Luật sư: Phá 'rào cản' trên đường phụng sự công lý

Luật sư: Phá 'rào cản' trên đường phụng sự công lý

Thứ 6, 25/10/2013 | 09:28
0
Quá trình tố tụng của một vụ án trải qua nhiều giai đoạn và ở giai đoạn nào, Luật sư (LS) cũng đang vấp phải không ít thì nhiều những rào cản hữu hình và vô hình do các cơ quan tiến hành tố tụng đặt ra vì nhiều lý do, trong đó có thể thẳng thắn rằng có cả lý do muốn "ngáng đường" LS tham gia vào quá trình tố tụng.
Có luật vẫn "hành"
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người bào chữa được đứng trong hàng ngũ những người tham gia tố tụng và thuộc diện bổ trợ tư pháp. Vì thế, so với các chức danh tư pháp khác như Điều tra viên, Kiểm sát viên, LS luôn ở "chiếu dưới".
Từ địa vị pháp lý đang "chưa được coi trọng, mang nặng tính hình thức" đó, LS luôn phải được sự đồng ý của các cơ quan tiến hành tố tụng mới được hành nghề, được thực hiện quyền bào chữa. Đây là “nỗi đau vô hình” và rào cản điển hình mà gần như tất cả các LS đều phải đương đầu và không phải ai cũng vượt qua được.
Mặc dù xuất phát từ mục đích đảm bảo an toàn, tránh lộn xộn nhưng những quy định về điều kiện để LS tham gia tố tụng lại đang tạo cơ chế xin - cho trong việc LS thực hiện quyền bào chữa. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu LS phải trình nhiều loại giấy tờ ngoài quy định của luật mới cấp giấy chứng nhận người bào chữa, cấp giấy chứng nhận người bào chữa chậm so với thời gian luật định mà không có lý do... được nhắc đi nhắc lại tại nhiều diễn đàn chính thức lẫn không chính thức. Thậm chí cả đến khi có Thông tư 70/2011/TT-BCA, nhiều LS vẫn không thể vượt qua rào cản liên quan đến giấy chứng nhận người bào chữa.
Phải thừa nhận dù pháp luật đã có nhiều quy định bảo đảm quyền hành nghề cho LS song cách áp dụng các quy định này trong thực tế lại đang đẩy LS vào vòng xoáy thủ tục do cơ quan điều tra đặt ra.
Có đến 3.000 ý kiến LS ở TP.HCM cho rằng, “do không có mối quan hệ với cơ quan điều tra mà họ không thể giải quyết được những vướng mắc về thủ tục khi hành nghề”. Thậm chí, LS Nguyễn Bảo Trâm (Công ty luật TNHH Sài Gòn Luật) phải từ bỏ hoạt động trong lĩnh vực hình sự vì không đủ khả năng chịu “hành” liên quan đến thủ tục, giấy tờ cho việc hành nghề từ phía các cơ quan tố tụng.
 Bên cạnh đó, trong khi Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định về quyền bào chữa và được nhờ người khác bào chữa làm điều kiện cho LS thực hiện quyền hành nghề nhưng “quên” quy định cách thức thông báo, giải thích quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa, cung cấp danh sách người bào chữa trên địa hạt tố tụng để người cho người bị tạm giữ, bị can lựa chọn và thực hiện quyền của mình. Vì thế, trong suốt nhiều năm, người bị tạm giữ, bị can bởi nhiều lý do đã “lãng quên”, thậm chí “buộc phải lãng quên” quyền được bào chữa, qua đó LS cũng mất cơ hội được thực hiện quyền bào chữa.
Thông tư 70/2011/TT-BCA đã lấp lỗ hổng này của Bộ luật Tố tụng hình sự bằng quy định “ngay từ khi lập biên bản giao nhận quyết định bắt giữ người tạm giữ, quyết định khởi tố, bắt giam bị can, Điều tra viên bắt buộc phải hỏi và ghi nhận vào trong biên bản ý kiến của họ về việc có nhờ người bào chữa hay không”. Nhưng quy định đó không đồng nghĩa với việc LS có thể thực hiện quyền bào chữa một cách nhanh chóng vì vẫn còn phụ thuộc vào “thiện chí” của các cơ quan điều tra.
Cũng chính vì thiếu thông tin về LS, ít khi được giải thích rõ về quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa theo quy định của pháp luật nên không ít người bị tạm giữ, bị can không biết mình có quyền được nhờ LS. Trong khi có đến 47% LS được hỏi thì cho rằng, bị can, người bị tạm giữ chưa nhận được sự trợ giúp hữu ích từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng về quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa theo quy định của pháp luật thì chỉ có 1 LS tại TP.HCM được chứng kiến việc Điều tra viên lập biên bản về nguyện vọng của người bị tạm giữ, bị can về việc nhờ LS.
Bắt đầu từ giai đoạn “cửa ngõ” của quá trình tố tụng với một vài khó khăn điển hình như vậy, trên con đường bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ, LS còn tiếp tục bị gây khó dễ bởi những hành vi “lách luật” của cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan chức năng khác khi LS thu thập chứng cứ, tiếp cận hồ sơ vụ án, gặp gỡ thân chủ, thực hiện quyền bào chữa tại phiên tòa, tiến hành các thủ tục kháng án cho thân chủ…
Quan trọng là nhận thức về bảo đảm quyền hành nghề cho LS
Mỗi năm, Liên đoàn LS Việt Nam tiếp nhận hàng chục vụ việc cụ thể về những hành vi xâm phạm quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của LS song phần lớn khiếu nại, kiến nghị, tố cáo của LS trong quá trình tham gia tố tụng ở giai đoạn điều tra không được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật…
Điều bức xúc nhất trong giới LS hiện nay là việc một số cơ quan tiến hành tố tụng TƯ và địa phương cản trở, gây khó khăn cho việc tham gia của LS và những phản ánh về tình trạng đó lại chỉ được giải quyết theo kiểu… “con kiến kiện củ khoai”.
Bản thân các cơ quan tiến hành tố tụng đều khẳng định vai trò quan trọng của LS trong việc bảo đảm tính khách quan, công bằng của một vụ án. Tuy nhiên, việc thực thi các quy định pháp luật về quyền hành nghề của LS lại đang hạn chế quyền bào chữa, thu hẹp tiến trình LS tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự.
Tình trạng này theo các LS và nhiều chuyên gia pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, xác định sự thật khách quan của vụ án, khả năng tiếp cận công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp. Đồng thời làm tăng nguy cơ rủi ro trong quá trình hành nghề của LS và suy giảm nhiệt huyết hành nghề của LS…

Những giải pháp dỡ bỏ các rào cản khiến LS luôn gặp khó khăn trong quá trình hành nghề đã và đang được nghiên cứu để đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên từ thực tiễn thời gian qua thì thấy rằng, quy định pháp luật là chưa đủ mà quan trọng là phải thay đổi từ nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm quyền hành nghề của LS, về trách nhiệm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho LS hành nghề, bảo vệ công lý.

Theo Huy Anh (Pháp luật Việt Nam)

Làm gì để trở thành luật sư giỏi

Thứ 6, 07/06/2013 | 13:45
Hiện nay, việc cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm thuê Luật sư để bảo vệ không còn là một chuyện xa lạ với xã hội nữa. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong tiến trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

"Hành nghề luật sư, nỗi buồn nhiều vô kể"

Thứ 5, 14/02/2013 | 17:25
Là một luật sư tham gia quá trình tố tụng trong nhiều vụ án lớn về hình sự, kinh tế trong hơn 20 năm qua, ông Phan Trung Hoài có những trải nghiệm đặc biệt trong đời sống pháp lý cộng đồng và muốn chia sẻ một góc nhìn khác về hoạt động dịch vụ pháp lý trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

Người khiếm thị hành nghề luật sư ra sao?

Thứ 2, 24/06/2013 | 08:26
Người khiếm thị không bị xem là mất năng lực hành vi dân sự, cũng không bị luật pháp cấm đoán hoạt động nghề nghiệp, kể cả hành nghề Luật sư.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.

Ai bảo vệ luật sư hành nghề?

Thứ 5, 10/10/2013 | 13:57
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư có vai trò và sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, do đó luật sư luôn phải đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro từ nhiều phía.

Đất nước 'ưa kiện tụng', nghề luật sư có lương bổng rất cao

Thứ 5, 14/02/2013 | 17:17
Cũng giống như ở nhiều nước trên thế giới, nghề luật ở Mỹ bao gồm nghề luật sư, chuyên gia pháp lý của doanh nghiệp, chuyên gia pháp lý của các cơ quan hành chính, nghề dạy học ở các trường luật, thẩm phán hay công tố viên. Trong đó, luật sư ở Mỹ được coi là phổ biến và có lương bổng cao nhất nên rất nhiều người muốn trở thành luật sư.

Làm gì để trở thành luật sư giỏi

Thứ 6, 07/06/2013 | 13:45
Hiện nay, việc cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm thuê Luật sư để bảo vệ không còn là một chuyện xa lạ với xã hội nữa. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong tiến trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

"Hành nghề luật sư, nỗi buồn nhiều vô kể"

Thứ 5, 14/02/2013 | 17:25
Là một luật sư tham gia quá trình tố tụng trong nhiều vụ án lớn về hình sự, kinh tế trong hơn 20 năm qua, ông Phan Trung Hoài có những trải nghiệm đặc biệt trong đời sống pháp lý cộng đồng và muốn chia sẻ một góc nhìn khác về hoạt động dịch vụ pháp lý trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

Người khiếm thị hành nghề luật sư ra sao?

Thứ 2, 24/06/2013 | 08:26
Người khiếm thị không bị xem là mất năng lực hành vi dân sự, cũng không bị luật pháp cấm đoán hoạt động nghề nghiệp, kể cả hành nghề Luật sư.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.

Ai bảo vệ luật sư hành nghề?

Thứ 5, 10/10/2013 | 13:57
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư có vai trò và sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, do đó luật sư luôn phải đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro từ nhiều phía.

Đất nước 'ưa kiện tụng', nghề luật sư có lương bổng rất cao

Thứ 5, 14/02/2013 | 17:17
Cũng giống như ở nhiều nước trên thế giới, nghề luật ở Mỹ bao gồm nghề luật sư, chuyên gia pháp lý của doanh nghiệp, chuyên gia pháp lý của các cơ quan hành chính, nghề dạy học ở các trường luật, thẩm phán hay công tố viên. Trong đó, luật sư ở Mỹ được coi là phổ biến và có lương bổng cao nhất nên rất nhiều người muốn trở thành luật sư.