Lý do Mỹ hoãn gửi 4 chiến đấu cơ F-16 đến Ai Cập

Lý do Mỹ hoãn gửi 4 chiến đấu cơ F-16 đến Ai Cập

Thứ 4, 24/07/2013 | 17:37
0
Bốn chiếc máy bay chiến đấu F-16 đã được lên kế hoạch bay tới Ai Cập vào sáng thứ Ba hôm qua (23/7) như một phần của gói viện trợ quân sự trị giá hơn 1 tỷ USD mỗi năm mà Mỹ dành cho Ai Cập. Tuy nhiên lô hàng đã bị hoãn lại vì lý do “chính trị”.

Việc chính quyền ông Obama gửi những chiếc máy bay đến Ai Cập đánh dấu sự viện trợ quân sự đầu tiên của Mỹ kể từ khi ông Mohammed Morsi bị lật đổ hồi đầu tháng này.

Những người ủng hộ nói rằng khoản viện trợ này là rất quan trọng bởi vì nó cho thấy sức ảnh hưởng của Mỹ đối với quân đội Ai Cập. Nhưng các chuyên gia thì cho rằng đó là một sự lãng phí tiền bạc, hoặc tệ hơn, là một món quà vũ khí sớm có thể chống lại lợi ích của nước Mỹ sau này.

Theo một nguồn tin từ căn cứ Không quân Hải quân ở Fort Worth, Texas, nơi những chiếc máy bay đã được chuẩn bị gửi đi, lô hàng 4 chiến đấu cơ F-16 hiện đã bị trì hoãn ít nhất 24 giờ vì "lý do chính trị.”

Tiêu điểm - Lý do Mỹ hoãn gửi 4 chiến đấu cơ F-16 đến Ai Cập

Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã giải thích rằng: “Chúng tôi đang xem xét những giao ước nghĩa vụ và đang xin tư vấn của Quốc hội về lộ trình phía trước.” Báo cáo đề cập đến tính hợp pháp của việc gửi máy bay đến Ai Cập, vì nó liên quan đến một đạo luật năm 2012 đó là cấm Tổng thống gửi viện trợ quân sự cho “bất cứ nước nào mà người đứng đầu chính phủ do dân bầu bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự.”

Cho đến nay, chính quyền ông Obama đã cẩn thận tránh sử dụng cụm từ "cuộc đảo chính quân sự" để mô tả sự lật đổ chính quyền ông Morsi ở Ai Cập. Ngày 10/7, phát ngôn viên Nhà Trắng ông Jay Carney đã lên tiếng ủng hộ tiếp tục viện trợ quân sự. Ông nói: "Chúng tôi không tin rằng Mỹ sẽ đạt được những lợi ích tốt nhất khi thay đổi chương trình trợ giúp quân sự của chúng tôi.”

Nhưng thái độ đó đã gây ra sự chỉ trích từ một số người, trong đó có Thượng nghị sĩ Rand Paul. Ông Paul thẳng thắn bày tỏ quan điểm trong một tuyên bố: "Tổng thống bằng cách tránh gọi tình hình ở Ai Cập là một "cuộc đảo chính" và tiếp tục dòng chảy viện trợ nước ngoài đến Ai Cập tựa như ông đang “lờ đi các quy định pháp luật.” Ông Paul đã dẫn ra một dự luật mang tên Luật đảo chính quân sự Ai Cập để tuyên bố rằng cuộc đảo chính chính thức diễn ra nhằm ngăn chặn các lô hàng viện trợ của Mỹ dành cho Ai Cập, nhưng dường như ông không được thông qua.

Ông Morsi được bầu cử dân chủ, nhưng đã cố gắng nắm bắt quyền lực độc tài và thông qua một Hiến pháp mới bảo vệ và thắt chặt luật lệ Hồi giáo. Trước khi lên nắm quyền, Morsi dẫn đầu lực lượng “Huynh đệ Hồi giáo” và kêu gọi rằng với ý không thể quên được lòng hận thù đối với những người Do thái và những tập đoàn ủng hộ họ.

Trong khi ông Morsi bị phản đối, chính quyền Obama đã đưa ra 12 máy bay chiến đấu F-16 cho quân đội Ai Cập và một số người đã chỉ trích nó hỗ trợ chính phủ Morsi. Một số chuyên gia bảo mật cho biết, việc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gây ảnh hưởng đối với quân đội Ai Cập.

Ông Tony Anthony H . Cordesman, nhà tư vấn cho Cơ quan Nhà nước và Quốc phòng và giữ chức lãnh đạo chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói rằng: "Nếu chúng ta muốn gây ảnh hưởng lên quân đội Ai Cập, chúng ta phải quyết tâm tiếp tục việc chuyển giao vũ khí. Tuyên bố trước đó của các quan chức Bộ Ngoại giao nói với FoxNews trong tháng 4 cũng ủng hộ việc trợ cấp bằng cách ám chỉ sự khác biệt giữa quân đội Ai Cập và chính phủ Morsi. Một người nói: "Trong 30 năm qua, các máy bay F-16 là một phần quan trọng trong mối quan hệ giữa quân đội Hoa Kỳ và các lực lượng vũ trang Ai Cập. Quân đội Ai Cập từ lâu đã có mối quan hệ thân mật với Israel và là một trụ cột hỗ trợ cho các Hiệp ước hòa bình của Chính phủ Ai Cập.”

Nhưng một số người nói rằng món quà đó dành cho quân đội Ai Cập là một ý tưởng tệ. Bà Malou Innocent, một chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Cato nói: "Chúng ta đang gửi nguồn viện trợ của quân đội Mỹ đến một chính phủ mà bản chất có quân đội đi ngược lại nền dân chủ bằng một cuộc đảo chính. Bà Innocent cho rằng, những người phải nộp thuế sẽ không lấy làm vui nếu họ biết tiền của họ đã được chi tiêu như thế nào. “Nếu bạn hỏi những người nộp thuế Mỹ ở mức trung bình rằng “Bạn muốn làm gì với hàng nghìn tỉ USD?”, họ sẽ thích giữ chúng ở nhà hơn là đưa nó cho quân đội Ai Cập, nơi mà quyền tự do đang bị giẫm nát.”

Tuy nhiên, ông Cordesman lập luận rằng việc Ai Cập có một chính phủ ôn hòa quan trọng hơn việc có một chế độ dân chủ. Một cuộc bầu cử tốt với một chính phủ xấu là một thảm họa. Và cuộc bầu cử xấu với một chính phủ tốt là một thành công. Ông nói thêm rằng các chi phí viện trợ cũng không phù hợp nhưng cần thiết. Ông cho biết: "Trong một thế giới hòa bình, chúng tôi có gửi tiền không? Tất nhiên là không. Nhưng trong cuộc sống thực, những chi phí này không liên quan đến quân đội Ai Cập mà nó hướng đến cả hai mục tiêu là sự ổn định của khu vực và tương lai của Ai Cập. Nếu cắt các lô hàng viện trợ vũ khí, bạn sẽ tạo ra những vấn để về chủ nghĩa dân tộc, uy tín và danh dự của quân đội Ai Cập. Thay vì tạo ra đòn bẩy, bạn ra đi mà không để lại bất kỳ sức ảnh hưởng nào.”

Bà Innocent nói rằng việc cắt viện trợ thực sự có thể là một tín hiệu tích cực, rằng nước Mỹ không ủng hộ cuộc đảo chính quân sự, ít nhất thì nguồn viện trợ quân sự đó cũng nên được dần dần dừng lại. Bà nói: "Chúng tôi có thể hỗ trợ giai đoạn trong khoảng thời gian từ 3-5 năm để không cắt mọi hỗ trợ cùng một lúc. Chúng tôi cần những câu hỏi rộng hơn như: chúng ta có muốn thúc đẩy nền dân chủ hay không?...”

W2 (theo Fox News)

Quân đội Ai Cập bị tố 'bắt cóc' ông Morsi

Thứ 4, 24/07/2013 | 10:47
Quân đội Ai Cập đã bị gia đình cựu Tổng thống Morsi tố cáo giam giữ nhà lãnh đạo này mà không đưa ra bất cứ cáo trạng nào.

Israel triển khai Vòm Sắt đến sát nách Ai Cập

Thứ 7, 20/07/2013 | 21:26
BQP Israel đã triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa siêu hạng Iron Dome đến khu resort Eilat ở biển Đỏ gần biên giới Ai Cập.

Vị thẩm phán trung lập có làm nên kỳ diệu cho Ai Cập?

Thứ 4, 17/07/2013 | 16:02
Adly Mansour không phải là cái tên được nhắc đến nhiều trong nội các Ai Cập, nhưng theo nhận xét của một số chuyên gia, ông Mansour không hề giống hai vị tổng thống tiền nhiệm.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.