Mã số công dân vướng người đồng tính

Mã số công dân vướng người đồng tính

Thứ 5, 26/09/2013 | 08:39
0
Việc chỉ cấp mã số định danh cá nhân sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi, cuộc sống của những người đồng tính, chuyển giới, song tính

Đó là ý kiến của đại diện Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) - Bộ Y tế tại hội thảo khoa học về mã số định danh cá nhân do Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7) - Bộ Công an tổ chức ngày 25/9.

Người đồng tính gặp rắc rối

Ông Trần Hồng Phú, phó cục trưởng Cục Cảnh sát Đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) - Tổng cục 7, cho biết số định danh cá nhân sẽ là dãy số có 12 chữ số trên chứng minh nhân dân (CMND) mới. Dãy số này bảo đảm đủ cấp cho toàn bộ công dân suốt 5 thế kỷ. Trong 12 số này, 3 số đầu là mã tỉnh nơi công dân sinh ra, số thứ 4 là giới tính (nam hoặc nữ). Cũng theo ông Phú, Bộ Công an có thẩm quyền cấp cho công dân ra đời trước ngày 1/1/2016, những công dân sinh ra từ ngày 1/1/2016 sẽ do Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Công an triển khai cấp.

Tại hội thảo, ông Hồ Chí Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục DSKHHGĐ, băn khoăn việc dãy số định danh mới chỉ nhằm phân biệt công dân nam, nữ mà chưa tính đến những người đồng tính, song tính, chuyển giới. Đồng tình, ông Bùi Xuân Huấn, cục phó Cục Tin học nghiệp vụ - Bộ Công an, cho rằng việc bảo đảm quyền lợi cho nhóm người chuyển giới không đơn giản bởi số định danh theo quan điểm của Bộ Công an là con số không đổi, được cấp cho công dân từ khi sinh ra tới khi chết.

Xã hội - Mã số công dân vướng người đồng tính

Người dân làm CMND tại Công an TP HCM.

Trả lời về vấn đề này, Đại tá Vũ Xuân Dung, cục trưởng C72, cho biết: Đến nay, pháp luật Việt Nam chưa công nhận và cho phép chuyển đổi giới tính. Hơn nữa, số định danh được cấp cho công dân ngay từ khi sinh ra, khi đó chỉ có giới tính là nam hoặc nữ, việc thay đổi giới tính chỉ được phát hiện khi công dân lớn lên. “Nếu sau này pháp luật cho phép được chuyển đổi giới tính thì thông tin về họ sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia” - ông Dung nói.

Không đồng tình, ông Hồ Chí Hùng cho rằng với một CMND có dãy 12 số (có số phân biệt nam, nữ) thì khi ra đường hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, người chuyển giới sẽ gặp vô vàn khó khăn, phiền phức, thậm chí có thể xảy ra xung đột. “Vậy thì cần phải xem xét trong dãy số đó có nên quy định về giới tính hay không?” - vị này bày tỏ.

Cần kết nối thông tin của nhiều ngành

Theo Tổng cục DSKHHGĐ, dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 90 triệu người từ ngày 1/11 tới. Với tốc độ tăng dân số hiện nay, tới năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đạt mốc ổn định khoảng 105 triệu người. Với dãy 12 chữ số mà Bộ Công an đang định dùng làm số định danh cá nhân đủ để bảo đảm cấp trên 500 năm vẫn dư thừa.

Theo ông Nguyễn Công Khanh - cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp) - khó khăn lớn nhất là cách thức để thu thập dữ liệu về công dân đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Qua khảo sát, Bộ Tư pháp phát hiện nhiều nơi hầu như không lưu trữ được thông tin về cư trú của công dân. “Mã số định danh cá nhân này có thể kết nối được với các ngành như thuế, bảo hiểm, lao động… để giảm tải giấy tờ cho công dân không? Nếu chỉ bảo đảm được yêu cầu quản lý của Bộ Công an và Bộ Tư pháp thì không đạt yêu cầu” - ông Khanh nhận định.

Từ kinh nghiệm cấp mã số thuế cho 31 triệu người (và sắp tới sẽ cấp cả mã số cho người phụ thuộc), bà Nguyễn Thị Thuận, Cục phó Cục Công nghệ thông tin - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), cho rằng việc cấp mã số công dân thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp triển khai và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ ở các địa phương, xã, phường.

“Muốn giảm được giấy tờ công dân thì việc kết nối thông tin giữa mã số định danh với các ngành như thuế, ngân hàng, lao động… hết sức quan trọng. Khi đã kết nối rồi thì mã số thuế thu nhập cá nhân, mã số của người phụ thuộc sẽ phải bỏ” - bà Thuận nói.

Không thể làm như Hà Nội!

Ông Trần Văn Vệ, phó tổng cục trưởng Tổng cục 7, cho biết Tổng cục 7 sẽ triển khai thí điểm việc cấp mã số định danh cá nhân, quản lý dân cư trên toàn TP Hải Phòng, làm cơ sở trước khi mở rộng ra cả nước. Tuy nhiên, ông Vệ thừa nhận việc xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia phải lấy thất bại của Hà Nội làm bài học. Đó là việc Công an Hà Nội thuê tư vấn người Nhật Bản thực hiện một dự án hàng chục tỉ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư ở 4 quận nội thành nhưng sau nhiều năm thực hiện, đến nay “chưa đâu vào đâu” và coi như thất bại.

Theo Người lao động

Hai bộ 'giành' cấp mã số công dân

Thứ 3, 26/03/2013 | 08:34
Bộ Công an và Bộ Tư pháp cùng lúc xây dựng 2 đề án liên quan đến quản lý dân cư nhưng lại trùng nhau về quan điểm xây dựng mã số công dân. Việc trùng nhau này có thể dẫn đến lãng phí, tốn kém ngân sách. Cán bộ UBND phường Bến Thành hướng dẫn người dân dùng dấu vân tay kiểm tra thông tin cá nhân

Người dân được lợi gì với mã số công dân?

Thứ 4, 08/05/2013 | 14:58
Tại Mỹ, mỗi công dân đều có thẻ an sinh xã hội, lưu trữ đầy đủ thông tin về nhân thân của mỗi cá nhân. Khi đi xin việc, mở tài khoản ngân hàng… họ chỉ cần khai báo số thẻ là cơ quan quản lý đã có thể nắm đầy đủ thông tin về người đó.

Bộ Công an đề nghị hủy đề án cấp mã số công dân

Thứ 4, 27/03/2013 | 09:18
Bộ Công an đã đề xuất chính phủ hủy đề án do Bộ Tư pháp soạn thảo liên quan đến việc cấp mã số định danh cho công dân để quy về một mối và tránh lãng phí.

Tâm sự với những công dân hạng 3

Thứ 3, 15/01/2013 | 14:49
Đã gần kết thúc một năm âm lịch. Mọi ngã đường, góc chợ tập nập và vội vã hơn những ngày thường. Khi mùi hương trầm phảng phất đâu đó, tôi nhớ đến các bạn – những công dân hạng 3.

Israel giữ thông tin về công dân Mỹ đến 1 năm

Thứ 5, 12/09/2013 | 08:43
Chính quyền của tổng thống Obama đã đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin mật với Israel. Theo đó, NSA đã cung cấp những tư liệu về công dân Mỹ, thậm chí cả quan chức cao cấp chính phủ, tin tức mới nhất rò rỉ từ Edward Snowden.

ACB không trả mặt bằng hội sở cho dân: Hãy làm theo luật

Thứ 6, 02/08/2013 | 08:17
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND TP. HCM đã có nhiều quyết định, văn bản chỉ đạo giao trả căn nhà 446 - 448 Nguyễn Thị Minh Khai cho người dân. Thế nhưng, 2 năm qua Ngân hàng Á Châu (ACB) vẫn tìm mọi cách kể cả thủ đoạn để chiếm giữ nhà, bất chấp pháp luật tạo sự bất bình trong dư luận. ACB giải trình sự việc trên như thế nào?

Từ 1/7 công dân Hà Nội được gì từ Luật thủ đô?

Thứ 2, 01/07/2013 | 09:08
Từ ngày 1/7 người dân Hà Nội sẽ có một luật riêng mang tên Luật thủ đô với 4 chương, 27 điều xác định Hà Nội là Thủ đô; là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan TƯ Đảng và Nhà nước; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Đề nghị điều tra vụ công dân Nga bị bắn chết

Thứ 4, 29/05/2013 | 11:08
Liên quan vụ nam du khách Nga Épghênhi (SN 1972) bị bạn (cũng là người Nga) đâm trọng thương, dẫn đến tử vong ở Nha Trang, ngày 28/5/2013, Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã nhận được công hàm của Tổng Lãnh sự Nga tại TP. Hồ Chí Minh.