Anh hùng đấu cọp và chiếc hộp sọ bí ẩn

Anh hùng đấu cọp và chiếc hộp sọ bí ẩn

Thứ 5, 01/08/2013 | 10:36
0
Để hoàn thiện võ thuật, ông chít khăn đỏ, vác trường côn ra bìa rừng chống tay hét lớn mời cọp ra thách đấu. Trong một trận giao đấu nghẹt thở, ông chặt lìa một chân trước của con cọp cái để rồi gây nên mối thù không đợi trời chung với bà chúa sơn lâm.

Sau những trận thư hùng, bằng mưu trí, ông hạ thủ quái thú bằng đôi trâu rừng uy dũng và đem hộp sọ của con vật về miếu Diêu Quang cất. Ông chính là Thám Xoài, người xuất hiện trong những câu chuyện huyền thoại về người anh hùng đấu cọp đất Long An.

Anh hùng đấu cọp

Đến nay, câu chuyện nhuốm màu huyền thoại trên chìm vào dĩ vãng, hầu như nó chỉ tồn tại trong trí óc của nhiều bậc lão niên, trong những ghi chép của các nhà nghiên cứu. Nguyên nhân khiến câu chuyện huyền thoại trên còn tồn tại đến ngày nay là nhờ chiếc hộp sọ của một con cọp cái, tương truyền bị ông hạ thủ bằng hai con trâu rừng hung hãn được lưu giữ cẩn trọng tại chùa Diêu Quang thuộc xã Khánh Hậu (TP. Tân An, tỉnh Long An). Theo ghi nhận từ nhiều bậc lão niên, những thông tin về nhân vật Thám Xoài không nhiều. Nhiều người chỉ biết đến ông như một người có sức khỏe lạ thường gắn liền với giai thoại đánh cọp.

Xã hội - Anh hùng đấu cọp và chiếc hộp sọ bí ẩn

Đại đức Thích Thiện Thạnh giới thiệu chiếc sọ được bọc kín trong vải đỏ trên Tam Bảo.

Theo nhiều bậc lão niên ngụ xã Khánh Hậu, Thám Xoài từng giữ chức Thám kỵ quân (làm nhiệm vụ trinh sát, do thám quân tình - PV) dưới trướng chủ tướng quân Đông Sơn Đỗ Thanh Nhân. Đến nay, không ai tìm được tuổi thật của người này. Cái tên Thám Xoài là cách gọi thân thiện của người dân dành cho ông xuất phát từ thú uống rượu nhắm với xoài rừng của ông. Sau khi chủ tướng Đỗ Thanh Nhân bị giết, lực lượng Đông Sơn tan rã, nhiều đồng đội của ông gia nhập quân chúa Nguyễn Ánh, Thám Xoài xuất ngũ, trở lại quê nhà vui thú điền viên, khai khẩn đất hoang.

Tương truyền, Thám Xoài thân thể tráng kiện, gan dạ hơn người. Khi chọn đất lập nghiệp, ông tìm đến bìa rừng, khai hoang, vỡ ruộng. Trong ký ức về con người nhuốm màu huyền thoại này của người dân làng Tường Khánh xưa, Thám Xoài đặc biệt tinh thông võ nghệ, có sức khỏe hơn người. Cách luyện võ, trui rèn bản thân của ông cũng khác đời, đậm màu liêu trai. Theo đó, không như những bậc cao thủ võ học đời thường, Thám Xoài không rèn luyện võ công cùng bè bạn mà thường thử thách cùng loài cọp.

Xã hội - Anh hùng đấu cọp và chiếc hộp sọ bí ẩn (Hình 2).

Ảnh minh họa.

Giai thoại kể rằng, mỗi khi muốn hoàn thiện một tuyệt kỹ võ học mới của mình, ông đều vào bìa rừng tìm cọp để đấu. Sinh thời, Thám Xoài thường quả quyết: "Muốn đấu với cọp dễ lắm. Loài cọp rất ghét màu đỏ. Cũng như loài trâu, cọp cũng bị màu đỏ chi phối thế nên muốn đấu với nó cứ chít khăn đỏ, ra bìa rừng tìm chúng mà "thách đấu". Tuy nhiên, ông cũng khẳng định: "Đây là loài vật hung hiểm nếu muốn đấu với chúng trước tiên phải nắm rõ sở trường sở đoản của nó".

Ông luôn dạy dân làng: "Khi cọp tấn công người thường lao đến, vồ lấy đối thủ bằng hai chân trước dũng mãnh cùng bộ móng như thép nguội". Nếu vấp phải sự chống trả, chúng sẽ tấn công con mồi bằng những cú tát chết người từ hai chân trước. Người thường khó lòng tránh khỏi cú vồ như chớp giật, những cái tát như trời giáng bằng đôi chân thép nguội. Để sống nạn nhân chỉ có cách hạn chế những cú vồ, tát của con vật để tìm chỗ yếu của nó mà phản đòn.

Theo ông, khi vồ mồi, vị trí của cái đuôi con vật có thể báo hiệu cho ta biết vị trí của cú vồ. Nếu nó quật đuôi sang phải, con vật sẽ lao sang trái và ngược lại. Khi chúng dựng đứng, dùng hai bàn chân trước tát mạnh đối thủ sẽ để lộ vùng mạn sườn, vùng bụng. Người ta phải nhanh chóng nắm lấy điểm yếu này để biến nguy thành an.

Bằng những kinh nghiệm và vốn võ nghệ hơn người của mình, Thám Xoài luôn là người chiến thắng trong các cuộc "tỉ thí" với chúa sơn lâm. Ông trở thành lá chắn thú dữ vững chắc của dân làng. Mỗi khi có tin cọp vào làng vồ trâu, bắt bò, ông lại có một trận thư hùng với loài cọp dữ trong tiếng thanh la, chiêng trống cổ động của người dân làng Khánh Tường. Những trận đấu như trên nếu con vật không nằm giãy chết dưới ngọn trường côn của ông thì cũng cao chạy xa bay vào rừng trong tiếng gầm xé toạc sự tĩnh lặng của một vạt rừng. Tuy nhiên, một ngày nọ, Thám Xoài gần thất thủ trước sự dũng mãnh không ngờ của một con cọp cái nếu như không có sự giúp sức của người con trai. Từ đó, Thám Xoài tạo nên mối thù không đội trời chung với loài thú dữ này.

Huyền tích hộp sọcọp cái 3 chân

Theo thời gian, những thông tin về câu chuyện đả cọp của nhân vật có tên Thám Xoài dần mai một. Dấu tích còn lại và liên quan đến câu chuyện huyền thoại trên là chiếc hộp sọ của một con cọp cái vẫn đang được lưu giữ tại chùa Diêu Quang. Người dân nơi đây khẳng định, chiếc hộp sọ trên là phần còn lại của con cọp cái ba chân từng bị ông Thám Xoài dùng đôi trâu rừng hạ thủ rồi đem về chùa Diêu Quang lưu giữ.

Xã hội - Anh hùng đấu cọp và chiếc hộp sọ bí ẩn (Hình 3).

Chiếc hộp sọ của cọp cái 3 chân được chùa Diêu Quang cẩn trọng cất giữ trên Tam Bảo.

Theo đó, trong một lần vào rừng thách đấu loài vật hung hãn, Thám Xoài "đụng" phải một con cọp cái có sức mạnh và sự hung dữ bất thường. Khác với những lần đấu trước, lần này con cọp cái tấn công Thám Xoài dữ dội, bất chấp những cú quật bằng trường côn của ông vào mạn sườn, bụng. Con vật say máu quần thảo với ông lão đã ở tuổi thấp thập khiến người xem như ngưng thở. Cuối cùng, sau nhiều giờ quần thảo, Thám Xoài đuối sức, ông bị con vật quật vào thành giếng. Trong khi ông chưa thủ được thế, con vật đã lao lên ra đòn kết liễu. Thấy nguy, người con trai của ông vội vàng ném cho ông cây đoản đao. Trong tích tắc, Thám Xoài chém lìa chân trước con vật khiến nó quay đầu chạy vào rừng trong tiếng gầm vang núi.

Nhiều điểm trùng khớp

Ghi nhận những thông tin liên quan đến chiếc hộp sọ cọp cái trong chùa, Đại đức Thích Thiện Thạnh, trụ trì chùa Diêu Quang nhận định: "Cũng như cây Trôm cổ thụ trước khuôn viên chùa, chuyện về ông Thám Xoài đánh cọp thú thực tôi cũng chưa được nghe các sư trụ trì đi trước kể lại một cách chi tiết, tường tận. Chùa cũng không lưu lại bất kỳ tài liệu nào về việc trên. Tuy nhiên, khi về chùa, các sư trụ trì trước cũng truyền lại chiếc hộp sọ trên và cho biết đó là hộp sọ của một con cọp cái có mặt ở chùa từ nhiều đời trước, phải cất giữ cẩn thận".

Mất một chân nhưng con vật vẫn không mất đi tính hung hãn, các bậc lão niên làng Tường Khánh xưa cho biết vết thương lành, con vật càng hung hãn, kín đáo nên càng nguy hiểm hơn. Hằng đêm, người ta vẫn phát hiện 3 dấu chân cọp lang thang ngoài bìa rừng, trong làng nơi những chuồng trâu không rào, chắn kỹ. Không như trước kia, hành tung của con vật sau lần trọng thương thoắt ẩn thoắt hiện tiềm tàng sự nguy hiểm chết chóc. Sự xuất hiện của con cọp 3 chân khiến cuộc sống người dân đảo lộn. Mọi người đều vào nhà, cửa đóng then cài trước khi mặt trời xuống. Nhà có trâu, chuồng thưa cũng phải đem gửi nhà trâu nhiều, chuồng kiên cố để tránh sự thiệt hại. Trẻ con, nửa đêm không dám khóc,... Lúc này, trong trí óc người dân, con vật không còn là loại cọp hung ác mà đã trở thành con vật thành tinh, mang mối hận mất chân với Thám Xoài.

Biết ông là người am hiểu đặc tính của loài cọp, rất nhạy khi thấy hơi cọp, đặc biệt từng đánh con vật trọng thương, dân làng lại nhờ đến Thám Xoài. Không ngần ngại nhận lời diệt cọp, tuy nhiên, trong lần giáp mặt "đấu thủ" cũ, biết mình đã qua thời hoàng kim, Thám Xoài quyết dùng trí hạ cường địch.

Theo đó, ông âm thầm theo dõi mọi động tĩnh từ không gian để xác định sự có mặt của con vật và tìm cách hạ nó bằng vũ khí bí mật. Sau nhiều đêm chong đèn chờ đợi, một đêm trăng khuyết hai con trâu rừng chỉ mới quen hơi người bỗng dưng cuồng loạn. Thám Xoài nhận định con cọp đã trở lại. Ông thổi tù và báo động dân làng rồi bất ngờ chặt dây buộc đôi trâu rừng.

Ngay lập tức, hai con trâu lao về bìa rừng, dúi cặp sừng như hai cánh cung nhọn hoắt bằng thép nguội vào bụi trâm bầu, nơi con cọp đang ẩn mình. Theo sau ông, mọi người vác tù và, thanh la, não bạt ra đánh trợ oai. Sau ít phút chống trường côn xem "nhất hổ đấu lưỡng ngưu", xem chừng con cọp đuối sức, Thám Xoài cầm trường côn vào trận kết liễu con ác thú. Tại đây, sau khi hạ thủ con vật, dân làng kéo đến lột da lấy thịt. Thám Xoài lấy phần đầu đưa sọ về miếu Dao Quang (chùa Diêu Quang sau này - PV) thờ để làm kỷ niệm. Cho đến nay, trải qua mấy trăm năm, chùa Diêu Quang vẫn còn lưu giữ chiếc sọ cọp cái ba chân bị Thám Xoài cùng đôi trâu rừng giết chết.    

Hà Nguyễn - Ngọc Lài

Hai cây dương liễu 'bất tử' ở mảnh đất anh hùng

Thứ 7, 06/07/2013 | 10:56
Chiến tranh đã trôi qua gần 40 năm, câu chuyện về cây dương liễu "thần" làm căn cứ che chở cho Cách mạng vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí bao thế hệ của làng Bình Dương. Ngày ấy, quân đội Mỹ đã dùng bom đạn, bom xăng hòng đốt cháy hai cây dương liễu, xóa sổ vùng căn cứ địa Cách mạng. Nhưng chúng đã bất lực trước sức sống mãnh liệt, bám trụ, vươn mình che chở cho quân và dân Cách mạng của làng.

Vị anh hùng miệt vườn bảy lần bắn rơi máy bay

Thứ 6, 19/04/2013 | 21:50
Một thời vùng vẫy trên bầu trời, thành tích bắn hạ bảy máy bay Mỹ đã ghi tên ông vào danh sách những anh hùng phi công lẫy lừng nhất của không quân Việt Nam. Đó là anh hùng Nguyễn Văn Bảy.

"Siêu anh hùng" cũng bị bắt

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Xuất hiện trong trang phục bó sát, không lộ mặt, một nhóm người tự xưng là siêu anh hùng tại khu Lynnwood, nằm ngay phía bắc thành phố Seattle đã giúp cảnh sát khu vực này trừ gian, diệt đạo. Người dân khu vực cho biết, họ có thể ăn ngon ngủ yên hơn khi có những người như nhân vật Phoenix Jones. Tuy nhiên vào ngày 11/10 vừa qua, một trong những anh hùng này đã bị cảnh sát bắt giữ.

Luật sư Phan Anh: Chuyện "thời thế tạo anh hùng"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Không chỉ với tư cách là người đồng sáng lập Hội Luật gia Việt Nam, là vị chủ tịch đầu tiên của Hội, ông còn được nhắc tới các chức danh từ bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho đến bộ trưởng Bộ Kinh tế chuyển tiếp thành Bộ Công thương rồi Bộ Ngoại thương...

Chuyện huyền bí nơi thờ vị anh hùng không được ghi vào chính sử

Thứ 2, 25/03/2013 | 10:06
Bất kỳ nơi nào tướng Huỳnh Công Giản từng dừng chân lập đồn đánh giặc đều được người dân Tây Ninh lập đền thờ, gọi với tên chung là Quan lớn Trà Vong. Dù tên tuổi và công trạng của ông không được sử sách nhà Nguyễn ghi lại, nhưng nhân dân lại suy tôn ông như một vị thần, với những câu chuyện ly kỳ được đồn thổi không dứt.