'Luật 'vênh' nhau, biết đường nào… thực hiện?'

'Luật 'vênh' nhau, biết đường nào… thực hiện?'

Thứ 4, 12/06/2013 | 08:23
0
Đó là lời than phiền từ cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) các địa phương về trách nhiệm thanh toán chi phí khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cơ quan BHXH TP.HCM băn khoăn: Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực từ ngày 1-5 thế nhưng sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số vấn đề khiến người sử dụng lao động và các cơ quan quản lý lao động (Sở LĐ-TB&XH và BHXH TP.HCM) hết sức lúng túng.

Cụ thể, tại Điều 144 (Bộ luật Lao động 2012) - trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người lao động tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia BHYT.

Luật sư - 'Luật 'vênh' nhau, biết đường nào… thực hiện?'

Ảnh minh họa

Còn Điều 107 (Bộ luật Lao động cũ) quy định: Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ BHXH về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong điều lệ BHXH.

Trong khi đó, theo Luật BHYT hiện hành (mục 9 Điều 23) quy định các trường hợp không được hưởng BHYT, gồm: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa… Cơ quan BHXH TP.HCM cho rằng: Nếu căn cứ theo Bộ luật Lao động 2012 thì BHXH phải “cộng đồng” chi trả chi phí cùng doanh nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tỉ lệ “đồng chi trả” là bao nhiêu?

“Đây là sự “vênh” nhau giữa hai luật khiến cơ quan BHXH TP hết sức lúng túng chưa biết thực hiện như thế nào” - đại diện cơ quan BHXH TP.HCM bày tỏ.

Về vướng mắc này, trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân thừa nhận: Đây là điều bất cập mà các cơ quan chức năng đã nhận thấy, dẫn đến các doanh nghiệp và cơ quan BHXH lúng túng không biết thực hiện thế nào.

“Cuối tháng 6-2013, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để đưa ra cách hướng dẫn thực hiện nhằm tháo gỡ sự chồng chéo giữa hai luật này thay vì phải chờ đến lúc sửa đổi Luật BHYT” - ông Huân nói.

Theo Phong Điền (Pháp luật TP HCM)

> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh

Bảo hiến để 'loại trừ' văn bản vi hiến

Thứ 6, 07/06/2013 | 09:03
Xác định một mô hình hiệu quả trong việc bảo đảm các đạo luật và văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp để bảo vệ pháp chế và quyền con người là yêu cầu của nhà nước pháp quyền cũng như mục tiêu của cải cách tư pháp.

Nâng cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Thứ 2, 27/05/2013 | 08:30
Để nâng giá trị pháp lý của văn bản công chứng, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng quy định, văn bản công chứng có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch và các cơ quan, tổ chức liên quan.

Sao phường, xã 'từ chối' chứng thực văn bản có tiếng nước ngoài?

Thứ 5, 30/05/2013 | 16:20
Những bất cập trong công tác công chứng, chứng thực tại Hà Nội khiến người dân gặp phải vô số khó khăn mới có thể tiếp cận với các thủ tục hành chính.