Lọc hoá dầu Bình Sơn muốn bỏ dự án nâng cấp mở rộng nhà máy Dung Quất

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 03/04/2022 | 12:44
0
Lọc hoá dầu Bình Sơn đánh giá dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất không còn khả thi một phần do công ty không có khả năng thu xếp đủ vốn.

Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã: BSR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, dự kiến tổ chức ngày 22/4 tới đây.

Đặt lợi nhuận cả năm 2022 giảm, quý I đã vượt kế hoạch

Năm 2021, BSR đạt 101.079 tỷ đồng tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 6.673 tỷ - con số cao nhất kể từ sau cổ phần hóa (năm 2018). Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 6.551 tỷ đồng, vốn góp chủ sở hữu 31.005 tỷ đồng. 

Cũng trong năm này, Công ty đã mua khoảng 7,08 triệu tấn dầu thô trong nước và nhập khẩu, trong đó khối lượng dầu Việt Nam (Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Ruby, Chim Sáo, Rạng Đông) là 5,59 triệu tấn, khối lượng dầu thô nhập khẩu các loại (Azeri, WTI Midland, Bonny Light và Sokol) là 1,49 triệu tấn.

Với kết quả này, BSR dự kiến trình cổ đông phương án trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỉ lệ 3% (300 đồng/cp), tương ứng với mức dự chi trên 930 tỷ đồng.

Trước tình hình đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước đang rất cấp bách, trong năm 2022, BSR lên kế hoạch sản xuất hơn 2 triệu tấn xăng RON95, 2,43 triệu tấn Diesel Oil,… Mức tiêu thụ bằng mức sản xuất.

Hồ sơ doanh nghiệp - Lọc hoá dầu Bình Sơn muốn bỏ dự án nâng cấp mở rộng nhà máy Dung Quất

Kế hoạch sản xuất các sản phẩm xăng dầu trong năm 2022 của Lọc hoá dầu Bình Sơn (Nguồn: BSR)

Ngoài ra, BSR đề ra mục tiêu gần 91.678 tổng doanh thu, 1.295 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; giảm lần lượt 9,3% và gần 81% so với năm 2021. Về chỉ tiêu của công ty mẹ, kế hoạch tổng doanh thu là 91.411,5 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 1.401 tỷ đồng; giảm lần lượt 9,5% và 79% so với thực hiện năm 2021. Doanh nghiệp cho biết kế hoạch tài chính nêu trên được lập theo phương án giá dầu là 60 USD/thùng.

Đáng chú ý, trong tài liệu BSR cũng công bố kết quả kinh doanh của quý I/2022 với sản lượng tiêu thụ đạt 99,7% so với kế hoạch quý và thực hiện được 25% mục tiêu năm.

Về chỉ tiêu tài chính của công ty mẹ, tổng doanh thu ước đạt 35.471 tỷ đồng, tăng 68,6% so với cùng kỳ năm ngoái và đã thực hiện được 39% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ước tính 2.029 tỷ đồng, tăng 8,5% so với quý I/2021 và đã vượt 45% mục tiêu năm đề ra.

Kết quả này nhờ vào việc giá dầu thế giới liên tục leo thang và đã lập đỉnh mới, cao nhất kể từ tháng 7/2008 khi giá dầu Brent chạm gần mức 140 USD/thùng vào ngày 7/3/2022.

Đánh giá về diễn biến giá dầu thế giới, BSR cho rằng giá dầu thô và khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và sản phẩm (crack margin) được nhận định sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo và không thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của ngành lọc hoá dầu.

BSR đưa ra loạt yếu tố ảnh hưởng tới giá dầu như: Chính sách năng lượng của Mỹ và nhiều nước trên thế giới có sự thay đổi nhanh theo hướng phát triển năng lượng sạch và tiến tới phát thải CO2 bằng 0%; chính sách trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực trên thế giới chưa có xu hướng hạ nhiệt.

Do đó, cần mất nhiều thời gian để nền kinh tế thế giới có thể phục hồi đà tăng trưởng tại thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ.

Ngoài ra, quan điểm và mục tiêu của các thành viên OPEC/OPEC+ bắt đầu có sự khác biệt và có thể sẽ khó có sự đồng thuận tuyệt đối để đưa ra các chính sách chung trong tương lai.

Dự án NCMR nhà máy lọc dầu Dung Quất không còn khả thi

Về khó khăn ở trong nước, BSR cho biết doanh nghiệp đang phải chịu sự cạnh tranh với xăng dầu nhập khẩu từ các nước có ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và xăng dầu sản xuất trong nước như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Bên cạnh đó, năm 2022, thuế nhập khẩu xăng là 8% (so với 10% trong năm 2020 và các năm trước đó) làm cho lợi nhuận thu được từ xăng và hiệu quả kinh doanh của BSR giảm.

Hơn nữa, chất lượng sản phẩm của nhà máy tương đương với khoảng giữa Euro II và Euro III, vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Dung Quất có thể gặp khó khăn nếu sản phẩm xăng dầu lưu hành tại Việt Nam buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn Euro IV/V (theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 1/9/2011: Các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ ngày 1/1/2022).

Hồ sơ doanh nghiệp - Lọc hoá dầu Bình Sơn muốn bỏ dự án nâng cấp mở rộng nhà máy Dung Quất (Hình 2).

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã vận hành hơn 10 năm (Ảnh: BSR).

Doanh nghiệp cũng cho biết thêm nhà máy đã vận hành hơn 10 năm nên độ tin cậy và an toàn của các thiết bị, máy móc có xu hướng giảm, theo đó chi phí bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ có xu hướng gia tăng.

Đáng chú ý, BSR đánh giá dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất không còn khả thi tại thời điểm hiện nay do giá chào thầu gói thầu EPC giai đoạn 2 vượt giá gói thầu đã được phê duyệt (BSR đã có quyết định hủy thầu).

Ngoài ra, BSR không có khả năng thu xếp đủ vốn theo cơ cấu vốn chủ/vốn vay là 30/70 cho dự án do không còn bảo lãnh Chính phủ; hiệu quả tổng thể của dự án thấp (khi loại bỏ các chính sách hỗ trợ phù hợp của Chính phủ như được tính toán trong DFS trước đây) và không đáp ứng điều kiện đầu tư của PVN.

Ban lãnh đạo cho biết, đang báo cáo cấp thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo hướng tập trung nâng cấp chất lượng sản phẩm để đạt tiêu chuẩn chất lượng mức 5 và tăng cường sản phẩm hóa dầu (dự kiến hoàn thành vào năm 2025) đáp ứng xu thế chuyển dịch năng lượng trong tương lai.

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Ban quản lý Khu Kinh tế Dung Quất trao giấy Chứng nhận đầu tư dự án từ năm 2014.

Dự án dự kiến sẽ nâng từ công suất 6,5 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày và có thể lọc được các loại dầu nặng có giá rẻ hơn rất nhiều so với dầu Bạch Hổ và các loại dầu tương đương mà Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang sử dụng. Tổng vốn cho dự án khoảng 1,82 tỷ USD với tỉ lệ 70% vốn vay, 30% vốn góp

“Ông lớn” ngành hàng hải VIMC muốn tăng vốn lên 13.000 tỷ đồng

Chủ nhật, 03/04/2022 | 10:22
Ngoài lập công ty vận tải container để bắt kịp xu hướng vận tải biển trên thế giới, VIMC còn phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 13.000 tỷ đồng.

Vì sao 3 ngân hàng khởi kiện công ty con của Lọc hóa dầu Bình Sơn?

Thứ 2, 21/03/2022 | 11:43
Do quá hạn thanh toán gần 1.400 tỷ đồng, 3 ngân hàng đã khởi kiện Công ty Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung – công ty con của Lọc hoá dầu Bình Sơn lên toà án.

Sau năm kỷ lục, Lọc hoá dầu Bình Sơn lên kế hoạch lợi nhuận giảm 79%

Thứ 6, 18/02/2022 | 13:58
Sau năm 2021 lãi sau thuế cao kỷ lục 6.673 tỷ đồng, Lọc hoá dầu Bình Sơn dự kiến năm nay chỉ đạt khoảng 1.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và doanh thu cũng giảm 10%.

Lọc hóa dầu Bình Sơn lãi kỷ lục hơn 6.000 tỷ đồng

Thứ 4, 05/01/2022 | 08:46
Chủ đầu tư Nhà máy lọc dầu Dung Quất từng "kêu cứu" vì gặp khó khăn khi sản xuất, kinh doanh trong dịch Covid-19 với khoản lỗ hơn 2.800 tỷ đồng năm 2020.
Cùng tác giả

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Phó Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo cung, cầu giá vàng hợp lý

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:57
Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Hoá chất Đức Giang báo lãi giảm sâu, có gần 9.500 tỷ đồng gửi ngân hàng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:40
Khoản tiền gửi ngắn hạn gần 9.500 tỷ đồng - chiếm 2/3 tổng tài sản của Hoá chất Đức Giang giúp công ty thu về hơn 165 tỷ đồng doanh thu tài chính trong quý I/2024.
Cùng chuyên mục

Lợi nhuận quý I/2024 của Mộc Châu Milk chạm đáy 3 năm

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:56
Quý I/2024, Mộc Châu Milk báo lãi sau thuế 49,9 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ; chạm mốc lợi nhuận thấp nhất trong 12 quý vừa qua.

Ngưng hợp tác với Bamboo, SAGS vẫn báo lãi tăng nhờ thị trường quốc tế

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:11
Dù ngưng cung cấp dịch vụ cho Bamboo Airways năm 2024 và sản lượng phục vụ các chuyến bay quốc nội giảm, nhưng SAGS vẫn báo lãi về gần mức trước dịch Covid-19.

Thị trường bốc đầu tăng 28 điểm

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:41
Động lực chính của thị trường đến từ rổ VN30 khi toàn bộ các mã đều tăng điểm tốt. Nổi bật FPT bật tăng mạnh ngay từ đầu phiên sau thông tin hợp tác với NVIDIA.

ĐHĐCĐ Bảo hiểm Bưu điện PTI: Thông qua phương án tăng vốn lên 1.200 tỷ đồng

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:45
Những năm trước, HĐQT PTI thường trình cổ đông các kế hoạch tăng vốn mạnh. Tuy nhiên, cổ đông ngoại DB Insurance lại không đồng tình với các tờ trình tăng vốn này. 

Vinaconex khẳng định không rút vốn khỏi Dự án Cát Bà Amatina

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:24
Theo lãnh đạo Vinaconex, hiện công ty vẫn tiếp tục bơm vốn cho chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina là Vinaconex ITC và đã lên kế hoạch bán hàng trong năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Từng bị từ chối, Vĩnh Hoàn lại muốn xin nộp báo cáo tài chính muộn

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:24
Vĩnh Hoàn cho biết đang cung cấp hồ sơ cho Bộ thương mại Mỹ cho kỳ kiểm tra hành chính đối với cá tra phi lê đông lạnh Việt Nam nên không kịp lập báo cáo tài chính.

Vinaconex khẳng định không rút vốn khỏi Dự án Cát Bà Amatina

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:24
Theo lãnh đạo Vinaconex, hiện công ty vẫn tiếp tục bơm vốn cho chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina là Vinaconex ITC và đã lên kế hoạch bán hàng trong năm 2024.

Thị trường bốc đầu tăng 28 điểm

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:41
Động lực chính của thị trường đến từ rổ VN30 khi toàn bộ các mã đều tăng điểm tốt. Nổi bật FPT bật tăng mạnh ngay từ đầu phiên sau thông tin hợp tác với NVIDIA.