Loạt lãnh đạo hiệp hội “kêu khó” với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 27/06/2022 | 17:05
0
Dù đi qua nửa năm 2022 với những kết kinh doanh khả quan, tuy nhiên, các DN của hầu hết các lĩnh vực vẫn đang gặp khó, mà chủ yếu đều liên quan đến giá xăng dầu.

Ngày 27/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022. Tại hội nghị, loạt lãnh đạo các hiệp hội đồng loạt gửi những kiến nghị, khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt đến Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.

Doanh nghiệp xây dựng kêu khổ trăm bề

Là lãnh đạo hiệp hội đầu tiên phát biểu, ông Vũ Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) nói rằng, trong tất cả các lĩnh vực thì ngành xây dựng “đang chịu khổ nhất, khổ trăm bề”.

Đưa ra lập luận này, ông Hiệp chỉ ra rằng, tất cả các chi phí đầu vào của ngành xây dựng từ sắt, thép, xi măng, cát, hay các loại chi phí vận chuyển như giá xăng, dầu… tất cả đều tăng chóng mặt.

Giá vật liệu xây dựng tăng quá cao nhưng chưa có biện pháp gì ngăn chặn và bù giá cho các nhà thầu. “Thú thật, bây giờ các nhà thầu hiện nay càng làm càng lỗ”, ông Hiệp nói.

Kinh tế vĩ mô - Loạt lãnh đạo hiệp hội “kêu khó” với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên hội nghị, lắng nghe tâm tư của các lãnh đạo hiệp hội ngành hàng (Ảnh: MPI).

Cũng theo ông Hiệp, nhân công lao động hiện nay trong ngành xây dựng đang rất khan hiếm. “Đặc điểm của ngành xây dựng là sử dụng nhiều lao động thời vụ, con số này chiếm tới 70%. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19, số lượng lao động của nhóm này quay lại như được như số lượng ban đầu. Dù cho đơn giá cho nhân công đã tăng 30% nhưng vẫn không tìm kiếm được nguồn nhân lực”, Chủ tịch VACC cho hay.

Một vấn đề nữa được ông Hiệp đưa ra là doanh nghiệp xây dựng đang vướng luật phòng cháy chữa cháy khi tiêu chuẩn hiện cao hơn các nước phát triển, gần như cao nhất thế giới. Đã thế lại có quy định phải nhập khẩu độc quyền một số sản phẩm như sơn chống cháy, kính chống cháy…

“Doanh nghiệp xây dựng bây giờ không có cái gì là không phải trả tiền, ít nhất cũng 5%. Ngành xây dựng rất mong có một cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ, cứu cho ngành xây dựng”, ông Hiệp tâm tư.

Kinh tế vĩ mô - Loạt lãnh đạo hiệp hội “kêu khó” với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (Hình 2).

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam (Ảnh: MPI).

Tương tự, ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm có sự tăng trưởng trở lại, doanh thu trong nhóm hầu hết là đóng góp từ du lịch nội địa. Tuy nhiên, việc thu hút khách quốc tế lại chưa có dấu hiệu tích cực.

“Tôi cảm thấy rất lo lắng khi chúng ta không đẩy nhanh du lịch quốc tế mà cứ làm sâu vào du lịch nội địa thì hệ thống du lịch của chúng ta sẽ bị thụt lùi”, ông Bình nói.

Cũng theo ông Bình, hiện giá xăng, giá điện, tất cả chi phí tăng lên đã kéo giá thành lên, điều này khiến nhiều khách sạn cố gắng hạ thấp giá xuống để cạnh tranh. Tuy nhiên, cách duy nhất là giảm chất lượng.

“Cách làm này là cách mà ngành du lịch không ai mong muốn”, ông Bình nói và cho rằng, cần phải có một giải pháp tích cực hơn để doanh nghiệp ngành du lịch không phải xuống giá một cách không cần thiết, cùng với đó, chính sách cho doanh nghiệp phải nhất quán, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sớm phục hồi bền vững trở lại.

Hàng tồn kho tăng, lo đứt gãy chuỗi cung ứng

Còn ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt kết quả khả quan.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 22,3 tỷ USD, tăng khoảng 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng may mặc đạt gần 7 tỷ USD, tăng hơn 19%, nhập khẩu toàn ngành dệt may 6 tháng đạt 13 tỷ USD, tính chung 6 tháng đầu năm, toàn ngành dệt may xuất siêu khoảng 8,8 tỷ USD.

“Mục tiêu toàn ngành trong năm 2022 là xuất khẩu đạt 43 tỷ USD, trong đó 6 tháng đầu năm đã đạt hơn 50% mục tiêu đề ra, nếu tình hình được duy trì ổn định trong những tháng cuối năm thì khả năng ngành dệt may đạt được mục tiêu là rất lớn”, ông Cẩm nói.

Kinh tế vĩ mô - Loạt lãnh đạo hiệp hội “kêu khó” với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (Hình 3).

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Ảnh: MPI).

Tuy nhiên, theo ông Cẩm, kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm vẫn chưa thể khẳng định được nhiều. Bởi hiện tại, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 chưa được khống chế hẳn, thậm chí tại nhiều quốc gia tình hình dịch bệnh đang bùng phát trở lại.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành dệt may lại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách chống dịch trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Tình hình thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tăng giá năng lượng, giá nguyên, vật liệu. Tính chung 6 tháng đầu năm, giá bông đã tăng 19%, cùng với đó giá xăng, dầu cũng tăng mạnh khiến doanh nghiệp dệt may đứng trước những khó khăn.

Trong khi đó, xung đột giữa Nga - Ukraine khiến giá cả leo thang, làm lạm phát tại một số thị trường tăng cao, ảnh hưởng đến cơ hội cơ hội xuất khẩu và khai thác thị trường của doanh nghiệp dệt may…

Cũng chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp ngành da giày, túi xách, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng: Những tháng đầu năm 2022, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp da giày có nhiều đơn hàng hơn, triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt hơn.

Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp ngành da giày, túi xách lại đối mặt với những vấn đề như tỉ lệ tồn kho cao (chiếm khoảng 40%), cùng với đó là chi phí logistics cao, thiếu hụt nguồn lao động cho sản xuất và đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu khi Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách zero Covid-19.

Bên cạnh những khó khăn liên quan đến giá cả nguyên vật liệu, hàng tồn kho tăng và đứt gãy chuỗi cung ứng, bà Đỗ Thị Thuý Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chia sẻ, cộng đồng doanh nghiệp còn đang đối mặt với vấn đề tăng lương tối thiểu vùng bắt đầu từ ngày 1/7/2022.

Bởi người lao động tại nhiều doanh nghiệp cũng gây sức ép đòi tăng lương, tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp dựa trên mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ dành cho doanh nghiệp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 thì cho đến nay chưa có một doanh nghiệp điện tử nào được hưởng.

Kinh tế vĩ mô - Loạt lãnh đạo hiệp hội “kêu khó” với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (Hình 4).

Bà Đỗ Thị Thuý Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (Ảnh: MPI).

Từ những thách thức trên, để tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp, bà Hương đề xuất, các cơ quan chức năng cần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ, bởi doanh nghiệp không thể vay ngân hàng khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Tại hội nghị, nhiều hiệp hội, ngành hàng khác như Hiệp hội Logistics Việt Nam, Hiệp hội Hàng không Việt Nam... cũng đồng loạt kiến nghị việc cần nghiên cứu để tiếp tục giảm giá xăng dầu, giảm giá nguyên, vật liệu hơn nữa. 

Bởi giá xăng dầu quá cao như hiện nay sẽ tác động đến nhiều loại hàng hoá nguyên, nhiên liệu sản xuất là đầu vào của doanh nghiệp, đồng thời tác động đến những mặt hàng hoá tiêu dùng thiết yếu và đời sống người lao động.

Liên quan đến chi phí logistics, nhiều ý kiến cho rằng, phí logistics của Việt Nam đang cao hơn một số quốc gia trên thế giới, do đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế. Theo đó, đề nghị cơ quan chức năng cần vào cuộc và có những biện pháp cần thiết để giảm chi phí logisics trong thời gian tới.

VCCI đề nghị nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Thứ 4, 22/06/2022 | 14:49
VCCI cho rằng mức đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng là hợp lý. Về lâu dài cần nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.

Thị trường du lịch: “Không nên để trứng vào cùng một giỏ”

Thứ 4, 22/06/2022 | 07:00
Trước cơn bão lớn, nếu không có "thuyền trưởng" giỏi chèo lái con thuyền sẽ rất khó đưa doanh nghiệp về bờ an toàn.

Chủ tịch VITAS: Nếu không “sản xuất xanh”, DN dệt may sẽ mất đơn hàng

Thứ 6, 18/03/2022 | 21:38
Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang từng bước chuyển đổi công nghệ sản xuất bằng năng lượng sạch.

Sắt thép, xi măng... rủ nhau tăng giá: Nhà thầu than "càng làm càng lỗ"

Thứ 5, 17/03/2022 | 10:53
Ngoài thép, nhiều vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, bê tông... đồng loạt tăng giá khiến cho các chủ thầu xây dựng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Cùng tác giả

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.
     
Nổi bật trong ngày

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.