Luật sư nói gì về việc phạt 'nguội', CSGT 'giảm' ra đường ở Hà Nội?

Luật sư nói gì về việc phạt 'nguội', CSGT 'giảm' ra đường ở Hà Nội?

Thứ 3, 17/01/2017 | 10:56
0
Việc xử phạt nguội vi phạm trong lĩnh vực giao thông còn nhiều khó khăn, bất cập đòi hỏi các cơ quan chức năng sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện về mặt pháp lý.

Vừa qua, theo thông tin báo chí phản ánh, lãnh đạo Cục Pháp chế (Bộ Công an) cho rằng tăng cường phạt nguội và cảnh sát giao thông giảm ra đường... sẽ hạn chế được tiêu cực, dẹp được nạn "xin xỏ". Trong khi Hà Nội đang muốn tăng cường CSGT để chống ùn tắc, xử lý vi phạm. Liệu 2 điều này có mâu thuẫn với nhau và biện pháp để giải quyết triệt để vấn đề này là gì? Hơn nữa, việc tăng phạt nguội qua camera giám sát có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người tham gia giao thông và có căn cứ pháp luật hay không?.

Liên quan đến vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện với luật sư Vũ Quang Bá, Công ty Luật TNHH Khải Hưng, Đoàn luật sư TP. Hà Nội để tìm hiểu chi tiết dưới góc độ pháp lý.

Luật sư Bá cho biết: "Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua việc phát hiện vi phạm qua hệ thống ghi hình (camera giám sát) đã được pháp luật ghi nhận".

Góc nhìn luật gia - Luật sư nói gì về việc phạt 'nguội', CSGT 'giảm' ra đường ở Hà Nội?

 Phạt nguội các lỗi vi phạm trích xuất từ hệ thống camera giám sát.

Theo đó, tại khoản 1, Điều 64, Luật giao thông đường bộ có quy định rõ: "Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường".

Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường đã quy định thiết bị ghi hình là một trong các thiết bị nghiệp vụ được trang bị cho lực lượng cảnh sát giao thông nhằm phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Luật sư Bá cho rằng: "Việc triển khai áp dụng biện pháp phạt nguội đối với các vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hoàn toàn có căn cứ pháp luật; hỗ trợ tích cực cho lực lượng CSGT trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, không ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của người tham gia giao thông.

Đây là một bước tiến lớn trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào hoạt động theo dõi, kiểm soát và xử phạt đối với vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, đem lại nhiều hiệu quả tích cực, trong đó có việc đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý, hạn chế được việc xin xỏ khi quy trình xử phạt được thực hiện khép kín.

Theo đó, khi phát hiện lỗi vi phạm hình ảnh sẽ được trích xuất và gửi về địa chỉ người vi phạm trên cơ sở dữ liệu chung về phương tiện giao thông theo trình tự tại Điều 70, Điều 71 Luật xử lý vi phạm hành chính..."

Góc nhìn luật gia - Luật sư nói gì về việc phạt 'nguội', CSGT 'giảm' ra đường ở Hà Nội? (Hình 2).

 Luật sư Vũ Quang Bá, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.

Tuy nhiên, luật sư Bá cũng không phủ nhận rằng, trong một số trường hợp việc thực hiện sẽ gặp một số khó khăn.

Luật sư Bá chỉ rõ, thứ nhất, về cơ sở pháp lý cho việc xử phạt này chưa đầy đủ, nhiều trường hợp không thể xác định được người có hành vi vi phạm nên dẫn đến việc không thể xử phạt theo quy định.

Theo quy định pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính, cảnh sát giao thông chỉ xử phạt người vi phạm giao thông, chủ phương tiện không có nghĩa vụ phải nộp phạt thay cho người vi phạm, thậm chí chủ phương tiện còn không có nghĩa vụ phối hợp với cảnh sát giao thông để xác định người có hành vi vi phạm (Nghị định 171/2013/NĐ-CP không quy định nghĩa vụ này đối với chủ phương tiện).

Tại điểm đ khoản 1, điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính”.

Thứ hai, tại điểm b, khoản 1, điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định: “Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”.

Như vậy, việc chậm gửi thông báo vi phạm giao thông đến người vi phạm là chưa tuân theo đúng nguyên tắc này. Nhiều trường hợp, khi gửi thông báo cho người vi phạm mà họ không còn nhớ được họ có vi phạm hay không, vi phạm trong trường hợp nào. Như vậy, việc xử phạt không đạt được ý nghĩa là phòng ngừa và răn đe người có hành vi vi phạm hành chính, tính tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa cao.

Góc nhìn luật gia - Luật sư nói gì về việc phạt 'nguội', CSGT 'giảm' ra đường ở Hà Nội? (Hình 3).

 Phạt nguội để hạn chế việc xin xỏ (Hình minh họa).

Thứ ba, không thực hiện việc tạm giữ phương tiện, giấy phép lái xe khi phát hiện vi phạm dẫn đến người vi phạm tiếp tục có những hành vi vi phạm tiếp theo, thậm chí có những vi phạm pháp luật hình sự. Như vậy, tính phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, thậm chí ngăn chặn tội phạm chưa cao.

Theo quy định tại Điều 125, Luật XLVPHC thì việc tạm giữ phương tiện, giấy phép lái xe không chỉ chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mà còn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt…

Thứ tư, việc xử lý đối với các trường hợp người vi phạm không thực hiện việc chấp hành xử phạt hoặc cố tình trì hoãn… Thay vào đó cơ quan có chức năng phải thực hiện việc cưỡng chế như kê biên tài sản; khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm. Tuy nhiên, để thực hiện việc này cần nhiều thời gian cũng như nhân lực thực hiện. Chưa kể đến các vi phạm có mức phạt không lớn thì việc thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn.

"Như vậy, có thể thấy việc xử phạt nguội vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông còn nhiều khó khăn, bất cập. Đây là một bài toán khó đòi hỏi các cơ quan chức năng sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện về mặt pháp lý và cơ chế thực hiện", luật sư Bá nêu quan điểm.

Dương Nhung

 

 

Cùng chuyên mục

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.

Án Tây-Luật Ta: Nữ thị trưởng bị bắt vì tàng trữ 70 kg nhựa cần sa tại nhà

Chủ nhật, 14/04/2024 | 07:00
Cảnh sát Pháp bắt một nữ thị trưởng và 2 người anh em trai của bà sau khi phát hiện 70 kg nhựa cần sa trong nhà quan chức này.

Vị luật gia với "cái lý cái tình" khi trợ giúp pháp lý cho người dân

Chủ nhật, 07/04/2024 | 09:01
Qua hàng chục năm tham gia tư vấn pháp luật cho người dân, luật gia Phan Văn Tân luôn hướng sự việc tới “cái lý cái tình”, mang đến điều tốt nhất cho người dân.

Án Tây-Luật Ta: Khởi kiện vì bị ghép mặt vào phim người lớn

Chủ nhật, 07/04/2024 | 08:00
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đâm đơn kiện 2 người đàn ông vì đã ghép mặt bà vào một đoạn phim người lớn.

Nữ luật gia và vụ ly hôn oái oăm “do vợ không đẻ được con trai”

Thứ 7, 06/04/2024 | 18:06
Vụ ly hôn với lý do hiếm gặp trên khiến toà án tổ chức hoà giải 6 lần bất thành. Cuối cùng, được Hội luật gia tỉnh Bình Dương trợ giúp thoả đáng.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt 2 người liên quan vụ án đấu thầu thiết bị y tế ở Bệnh viện Vũng Tàu

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:16
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam một người là Phó phòng Sở Y tế và một giám đốc công ty liên quan vụ án vi phạm đấu thầu.

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.