Lượng dioxin trong đất Việt Nam đủ giết chết dân số cả Trái Đất

Lượng dioxin trong đất Việt Nam đủ giết chết dân số cả Trái Đất

Thứ 6, 24/05/2013 | 10:56
0
Đó là nhận định của giáo sư Sulev Koks thuộc trường Đại học Tartu, Estonia khi ông dẫn đầu một đoàn nghiên cứu chuẩn bị sang Việt Nam để nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc dioxin.

Theo thông báo của Trường đại học Tartu, một nhóm các nhà khoa học của trường sẽ đến Việt Nam để nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin, một thành phần trong chất độc da cam, đối với con người.

Dự án nhắm mục đích tìm ra mối liên hệ giữa chất dioxin trong môi trường và những người bị bệnh tật.

Chất da cam được quân đội Mỹ dùng trong cuộc chiến Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1961 tới năm 1971. Dioxin trong chất da cam ngấm vào đất và kể từ đó đã khiến hơn 3 triệu người Việt Nam bị tàn phế hoặc dị tật.

> Đọc thêm: Bằng chứng tội ác kẻ gieo rắc cái chết màu da cam

Việt Nam Xanh - Lượng dioxin trong đất Việt Nam đủ giết chết dân số cả Trái Đất
Máy bay Mỹ rải chất độc màu trắng trong chiến tranh Việt Nam.

Hội chữ thập đỏ Việt Nam lo ngại rằng ảnh hưởng độc hại của dioxin đã truyền sang những trẻ em thuộc thế hệ thứ ba sinh sau chiến tranh.

Trước khi nhóm nghiên cứu này đến Việt Nam, một nhóm 29 nhà khoa học của Việt Nam cũng đã có chuyến thăm và làm việc tại Đại học Tartu hồi tháng Hai vừa qua. Nhóm đã tham gia các buổi hội thảo và thực hành nghiên cứu cùng các nhà khoa học Estonia.

Đây là một phần trong dự án "Cải thiện về tài nguyên chăm sóc sức khỏe tại Đà Nẵng" nhằm thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu giữa các nhà khoa học của Estonia, Việt Nam, các trường đại học Thụy Điển, Na Uy và Ba Lan. Dự án bao gồm hợp tác trong 10 lĩnh vực, trong đó có nghiên cứu y tế.

Giáo sư Sulev Koks cảnh báo, lượng dioxin trong đất ở Việt Nam hiện đủ giết chết dân số cả Trái Đất. Ông cũng cho rằng, hiện hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam cũng có rất nhiều loại thuốc tốt, tuy nhiên, với sự hỗ trợ và hợp tác từ Estonia và các nước Bắc Âu khác sẽ giúp Việt Nam đạt được hiệu quả hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong các vùng còn bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả chiến tranh để lại.

Chất độc Dioxin ở Việt Nam

Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh.

Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam.

Phú Sang (t/h)

Hệ lụy của việc phát triển ồ ạt các KCN

Chủ nhật, 05/05/2013 | 10:03
Quá trình phát triển quá “nóng” các khu công nghiệp, khu chế xuất đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội của người dân, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, gây lãng phí tài nguyên đất...

Người lính kể chuyện chiến trường bằng thơ và nỗi đau da cam

Thứ 2, 22/04/2013 | 08:53
Là một trong số ít người may mắn sống sót trong đợt nhập ngũ hơn 600 người tại bến Tích Giang năm nào, ông Nguyễn Văn Chiêu (64 tuổi), xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) trở về với cuộc sống một người nông dân lam lũ.

Người dân khốn khổ vì 'cạm bẫy ô nhiễm'

Thứ 2, 25/03/2013 | 22:10
Mảnh đất mà các hộ dân ở xóm Đồng Cháy đang sinh sống trước đây là khu chôn cất người chết.

Bằng chứng tội ác kẻ gieo rắc cái chết màu da cam

Thứ 6, 08/03/2013 | 16:29
Cho đến nay ông đã nhận tất cả 10 giải thưởng quốc tế về bảo vệ môi trường. Có những giải thưởng trị giá tới 6 tỷ đồng, nhưng ông đều dành để nghiên cứu và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành môi trường. Ông còn là một nhà điểu học hàng đầu Việt Nam với những phát hiện được quốc tế công nhận, đó là loài trĩ cuối cùng trên thế giới được biết đến. Ông chính là nhà giáo, nhà điểu học, nhà sinh học, giáo sư Võ Quý.