LS có nghĩa vụ tố giác thân chủ: Sẽ là bước lùi của tư pháp hình sự

LS có nghĩa vụ tố giác thân chủ: Sẽ là bước lùi của tư pháp hình sự

Thứ 5, 01/06/2017 | 12:09
0
Tranh luận xung quanh việc luật sư có nghĩa vụ tố giác thân chủ, GS.TS Lê Hồng Hạnh đã đưa ra quan điểm riêng cho rằng đó là bước lùi được báo trước của tư pháp hình sự.

Báo Người Đưa Tin xin chia sẻ với bạn đọc quan điểm của GS.TS Lê Hồng Hạnh - Viện trưởng viện Pháp luật và Kinh tế ASEAN, Tổng Biên tập tạp chí Pháp luật và Phát triển.

Có nên quy định luật sư phải tố giác thân chủ?

Trong phiên họp vừa rồi của Quốc hội, Đại biểu Bắc Kạn Nguyễn Thị Thủy đề nghị đưa vào Bộ luật Hình sự 2015 nghĩa vụ của luật sư phải tố giác thân chủ mình khi phạm một số tội nghiêm trọng, đặc biệt là tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Cũng không chịu kém trong việc thể hiện sáng kiến lập pháp, Đại biểu Bắc Ninh Nguyễn Thị Xuân đề nghị hình sự hóa hành vi nói xấu lãnh đạo. Đây là những đề xuất khá bất thường. Đáng lo lắng là những đề xuất bất thường này xem ra được sự ủng hộ của không ít đại biểu Quốc hội.

Xã hội - LS có nghĩa vụ tố giác thân chủ: Sẽ là bước lùi của tư pháp hình sự

 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14 đang xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015.

Thứ sáu, việc buộc luật sư phải tố giác thân chủ phạm tội sẽ mang đến các hệ lụy khác mà hệ thống tư pháp phải đối mặt. Không phải người phạm tội nào cũng trực tiếp tiếp xúc với luật sư. Trong trường hợp người đại diện của người phạm tội, nhất là người phạm tội vị thành niên, tiết lộ những gì mà Bộ luật Hình sự muốn luật sư phải tố giác thì không chỉ mối quan hệ giữa luật sư với người phạm tội mà ngay cả quan hệ giữa người phạm tội với người thân của mình cũng bị đặt trước những sự xung đột.

Trong thời kỳ cải cách ruộng đất trước đây, việc buộc người thân đấu tố lẫn nhau đã làm không biết bao nhiêu gia đình lâm cảnh tan nát, họ hàng cạch mặt nhau. Viễn cảnh này chắc sẽ lặp lại nếu luật sư buộc phải tố giác tội phạm dựa trên những thông tin do thân nhân của người phạm tội cung cấp, chia sẻ. Người phạm tội sẽ nghi ngờ người thân đã tố giác họ.

Thứ bảy, việc tôn trọng nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp được quy định trong cả những lĩnh vực khác. Ví dụ, luật Trọng tài thương mại không buộc trọng tài viên (TTV) phải tố giác hành vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội mà TTV biết được từ những thông tin mà các bên cung cấp. Luật Tôn giáo số 02/2016/QH13 cũng không quy định nghĩa vụ của linh mục phải tố giác tội phạm tội mà họ biết được qua các nghi lễ xưng tội, rửa tội. Điều này cho thấy vẫn có những ngoại lệ mà pháp luật dành cho một số nghề nghiệp hoặc những hoạt động xã hội đặc thù.

Thử hình dung xem xã hội sẽ phản ứng như thế nào nếu chúng ta quy định trong Bộ luật Hình sự linh mục phải tố giác hành vi phạm tội của tín đồ mà họ biết được từ nghi lễ xưng tội, rửa tội, dù đó là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng. Có người lập luận rằng trước khi làm nghĩa vụ luật sư thì hãy làm nghĩa vụ công dân. Liệu có thể đặt vấn đề: Trước khi làm nghĩa vụ tôn giáo, linh mục trước hết phải làm nghĩa vụ của công dân, tức là phải tố giác tội phạm của người xưng tội.

Thứ tám, Việt Nam hội nhập như thế nào về pháp luật và tư pháp vì đi ngược lại các cam kết quốc tế bằng việc quy định trong BLHS rằng luật sư phải tố giác thân chủ của mình phạm tội. Khó hình dung được hệ thống tư pháp của Việt Nam vận hành như thế nào để đáp ứng các nguyên tắc và quy định của Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Thực sự là rất khó hình dung.

Kiến nghị loại bỏ luật sư ra khỏi chủ thể phải tố giác tội phạm

Loại bỏ luật sư ra khỏi các chủ thể phải tố giác tội phạm theo Điều 19, Dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung BLHS 2015. Đó là phương án tối ưu để đảm bảo cho hệ thống pháp luật Việt Nam không mâu thuẫn với các công ước quốc tế đã ký và đặc biệt là đảm bảo phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, với chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về thúc đẩy và phát triển dân chủ. Phương án này cũng cho thấy giá trị đạo đức và nhân văn của pháp luật hình sự Việt Nam.

Với xu hướng nhiều quốc gia đang quan tâm đến việc thay đổi một số quy định pháp luật để ứng phó với khủng bố quốc tế, Bộ luật Hình sự có thể buộc luật sư phải chia sẻ thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ của tội khủng bố khi có được những thông tin tin cậy về nó.

Ngay cả với việc luật sư phải chia sẻ thông tin về nguy cơ tội khủng bố, Bộ luật Hình sự cũng không nên quy định như nghĩa vụ tố giác tội phạm của luật sư. Tội tiếp theo có thể được đưa vào phạm vi các tội mà luật sư phải tố giác là tội Phản bội Tổ quốc.

Đây là tội mà luật Hình sự của tuyệt đại đa số các nước coi là đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần quy định điều này dưới dạng trách nhiệm hình sự của luật sư vì đã biết có những tội phạm như vậy xảy ra nhưng không thông tin cho cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn. Quy định như vậy nhấn mạnh đến yếu tố lỗi của luật sư. Toàn bộ những liệt kê các tội mà luật sư phải tố giác theo Dự thảo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi là không phù hợp và sẽ tạo ra những bất cập như phân tích ở trên.

Pháp luật hình sự chỉ nên luật hóa trách nhiệm hình sự của luật sư khi không tố giác thân chủ phạm tội khủng bố, phản bội Tổ quốc như là ngoại lệ. Đã là ngoại lệ thì không nên bao gồm cả hàng chục tội khác nhau như liệt kê của Dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung BLHS 2015”.

GS. TS Lê Hồng Hạnh