

Rối loạn trí nhớ ở trẻ thường là giảm trí nhớ gần. Trẻ có thể quên mình vừa làm gì (không nhớ mình đã ăn sáng cái gì, không thể nhớ mình đã để đồ dùng học tập học tập ở đâu). Trong khi đó, trí nhớ xa (ngày sinh, quê quán, các sự việc đã xảy ra lâu trong quá khứ...) vẫn còn được duy trì tương đối tốt trong một thời gian dài.

- Ý nghĩ muốn quyên sinh hoặc có hành vi tự sát

Rất nhiều trẻ em bị trầm cảm chủ yếu có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn các cháu có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Lúc đầu các cháu nghĩ rằng bệnh nặng thế này (mất ngủ, chán ăn, sút cân, mệt mỏi) thì chết mất. Dần dần, trẻ cho rằng chết đi cho đỡ đau khổ. Trẻ em có thể có thêm các hành vi báo hiệu có khả năng tự tử, chẳng hạn như tặng một bộ sưu tập yêu thích của mình cho người khác.

Trong lần khám đầu tiên, thầy thuốc nên đánh giá nguy cơ tự tử của bệnh nhân trầm cảm và quyết định địa điểm điều trị thích hợp. Rối loạn trầm cảm là chẩn đoán phổ biến nhất trong tất cả các vụ tự tử. Khoảng 20% số trẻ em trầm cảm có ý định tự sát và 8% có hành vi tự sát.

Giáo dục về các phát hiện ý định và hành vi tự sát ở trẻ em dưới mọi hình thức phải được coi trọng. Bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cao nên được chuyển đến bệnh viện, điều trị nội trú. Còn những bệnh nhân có các yếu tố bảo vệ và nguy cơ thấp (ví dụ, một gia đình gần gũi, ấm áp, hỗ trợ lẫn nhau...) có thể được điều trị ngoại trú.

Minh Hoa (t/h theo Sức khỏe và Đời sống, Lao Động)

Info: 12 dấu hiệu trẻ từ 5-16 tuổi là F0 cần liên hệ ngay y tế

Thứ 3, 22/03/2022 | 06:00
Theo “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19” mới nhất của Bộ Y tế, trẻ từ 5-16 tuổi là F0 điều trị tại nhà, phụ huynh cần theo dõi nhịp thở, đo SpO2.

Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu Vitamin C trầm trọng

Thứ 6, 04/03/2022 | 08:00
Vitamin C thuộc nhóm vitamin tan trong nước, cơ thể của chúng ta không có khả năng tạo ra được vitamin này hoặc tích trữ nó. Vì thế chúng ta cần bổ sung mỗi ngày.

Khuôn mặt có là dấu hiệu này chứng tỏ tuổi già ập tới

Thứ 5, 17/02/2022 | 06:48
Đối với phái đẹp, da không đều màu, khô sần sùi... là một trong những vấn đề họ lo ngại hàng đầu.

Thấy 11 dấu hiệu này, coi chừng đường ruột có vấn đề, thậm chí ung thư

Thứ 3, 15/02/2022 | 07:00
Sức khoẻ của ruột có tầm quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Nếu có các dấu hiệu dưới đây bạn nên đi khám hệ tiêu hóa càng sớm càng tốt.
Cùng chuyên mục

Hy vọng thì tin mà kỳ vọng thì đau

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa hy vọng và kỳ vọng. Trong khi thực tế, 2 điều này hoàn toàn khác nhau.

Liên tiếp cấp cứu nhiều ca vỡ tim: Bác sĩ đưa ra khuyến cáo

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:24
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim-vỡ tim, tăng đột biến trong tuần qua, đây là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm gây tử vong cao.

Gặp gỡ anh Hoàng Dũng - Người kể chuyện tình bằng những album cưới

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:48
Hoàng Dũng (Dũng Sáu) - Phù thủy ảnh cưới với những khoảnh khắc đầy cảm xúc.
     
Nổi bật trong ngày

Bí ẩn loài cá "ngủ hè" không ăn vẫn sống đến... 4 năm

Thứ 4, 27/03/2024 | 07:00
Cá phổi đã tồn tại trên Trái đất 390 triệu năm và tiến hóa cơ chế ngủ hè đặc biệt để sống sót qua thời kỳ nắng nóng và hạn hán kéo dài.

Tin tức Đời sống 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú

Thứ 4, 27/03/2024 | 12:13
Cập nhật tin tức đời sống ngày 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú; Cách bổ sung collagen cho cơ thể...

Những thực phẩm đơn giản, dễ tìm giúp giải độc gan trong mùa hè

Thứ 4, 27/03/2024 | 15:00
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, đóng vai trò như một “nhà máy lọc”, giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Giống gà quý tộc đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá cả trăm triệu đồng 1 con

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:30
Vẻ ngoài độc đáo, độ hiếm và giá trị kinh tế cao khiến những giống gà dưới đây có giá từ hàng trăm đến hàng nghìn USD.

Hy vọng thì tin mà kỳ vọng thì đau

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa hy vọng và kỳ vọng. Trong khi thực tế, 2 điều này hoàn toàn khác nhau.