Lý do Mỹ không thể ‘quay ngoắt’ thái độ với Nga dưới thời TT Trump

Lý do Mỹ không thể ‘quay ngoắt’ thái độ với Nga dưới thời TT Trump

Thứ 6, 27/01/2017 | 08:56
0
Theo giới phân tích, còn quá sớm để kết luận Mỹ sẽ thân thiết với Nga dưới thời ông Trump. Mối quan hệ thân thiết giữa ông Trump và ông Putin trước đó có thể không được xét đến.

Theo Russia Direct, việc ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nước Nga.

Lâu nay, cả ông Trump và Tổng thống Nga Putin đều thể hiện mối quan hệ thân thiết. Suốt thời gian diễn ra cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump từng dành lời có cánh cho Tổng thống Putin như ông khen ông Putin có tài lãnh đạo hơn hẳn tiền nhiệm của mình Barack Obama. Còn ông Putin cũng đã gửi lời chúc mừng nồng nhiệt khi ông Trump thắng cử Tổng thống. Và nhiều người vẫn suy đoán rằng Nga, Mỹ sẽ có quan hệ tốt đẹp khi ông Trump và nhà lãnh đạo Putin thân thiết như vậy.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, vẫn còn quá sớm để có thể kết luận như vậy. Mối quan hệ thân thiết giữa ông Trump và ông Putin trước đó có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Triển vọng của quan hệ Nga-Mỹ chỉ đi vào thực chất sau khi ông Trump nhậm chức và điều hành đất nước. 

Dẫu vậy, việc ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ cũng mở ra nhiều khả năng thúc đẩy mối quan hệ Nga, Mỹ theo hướng tích cực và điều này rất cần thiết khi mà quan hệ giữa hai nước đang ở mức rất thấp.

Tiêu điểm - Lý do Mỹ không thể ‘quay ngoắt’ thái độ với Nga dưới thời TT Trump

 Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống Nga, Putin.

Và dưới đây là những lĩnh vực hợp tác có thể giúp hai nước thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp.

Những tiềm năng hợp tác

Các nhà phân tích cho hay, Nga và Mỹ có thể hợp tác trong việc đánh bại và tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Các nước phương Tây, mà đứng đầu là Mỹ có thể thể hiện thiện chí hợp tác này thông qua việc tạm dừng mở rộng tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây dương (NATO) sang phía Đông để trấn an Nga.

NATO cũng có thể đưa ra các thỏa thuận hợp tác nhiều hơn với Nga như việc xây dựng lòng tin với Moscow đồng thời giảm bớt những lo ngại tiêu cực về Nga. 

Chính quyền của ông Trump cũng được cho là sẽ ít chỉ trích chính sách đối nội của Nga hơn so với người tiền nhiệm Barack Obama, điều từng khiến Tổng thống Nga Putin trở nên quyết liệt hơn trong hành động của mình.

Ngoài ra, ông Trump được kỳ vọng sẽ khuyến khích các đồng minh Đông Âu chủ động hạ nhiệt căng thẳng với Nga.

Đáp lại thiện ý của chính quyền ông Trump, phía Nga có thể cũng sẽ có những động thái tích cực đối với Mỹ bằng cách giảm những hành động bị coi là có thể khiến các thành viên NATO cảm thấy bất an như đã từng làm trong vài năm qua.

Mặc dù vậy, theo giới quan sát, những bước đi tưởng chừng rất hợp lý và khả thi đó vẫn không thể thay đổi được bản chất cơ bản trong mối quan hệ giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới này.

Những lời chúc mừng nồng nhiệt của Tổng thống Putin dành cho ông Trump và những lời ngợi ca ông Trump dành cho Tổng thống Putin không thể thay đổi được mối quan hệ căng thẳng lâu nay giữa hai quốc gia. Và dẫu gì Mỹ cũng có nền kinh tế lớn mạnh gấp tới 8 lần Nga và điều này ít nhiều cũng có tác động đến mối quan hệ.

Thêm nữa, cả 2 nhà lãnh đạo Nga Mỹ tất nhiên sẽ bảo vệ đến cùng lợi ích quốc gia của mình, vậy nên một khi có sự xung đột về lợi ích giữa hai nước, tất nhiên quan hệ giữa các bên sẽ bị ảnh hưởng.

Vì lẽ đó nên nếu Nga hy vọng dưới thời ông Trump, NATO sẽ dừng việc mở rộng sang phía Đông thì Moscow sẽ phải “thất vọng”.

Chắn hẳn điện Kremlin cũng sớm nhận ra rằng, chính quyền của ông Trump sẽ không bao giờ công nhận tính hợp pháp của việc Nga sáp nhập Crimea cũng như chấp thuận việc Nga theo đuổi lợi ích của nước này ở Đông Âu.

Có điều này là bởi lẽ lợi ích và uy tín của Mỹ trên trường quốc tế sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu Mỹ chấp nhận nhượng bộ Nga trong những vấn đề trên.

Mỹ chỉ chấp nhận dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine nếu Nga chấp nhận “lùi những bước dài” về vấn đề này trước Mỹ.

Và những rào cản khó tránh

Thực tế, có nhiều lý do để nước Mỹ dưới thời ông Trump sẽ không “quay ngược” hoàn toàn thái độ đối với các chính sách dành cho Nga so với những gì người tiền nhiệm Obama đã làm.

Trước hết, đó là bởi ông Trump không phải là người xóa bỏ hoàn toàn truyền thống trước nay của các Tổng thống Mỹ. Theo lời ông Trump từng tuyên bố, tân Tổng thống kỳ vọng sẽ xây dựng được một nền quân sự và kinh tế mạnh nhất trên thế giới cho nước Mỹ. Ông Trump luôn muốn nước Mỹ là “người chiến thắng”.

Để đạt được điều này, ông Trump cam kết sẽ xây dựng lại quân đội và tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ. Ông Trump cũng liên tục nhắc đến việc Nga đang tăng cường sức mạnh quân sự để giải thích cho mục tiêu nói trên.

Tiêu điểm - Lý do Mỹ không thể ‘quay ngoắt’ thái độ với Nga dưới thời TT Trump (Hình 2).

 Tổng thống Donald Trump.

Thực tế, Nga cũng mạnh tay đầu tư cho quân đội nước này. Nga đã tăng chi tiêu quốc phòng từ mức 30 tỷ USD năm 2000 lên 90 tỷ USD năm 2014 để mua sắm các loại xe tăng, máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới.

Mỹ và các đồng minh liên tục cáo buộc Nga có các hành động mang tính khiêu khích như đưa hệ thống tên lửa Iskander đến Kaliningrad, xâm phạm không phận Estonia và tiến hành chiến tranh điện tử nhằm vào Mỹ.

Thứ hai, ông Trump luôn đòi hỏi đồng minh NATO phải chia sẻ chi phí quân sự với Mỹ và điều này có thể giúp tăng cường năng lực quân đội của các đồng minh thay vì khiến cho khối này tan rã. Sức mạnh quân sự của Mỹ và các đồng minh sau khi đã được cải thiện sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Nga.

Thứ ba, việc ông Trump thực thi đầy đủ cam kết dừng hoặc thay đổi thỏa thuận hạt nhân lịch sử đã ký với Iran hồi tháng 7/2015 cũng có thể khiến Nga khó chịu bởi Nga đang có mối quan hệ rất tốt với Iran và cam kết của ông Trump có thể khiến mối quan hệ Nga-Iran chia rẽ sâu sắc nếu thỏa thuận giữa Iran và nhóm P5+1 đổ vỡ.

Cuối cùng, mục tiêu của ông Trump là biến Mỹ trở thành một siêu cường quốc năng lượng và điều này có thể cũng làm khó cho Nga.

Vì những điều này mà có thể thấy rằng mối quan hệ với dấu hiệu khởi sắc của Nga-Mỹ dưới thời ông Trump có thể thay đổi bất kỳ lúc nào và tùy thuộc vào việc ông Trump sẽ “bảo vệ lợi ích” của nước Mỹ đến đâu.

Xem thêm >> Lý do Obama âm thầm gửi tiền cho Palestine trước khi rời Nhà Trắng

Thanh Hiền

Cùng tác giả

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Việt Nam-Anh phối hợp thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP

Thứ 3, 26/03/2024 | 16:30
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đối tác Việt Nam để thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP, nhất là về điện gió ngoài khơi, lĩnh vực Anh có thế mạnh.

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:51
Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất là cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:37
Tại cuộc gặp với Cố vấn Anninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược, đánh giá cao Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng...
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.