Mạnh tay với hành vi xả rác bừa bãi

Mạnh tay với hành vi xả rác bừa bãi

Thứ 5, 16/05/2013 | 10:38
0
Nhiều bãi rác “mi-ni” tự phát mọc lên, nhất là các tuyến đường nhánh, các ngõ ngách dẫn vào các khu dân cư...

Vận động, tuyên truyền chưa đủ

Nguồn nước ô nhiễm, kênh mương tắc nghẽn, môi trường sống người dân bị ảnh hưởng,…đó là những hệ quả dễ thấy của tình trạng vứt rác thải bừa bãi. Tuyến kênh Lệ Tảo, phường Nam Sơn (Kiến An) có đoạn bị bịt cả 2 đầu, rác nước ứ đọng, ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm kênh mương do người dân xả rác bừa bãi đã, đang diễn ra ở nhiều tuyến kênh, mương khác của Kiến An, như tuyến kênh Đò Vọ qua phường Phù Liễn, Văn Đẩu, mương Đường Đỏ qua địa bàn phường Nam Sơn, Đồng Hòa; đoạn mương chạy từ đường Nguyễn Lương Bằng xuống khu Đẩu Phường (phường Văn Đẩu) luôn trong tình trạng nước đen đặc, bốc mùi hôi thối. Nguyên nhân của tình này được xác định, do người dân đổ rác thải, xây dựng nhà cửa lấn chiếm làm thu hẹp lòng mương.

Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do hành vi xả rác thải bừa bãi đã, đang diễn ra ở nhiều địa phương. Tình trạng này được thấy ở nhiều tuyến sông, cung cấp nguồn nước chính cho nhà máy sản xuất nước sạch.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm quan trắc môi trường thì nước thải, rác thải của những khu dân cư tập trung nằm dọc sông Rế là một trong nguồn gây ô nhiễm. Các sông Đa Độ, kênh Chanh Dương, Ba Đồng qua địa bàn các huyện An Lão, Vĩnh Bảo, bị ô nhiễm do việc xả rác bừa bãi. Khu vực ngoại thành, lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều và đa dạng, từ rác thải sinh hoạt hằng ngày đến xác súc vật, gia cầm, phân gia súc, gia cầm, rơm rạ, quần áo rách rồi vỏ bao thuốc trừ sâu,…trong khi đó, các tổ vệ sinh ở khu vực này mới chỉ thu gom loại rác thải sinh hoạt bình thường, còn những loại rác phát sinh trong quá trình sản xuất, bà con tự xử lý bằng cách đóng bao rồi chở đi vứt ra những khu vực công cộng hay khu bãi rác của thôn, xã.

Tình trạng này gây tác động xấu đến cuộc sống người dân và môi trường, song việc ngăn chặn chưa hiệu quả. Biện pháp thường thấy ở các địa phương là ký cam kết đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; đồng thời tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các ngành chức năng tăng cường công nâng cao năng lực thu gom, xử lý rác thải. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng rác thải vẫn vứt tràn lan đường hè, ra hệ thống sông, mương vẫn đang diễn ra. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có biện pháp kiểm soát mạnh mẽ hơn.

 Việt Nam Xanh - Mạnh tay với hành vi xả rác bừa bãi

Rác thải vứt tràn lan, không đúng nơi quy định - hình ảnh thường thấy ở khu vực ngoại thành. Trong ảnh: Một ga rác trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện An Lão

Mạnh tay với hành vi xả rác thải

Dự thảo nghị định xử lý hành vi vi phạm bảo vệ môi trường thay thế nghị định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31-12-2009 đang được xây dựng. Một trong điểm mới nhận được sự ủng hộ nhiều người của nghị định là quy định xử lý mạnh tay với việc vứt rác thải bừa bãi.

Bộ tài nguyên và môi trường đề xuất phạt cảnh cáo hoặt phạt tiền 50- 500 đồng đối với những hành vi đổ rác không đúng nơi quy định ở khu đô thị, chung cư. Còn đối với hành vi đổ rác thải sinh hoạt trên đường phố, hệ thống thoát nước sẽ bị phạt nặng 500 nghìn – 1 triệu đồng. Cùng với đó là phạt tiền 1 - 5 triệu đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định về bảo vệ môi trường. Riêng ở các thành phố trực thuộc Trung ương, mức phạt sẽ tăng gấp đôi. Nghị định này hy vọng sẽ kiểm soát được tình trạng vứt rác thải bừa bãi ở một số nơi như hiện nay.

Theo Báo Hải Phòng

Khi rác thải thành phân bón

Thứ 6, 10/05/2013 | 09:11
Với sự hỗ trợ của Trung tâm Môi trường nông thôn (T.Ư Hội NDVN) và Hội ND tỉnh Phú Thọ, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng đã xây dựng lò ủ rác thành phân hữu cơ.

Làng nghề Hưng Yên ngập trong ô nhiễm rác thải

Thứ 3, 07/05/2013 | 13:53
Ông Lê Đức Lành, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hưng Yên cho biết, trên toàn tỉnh hiện có 85 làng nghề, trong đó có 35 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận.

Rác thải điện tử - công nghiệp tỷ đô: Interpol vào cuộc

Thứ 3, 16/04/2013 | 11:51
Việc mua bán rác điện tử vẫn diễn ra bất chấp Công ước quốc tế Basel được thông qua vào năm 1989 nhằm ngăn chặn các nước giàu đổ rác sang các nước nghèo. Cuối năm 2012, Interpol đã tiến hành một chiến dịch lớn tấn công vào ngành thương mại bất hợp pháp này.

Rác thải thành điện thắp sáng nông thôn

Thứ 2, 15/04/2013 | 09:36
Lần đầu tiên tại TT-Huế, khí Biogas làm từ rác thải ô nhiễm được dùng làm năng lượng chiếu sáng tại nhiều tuyến đường thuộc thành phố Huế, mở ra triển vọng ứng dụng thắp sáng công cộng cho các vùng nông thôn trong cả tỉnh.