Lý do gì khiến Trung Quốc 'cưng chiều' Campuchia?

Lý do gì khiến Trung Quốc 'cưng chiều' Campuchia?

Thứ 3, 27/08/2013 | 08:22
0
Theo giáo sư Heidi Dahles, Trưởng khoa Nghiên cứu châu Á (ĐH Griffith, Australia), Campuchia đã ngả về phía Trung Quốc sau một cuộc “tán tỉnh chính trị” và “say sưa với mối quan hệ mới” đến mức ngang nhiên biểu hiện tình cảm này ngay trên Hội nghị thượng đỉnh của khu vực, khi nước này làm Chủ tịch ASEAN và từ chối đề cập đến vấn đề Biển Đông trên bàn nghị sự.

Giáo sư Heidi Dahles cho rằng, việc Campuchia bị Trung Quốc “quyến rũ” không phải là một điều quá bất ngờ. Những lợi ích đến từ Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – là khá rõ ràng. Campuchia đã nhận nhiều khoản đầu tư cũng như các khoản viện trợ kinh tế và quân sự từ Trung Quốc qua cả hai hình thức hiện vật và tiền bạc. Các khoản viện trợ này đều được Trung Quốc tuyên bố “không ràng buộc”, hay nói cách khác, cho đi mà không cần nhận lại.

Chính phủ Campuchia đã mô tả Trung Quốc như “một người bạn lớn tuổi, một tình bạn đã trở lại sau một thời gian dài bị chia cắt trong lịch sử, sống sót qua nhiều lần thay đổi chế độ”. Trung Quốc đã luôn luôn “đưa tay giúp đỡ” người láng giềng của mình, nhằm kéo lại sự trung thành của Campuchia. 

Năm 2009, khi chính phủ Campuchia trao trả 22 người tị nạn Duy Ngô Nhĩ trở lại Trung Quốc, Mỹ một lần nữa đình chỉ viện trợ như là một biện pháp trừng phạt. Ở phía kia, Trung Quốc đã ngay lập tức gửi cam kết trị giá đến 1,2 tỷ USD chỉ 2 ngày sau khi quyết định của Mỹ được đưa ra. Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, cử chỉ hào phóng của Bắc Kinh không đồng nghĩa với sự đảm bảo về một số tiền đã thực sự được gửi đến Phnom Penh.

Tiêu điểm - Lý do gì khiến Trung Quốc 'cưng chiều' Campuchia?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ Thủ tướng Hun Sen trong một hội nghị ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 21/8/2013

Trong bài viết có tiêu đề "Vì sao Trung Quốc quyến rũ Campuchia", giáo sư Heidi Dahles đặt câu hỏi: Nếu nhìn xa hơn những lời lẽ mật ngọt của “người bạn lớn tuổi”, điều gì ở Campuchia mà Trung Quốc cảm thấy có lợi để đầu tư không tính toán như vậy? Sợi dây liên kết giữa sự hào phóng của Bắc Kinh với những gì họ có thể lấy được từ Phnom Penh chắc chắn mạnh mẽ hơn và chặt chẽ hơn nhiều so với những gì họ tỏ ra “không ràng buộc”.

Khi nhìn vào mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia khác trên thế giới, có thể nhìn nhận rõ rằng điều mà Bắc Kinh tìm kiếm là nguồn lao động giá rẻ ở địa phương, thị trường mới và điều tối quan trọng – tài nguyên thiên nhiên. Khi lao động của Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn, biết đòi hỏi hơn thì lực lượng lao động giá rẻ và dễ kiểm soát ở Campuchia cung cấp một lối thoát cho các công ty nhà nước của họ đang tìm kiếm thuê ngoài các quy trình sản xuất tới nước có chi phí thấp.

Thêm vào đó, Trung Quốc đã dễ dàng tiếp cận thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc của Campuchia – trước đây đã rất hạn chế nhập khẩu trực tiếp mặt hàng này từ Trung Quốc. Ngược lại, Campuchia cũng đã thoát khỏi tình trạng phụ thuộc của mình trên thị trường Mỹ và EU, giúp Trung Quốc tránh khỏi rào cản thương mại.

Campuchia cũng đã tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng dự trữ, đất canh tác và sản xuất nông nghiệp. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã hoàn toàn lợi dụng các tài nguyên đó, thậm chí là gây nhiều thiệt hại cho dân địa phương. Các vấn đề đất đai tại Campuchia có liên quan đến việc sang nhượng đất đai phát triển dự án cho các công ty Trung Quốc đang ngày càng nhiều. Người dân nghèo Campuchia đang ngày càng bị bỏ rơi khỏi chính tài sản của mình về tay các thương nhân Trung Quốc.

Nếu so sánh cân bằng về lợi ích kinh tế, Campuchia so với một số nước phát triển khác – nơi có nguồn lao động giá rẻ hơn, đất đai và tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn – thì Trung Quốc không được nhiều như cái giá mà nước này đã đầu tư. Tài sản của Campuchia là có giới hạn và hiện đang giảm đi nhanh chóng. Điều Trung Quốc được lợi nhất từ Campuchia, cũng là điều quan trọng nhất, dẫn đến lý do chính để nước này muốn “thân thiện” với Phnom Penh, chính là những giá trị chính trị. Mối quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc – Campuchia – ASEAN là một ví dụ sống động cho giá trị này.

Campuchia nằm trong sân sau của Trung Quốc. Vị trí này có những hệ quả địa chính trị nhất định. Campuchia có tầm quan trọng chiến lược, là một trong những viên ngọc trai trong “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc đang muốn tạo ra trong khu vực Đông Nam Á – vị trí đảm bảo quyền tiếp cận Vịnh Thái Lan và Biển Đông một cách thuận tiện nhất.

Trong bối cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm giành ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương, Campuchia là một mắt xích đảm bảo lợi thế địa chính trị khu vực sẽ thuộc về bên nào “thân thiết” hơn với nước này. 

Các chương trình hợp tác quân sự - quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Campuchia, được thiết lập từ năm 2006, sắp hết hạn. Vấn đề cấp bách hiện nay là liệu sự hợp tác này có bị bỏ rơi hay không khi đã có một liên kết quân sự gần gũi hơn giữa Campuchia với Trung Quốc. Trung Quốc, đất nước có ít bạn bè trong khu vực Đông Nam Á, sẽ “bắn pháo hoa” chào đón một Campuchia ngừng thỏa thuận với Mỹ.

Điều khiến Trung Quốc sẽ phải lo lắng chính là những vấn đề chính trị hiện đang tiềm ẩn trong xã hội Campuchia. Những xáo trộn này có thể khiến Trung Quốc mất đi lợi thế tiếp cận với Campuchia, bị cắt đi những đặc quyền hiện đang rất dồi dào. Có thể lịch sử năm 1996 sẽ lặp lại, khi Trung Quốc sẽ tạo ảnh hưởng kinh tế - chính trị lên Campuchia, với bất kỳ lực lượng chính trị nào lãnh đạo chính quyền ở Phnom Penh. Vì với Trung Quốc, ai đứng đầu Campuchia không quan trọng, quan trọng là những gì Bắc Kinh đã làm vẫn sẽ có sức ảnh hưởng với chính quyền Phnom Penh.

Theo Infonet

Phe đối lập Campuchia dọa xuống đường biểu tình toàn quốc

Chủ nhật, 18/08/2013 | 18:49
Lãnh tụ đối lập ở Campuchia sau khi bị thua trong cuộc bầu cử tháng qua, hôm thứ Sáu cảnh cáo rằng người ủng hộ ông sẽ xuống đường biểu tình khắp nơi nếu những than phiền của họ về bầu cử gian lận không được cứu xét.

Bầu cử Campuchia: Trung Quốc thua đau?

Thứ 6, 16/08/2013 | 09:26
Theo Wall Street Journal, những thách thức mới sau bầu cử Quốc hội khóa V có thể buộc Thủ tướng Hun Sen phải giữ khoảng cách với Trung Quốc.

Hồ sơ nhân vật phá hoại quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia

Thứ 4, 14/08/2013 | 08:44
Không thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tại Campuchia, ông Sam Rainsy, từng bị kết án vì "phá hoại quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia" đã có những hành động không đẹp. Vậy nhân vật chính trị này là ai?

Lật lại vụ 'Nữ hoàng nhạc Pop' Campuchia bị ám sát

Thứ 3, 30/07/2013 | 07:30
Sự kiện "Nữ hoàng nhạc Pop" Pov Panha Pich bị bắn ngay tại thủ đô Phnom Penh giữa thanh thiên bạch nhật khiến dư luận đất nước Chùa Tháp sôi sục lên bởi sự bất ổn, mất an toàn đang trực tiếp đe dọa những người nổi tiếng.

Con trai ông Hun Sen: Ngôi sao mới nổi ở Campuchia

Thứ 6, 26/07/2013 | 20:20
Vẻ ngoài lịch lãm, vui vẻ, được đào tạo ở Mỹ và rất nổi tiếng với các cử tri, ông Hun Many - con trai của Thủ tướng Hun Sen - đang là ngôi sao mới nổi của chính quyền Campuchia.

Cận cảnh sòng bạc Campuchia 'bủa vây' biên giới Việt

Thứ 2, 15/07/2013 | 09:19
Hàng chục casino mọc lên ở biên giới Campuchia với chủ đích thu hút người Việt Nam sang sát phạt. Không ít trường hợp phải bỏ mạng ở xứ người hay bị cắt tai gửi về để cha mẹ mang tiền qua chuộc.

Việt Nam mất điện, Campuchia nhốn nháo

Chủ nhật, 26/05/2013 | 20:47
Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết, ngay sau sự cố gây mất điện ở miền Nam, Thủ đô Phnompenh cũng mất theo, phía Campuchia thắc mắc không biết có vấn đề gì?
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.