Lời giải “đẹp” cho Western Bank, PVFC và Petro Vietnam?

Lời giải “đẹp” cho Western Bank, PVFC và Petro Vietnam?

Thứ 6, 04/01/2013 | 13:41
0
Thị trường vừa đón thông tin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hợp nhất Western Bank với PVFC. Lời giải cho các bên bắt đầu định hình trên thực tế.

Ngày 27/9/2011, Chính phủ có Nghị quyết số 94/NQ-CP về việc thoái vốn của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực ngoài ngành nghề kinh doanh chính. Với chủ trương này, Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) đứng trước bước ngoặt “sống còn” - từ mà một lãnh đạo tổng công ty từng dùng đến khi nói về tình thế của mình.

Bởi lẽ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là cổ đông lớn, đang nắm tới 78% cổ phần của PVFC. Một tỷ lệ sở hữu lớn như vậy, phải thoái sẽ dẫn đến những xáo trộn lớn.

Bất động sản - Lời giải “đẹp” cho Western Bank, PVFC và Petro Vietnam?

PVFC gắn chặt với tập đoàn mẹ, bởi được hình thành, hoạt động chủ yếu phục vụ cho các thành viên trong cùng hệ thống. Ngoài tỷ lệ sở hữu lớn, cả đầu vào lẫn đầu ra đều có mối liên hệ quan trọng với Petro Vietnam. Giả sử thoái vốn xong, mối liên hệ đó sẽ bớt tính ràng buộc và trách nhiệm, hoạt động của PVFC có thể bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, sau khi phát triển thành quy mô thuộc nhóm 12 tổ chức tín dụng lớn nhất trong hệ thống, những yếu điểm của PVFC ngày càng lộ rõ: họ không thể mở rộng mạng lưới như các ngân hàng, không được huy động vốn dân cư, khó tìm vốn trung dài hạn trong khi đầu ra chủ yếu là tài trợ trung dài hạn, không được mở các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và thu hút khách hàng (thanh toán, bao thanh toán, quản lý nguồn tiền, dịch vụ thẻ…). Nay thêm “cú hẫng” từ tập đoàn mẹ thoái vốn, tổng công ty này sẽ càng khốn khó.

Nếu là một công ty tài chính nhỏ như nhiều thành viên khác, các bên liên quan và nhà quản lý dễ sắp xếp lại gọn gàng. Còn PVFC có quy mô tổng tài sản lên tới trên dưới 90.000 tỷ đồng, là công ty niêm yết gắn với cả chục nghìn cổ đông, nhà đầu tư

Về phía Petro Vietnam, thoái vốn cũng không phải là một lát cắt gọn và nhẹ nhàng. Tỷ lệ sở hữu 78% trong quy mô 6.000 tỷ đồng vốn điều lệ là rất lớn. Phải bán với lượng hàng lớn, phải bán cho nhanh với áp lực thời hạn đến 2015 đương nhiên khó có lợi về giá; đó là chưa nói đến tình huống phải tìm cách bán cho được. Vốn và tài sản nhà nước theo đó dễ bị thiệt.

Nay, cuối cùng thì kế hoạch hợp nhất giữa PVFC với ngân hàng Phương Tây (Western Bank) đã có thông tin cơ bản. Lời giải cho những vấn đề trên đã có thể định hình.

Theo kịch bản hợp nhất, Petro Vietnam “bỗng nhiên” giảm bớt áp lực, xét ở khía cạnh quy mô sở hữu, khi tỷ lệ nắm giữ co gọn đáng kể. PVFC có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng và Petro Vietnam sở hữu 78%. Western Bank có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Hợp nhất, ngân hàng hình thành sau đó có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng; tỷ lệ sở hữu của Petro Vietnam sẽ chỉ còn lại 52%.

Một sô nguồn tin cho hay, hiện một số nhà đầu tư đang để mắt đến khả năng hợp nhất hai tổ chức trên để đón việc thoái vốn của Petro Vietnam tại ngân hàng sau hợp nhất. Nhiều khả năng các tổ chức này sẽ đàm phán mua lại 288 triệu cổ phần, tỷ lệ sở hữu của Petro Vietnam sẽ giảm xuống còn 20%.

Đó là một tình huống có thể xẩy ra. Nếu vậy, áp lực phải thoái vốn của Petro Vietnam sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, một tỷ lệ sở hữu còn lại đủ để tập đoàn này tiếp tục gắn bó và có trách nhiệm với ngân hàng sau hợp nhất. Và PVFC cũng có thể hy vọng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ “lưu ý” cho một lộ trình Petro Vietnam tiếp tục thoái vốn phù hợp, bởi sau hợp nhất họ cần tránh tình huống bị “bỏ rơi” đột ngột, cần sự hỗ trợ nhiều mặt đề đi vào hoạt động ổn định, bền vững. Thực tế các trường hợp sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng vừa qua cũng đã và đang nhận được những hỗ trợ đáng kể.

Nếu lời giải định hình như trên, vấn đề còn lại là ngân hàng sau hợp nhất có hoạt động tốt hay không, lợi ích như thế nào?

Khi hợp nhất PVFC khắc phục được những yếu điểm của mình. Western Bank cũng có được một vị thế lớn hơn, khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Ngân hàng sau hợp nhất có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, hơn 100.000 tỷ đồng tổng tài sản là quy mô đáng kể - điều mà Ngân hàng Nhà nước định hướng vừa giảm lượng thành viên, vừa tăng quy mô mỗi thành viên trong hệ thống.

Về lý thuyết, cơ thể sau hợp nhất là sự kết hợp của một ngân hàng đầu tư với một ngân hàng bán lẻ, cùng bổ sung cho nhau. Họ cùng có điều kiện để mở rộng mạng lưới, phát triển các sản phẩm đa dạng, tăng cạnh tranh để mở rộng khách hàng…

Với hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, cuộc “hôn nhân” này cũng mở ra một tiền lệ, nếu thành công có thể xem xét là một giải pháp để thực hiện tái cơ cấu các công ty tài chính khác.

Dĩ nhiên, nếu hợp nhất, họ cũng phải đối diện với những khó khăn để tương thích với thị trường, đồng thuận trong quản trị điều hành, hay ngay cả sự hòa hợp văn hóa của hai doanh nghiệp trước đó hay không…

Theo VnEconomy

Sẽ hợp nhất Western Bank - PVFC

Chủ nhật, 30/12/2012 | 13:50
Theo thông tin từ Western Bank, ngày 28/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt đề án hợp nhất giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank) và Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC, mã PVF-HOSE).

Ủy viên HĐQT bị kiện, PVFC "không liên quan"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
"Ông Quang làm việc, ký tá với người khác với tư cách cá nhân, không liên quan đến TCty CP tài chính dầu khí" (PVFC), chủ tịch PVFC Nguyễn Đình Lâm nói qua điện thoại sáng 19/11 với báo Người đưa tin.

"Chưa thể kỷ luật" sếp của PVFC

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
– Trao đổi với phóng viên báo Người đưa tin chiều 22/11, ông Vũ Huy An – bí thư Đảng ủy, phó chủ tịch HĐQT Tổng Cty CP tài chính dầu khí (PVFC) cho biết: “Chưa có kết luận của tòa án nên PVFC đã yêu cầu viết bản kiểm điểm nhưng chưa thể đưa ra hình thức kỷ luật đảng đối với ông Đỗ Quang”.
Cùng chuyên mục

VARS sắp tổ chức vinh danh doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:19
Nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, VARS chính thức tiếp nhận hồ sơ tham gia VARS AWARDS 2024.

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xây dựng 22 căn nhà không phép

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Liên quan đến công trình xây dựng 22 căn nhà không phép tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý nghiêm.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Thanh Hóa: Dự án du lịch biển Hải Hòa xin điều chỉnh lần thứ 8

Thứ 2, 22/04/2024 | 18:41
Trong lần điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư lần thứ 8, dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa được điều chỉnh về tiến độ, vốn đầu tư và diện tích.
     
Nổi bật trong ngày

VCCI: Quy trình thẩm định giá bán nhà ở xã hội chưa đảm bảo công bằng

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:14
Theo VCCI, việc yêu cầu ký lại hợp đồng và hoàn lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng cho chủ đầu tư và cả khách hàng.

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Hải Phòng: Dự án giao thông nghìn tỷ chậm tiến độ vì thiếu cát san lấp

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:19
Nhà thầu thi công Dự án đường nối tỉnh lộ 354 đến đường bộ ven biển địa bàn huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng chậm tiến độ trung bình hơn 1,5 tháng vì thiếu cát san lấp.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.