Luật sư tập sự: cần hướng dẫn thêm

Luật sư tập sự: cần hướng dẫn thêm

Thứ 5, 14/03/2013 | 07:53
0
Luật sư Việt Nam sẽ thiệt thòi nếu làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài vì không được bào chữa, đại diện cho đương sự… tại tòa án Việt Nam.

Ngày 13-3, Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức hội thảo triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư (có hiệu lực vào ngày 1-7, gọi chung là Luật sửa đổi). Hội thảo được dự án “Cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp” tài trợ.

Hướng dẫn thêm về việc tập sự

Về đào tạo nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tới, đã có nhiều ý kiến đóng góp khá sôi nổi. TS-luật sư Nguyễn Đình Thơ (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa) cho rằng Luật sửa đổi quy định thời gian đào tạo từ sáu tháng lên 12 tháng, giảm thời gian tập sự từ 18 tháng xuống 12 tháng là phù hợp với nhu cầu hiện nay. Bên cạnh Học viện Tư pháp, Liên đoàn cũng có nhiệm vụ đào tạo nghề luật sư. Do vậy, Liên đoàn phải chuẩn bị thật tốt cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo trình đào tạo… để thực hiện nhiệm vụ này.

Luật sư Chu Đức Lưu (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk) góp ý cần có hướng dẫn cụ thể đối với quy định về thời gian tập sự chứ không sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Cụ thể, các trường hợp đăng ký tập sự ngay trước thời gian Luật sửa đổi có hiệu lực thì tính theo thời gian 18 tháng như trước đây hay tính theo Luật sửa đổi? Cạnh đó, quy định một luật sư không được hướng dẫn quá ba người tập sự trong cùng một thời điểm nhưng cùng một thời điểm phải được hiểu như thế nào? Cùng một lúc hướng dẫn cho ba người cho đến khi tập sự xong hay sau đó một thời gian thì được nhận tiếp ba người nữa?

Luật sư - Luật sư tập sự: cần hướng dẫn thêm

Luật sư đang tham gia bào chữa cho bị cáo tại một phiên tòa lưu động. Ảnh: HTD

Quy định về luật sư nước ngoài chưa rõ

Về nội dung luật sư nước ngoài (LSNN) và tổ chức hành nghề LSNN (TCHN) tại Việt Nam, luật sư Nguyễn Hải Nam (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng một số nội dung theo quy định của Luật sửa đổi vẫn chưa rõ, cần có hướng dẫn cụ thể hơn. Cụ thể, LSNN được hành nghề tại Việt Nam dưới hai hình thức: tư cách thành viên tổ chức hoặc làm việc theo hợp đồng. Tuy nhiên, đối chiếu lại quy định thì chủ sở hữu hoặc thành viên của TCHN chỉ có tổ chức, không có cá nhân. Nếu hiểu theo ý này thì LSNN chỉ hành nghề tại Việt Nam theo dạng hợp đồng. Thế nhưng quy định trên vẫn có thể hiểu là LSNN vẫn có thể hành nghề với tư cách là chủ sở hữu hoặc thành viên của một TCHN và được tổ chức cử vào làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam do tổ chức đó thành lập.

Luật sư Nam nhìn nhận thêm, cần có hướng dẫn tháo gỡ cho luật sư Việt Nam khi làm việc cho TCHN. Bởi theo quy định, một trong những hoạt động mà TCHN không được thực hiện là tham gia tố tụng trước tòa án Việt Nam. Cụ thể là không được cử LSNN và luật sư Việt Nam tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án Việt Nam. Đây là sự thiệt thòi cho luật sư Việt Nam nếu làm việc cho TCHN.

Theo Hồng Tú (Pháp luật TP Hồ Chí Minh)

Luật sư chỉ định: Cần cái tâm vì công lý

Thứ 3, 12/03/2013 | 10:51
Theo quy trình thông thường, sau khi xác định bị can, bị cáo thuộc trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, cơ quan tố tụng sẽ ra văn bản gửi đoàn luật sư.

Luật sư: Luật pháp tạo ra thị trường địa ốc

Thứ 4, 06/03/2013 | 12:05
Khác với nhiều nước, nền kinh tế thị trường của chúng ta không bắt nguồn từ các hoạt động kinh doanh tự nhiên trong xã hội, mà do luật pháp – hay quyết định chính trị – tạo nên. Khi một định chế nảy sinh từ sinh hoạt xã hội thì nó có các tập quán được người tham gia đặt ra và tuân theo, ít ai phá rào; còn nếu là do luật pháp tạo lập thì nó được áp từ ngoài vào người dân, nên họ thấy khó chịu và dễ phá rào, hay lợi dụng.

Tăng mức trần thù lao cho luật sư

Thứ 2, 25/02/2013 | 08:33
Mức thù lao đóng vai trò rất quan trọng để quyết định “chất lượng” dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp, nhưng không dễ xác định được “mức thù lao hợp lý” trong bối cảnh nền kinh tế và nhận thức xã hội về dịch vụ pháp lý như hiện nay.