“Lỗi kỹ thuật thể hiện trong văn bản” của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi!

“Lỗi kỹ thuật thể hiện trong văn bản” của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi!

Nguyễn Quốc Hưng
Thứ 3, 14/05/2019 | 07:17
3
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường THCS & THPT Marie Curie (Hà Nội), nói: “Trong quá trình soạn thảo, rồi trình lên trình xuống, soát xét rồi thẩm tra như thế, mà sao vẫn để lại “lỗi kỹ thuật thể hiện trong văn bản” tại Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi?”

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường THCS & THPT Marie Curie (Hà Nội) đã cảm thấy “sốc” khi đọc và thấy trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi (phiên bản ngày 12/4/2019), tại Khoản 3, Điều 56 gần như tước đoạt quyền điều hành nhà trường của các nhà đầu tư, với khái niệm hội đồng trường bao gồm thành phần ngoài đại diện các nhà đầu tư ra, còn có các thành phần có liên quan trong và ngoài nhà trường. Một hội đồng trường với nhiều thành phần như vậy, gồm cả những người không hề góp vốn, đương nhiên sẽ dẫn đến một kịch bản ai cũng thấy là sự rối loạn trong việc điều hành nhà trường.

Rồi Điều 100 của dự thảo còn “vô tình hay hữu ý” đã tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư bởi khái niệm hoàn toàn xa lạ so với luật hiện hành đó là: “Quyền sở hữu trường tư thục thuộc thuộc về pháp nhân nhà trường”. Tại sao không dùng “Trường tư thục của các nhà đầu tư” mà dùng một khái niệm mới là của pháp nhân nhà trường. Pháp nhân nhà trường là ai?
Như vậy theo dự thảo, nhà đầu tư bị “tước quyền” sở hữu trường, quyền điều hành nhà trường.

Tại "Hội thảo Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi" được tổ chức chiều 8/5 ở Hà Nội, đại diện nhiều trường tư thục cũng đã có ý kiến phản biện, thể hiện sự băn khoăn, lo lắng về một số quy định trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi (phiên bản ngày 12/4/2019), chưa phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục cũng như cam kết bảo hộ của Nhà nước đối với quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư giáo dục ở các cơ sở giáo dục tư thục.

Trong Văn phòng trường Marie Curie, thầy Nguyễn Xuân Khang kể lại với phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin:

“Nói lại một chút là đêm mùng 7/5, thầy ngồi soạn bản Kiến nghị rất khuya, đến 1-2h sáng. Thày vừa soạn mà nước mắt cứ chảy ròng ròng, vì nó có cái bức xúc, dồn nén trong đêm khuya với những điều mình trăn trở. Đó là sự lao công khổ tứ, vất vả gần 30 năm, giờ sắp đổ xuống sông xuống biển.

Tại Hội thảo ngày 8/5 góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, sự bức xúc của thày đã lên đến cao độ, rồi nó chuyển sang cảm xúc lên đến tột cùng, thày trở nên thảng thốt.

Thầy phát biểu rằng nếu dự thảo này với những nội dung trên được Quốc hội thông qua, thì tôi sẽ rao bán trường. Tôi rao bán trường trong tình huống này thì sẽ không ai mua, bởi người ta mua làm gì một sản phẩm mà không có quyền tự chủ nữa, không có quyền sở hữu thì ai mua...".

Ngày 11/5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đã có buổi gặp gỡ với đại diện của 25 trường phổ thông tư thục về những nội dung liên quan tới Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban này cho rằng, những bức xúc tại hội thảo ngày 8/5 có thể xuất phát từ những điểm hiểu lầm tại các điều trong bản dự thảo.

Về điều 100, giải thích từ “pháp nhân” của nhà trường, một ông Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, tham dự, cho biết, ban soạn thảo có ý tưởng tới đây, các nhà đầu tư sẽ phải thành lập công ty để sở hữu và quản lý trường, kể cả trường dân lập lẫn trường tư thục. Pháp nhân nhà trường này trong luật doanh nghiệp và kể cả luật dân sự được định nghĩa là công ty mà các thày sắp tới phải thành lập. Công ty này sẽ phải xin mở trường và chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp, luật đầu tư. Sau khi luật này được thông qua và có hiệu lực, những nhà đầu tư nào muốn thành lập trường trước hết phải thành lập công ty, thuyết minh điều kiện và sẽ có một bộ phận thẩm định. Nếu đạt yêu cầu đề ra, công ty ấy sẽ được trao quyết định mở trường.

Xi nhan Trái Phải - “Lỗi kỹ thuật thể hiện trong văn bản” của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi!

"Lỗi kỹ thuật thể hiện trong văn bản tại khoản 3, điều 56 của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi"

Còn về Khoản 3, Điều 56, ông Phan Thanh Bình nói do lỗi kỹ thuật thể hiện trong văn bản dẫn đến hiểu nhầm, họ sẽ sửa lại như sau:

- Cuối tiết a): thay dấu “chấm phẩy” (;) bằng dấu chấm hết câu (.)

- Đưa toàn bộ các dòng sau tiêt b, nhập vào tiết này. Nghĩa là “thành viên trong trường và ngoài trường” thuộc tiết b, không thuộc tiết a."

Thẩy Khang kể tiếp với phóng viên báo Người Đưa Tin: “Sau buổi gặp, sắc mặt thày có “bơ phờ” chút chút nhưng thấy vui, vì các nhà lập pháp cũng như những người bị điều chỉnh bởi Luật Giáo dục đã “gặp nhau”... Và con tim mọi người đã vui trở lại.

Nguyễn Quốc – Hạnh Mỹ (thực hiện)

Thủ tướng phân công soạn thảo 3 dự án luật

Thứ 2, 28/01/2019 | 21:38
Thủ tướng Chính phủ vừa phân công một số cơ quan chủ trì soạn thảo, trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

Nhiều ý kiến trái chiều của ĐBQH xoay quanh dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi)

Thứ 5, 15/11/2018 | 10:52
Tiếp tục phiên làm việc sáng nay (15/11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Giáo dục (sửa đổi). Nhiều ĐBQH cũng đã bày tỏ ý kiến của mình quanh một số vấn đề còn vướng mắc tại dự thảo luật này.

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: Không “né” những vấn đề nóng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII, tiếp tục được thảo luận sôi nổi tại kỳ họp đang diễn ra.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.