Mất 5 tỷ USD tín dụng cho bất động sản năm nay

Mất 5 tỷ USD tín dụng cho bất động sản năm nay

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
0
Cho vay tín dụng trong lĩnh vực bất động sản hiện chiếm 23% tổng tín dụng. Tính đến giữa năm 2011, dự kiến sẽ giảm xuống 22% và cuối năm sẽ còn 16%. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ mất khoảng 5 tỷ USD tín dụng" chuyên gia thị trường giá cả Vũ Đình Ánh cho biết.

Giải pháp cho bất động sản năm 2011

Theo GS. Đặng Hùng Võ, kinh tế năm 2011 sẽ khó khăn không kém năm 2008. Việc kiểm soát lạm phát thông thường được thực hiện dưới ba giải pháp vĩ mô: giải pháp tiền tệ (tăng hoặc giảm nguồn cung ra thị trường), giải pháp tài khóa thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và giải pháp kiểm soát giá (áp đặt giá lên thị trường). Những biện pháp mà chính phủ đưa ra sẽ bám sát vào mục tiêu tổng quát là tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Dưới sự chi phối của các yếu tố vĩ mô, thị trường bất động sản năm 2011 phụ thuộc khá nhiều vào chính sách tiền tệ, tài khóa, trong đó có cả việc giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay vốn tín dụng bất động sản. Ông Võ dự báo, thời gian tới đây chúng ta sẽ chứng kiến sự thoái vốn tạm thời trên thị trường bất động sản. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý cũng như năng lực tài chính để đối phó với tình trạng trên.

Phối cảnh một góc dự án Royal City của Vingroup

Ông Võ đưa ra ba gợi ý giải pháp cơ bản để các nhà đầu tư bất động sản phát triển luồng vốn của mình:

Thứ nhất, nhà đầu tư có thể huy động nguồn tiền cho thị trường bất động sản bằng hình thức mua bán “nhà trên giấy” hoặc một biến thể khác là hình thức vay vốn của người tiêu dùng và cam kết trả lại bằng nhà ở. Đây chính là phương thức mua bán bất động sản tương lai, phụ thuộc vào tâm lý người tiêu dùng và các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Thứ hai, động viên nguồn vốn đầu tư, hợp tác từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác vào bất động sản, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). “Giải pháp này không mang lại hiệu quả cao song lúc này việc hợp tác để có vốn giải cứu cho thị trường bất động sản đứng vững cũng là điều nên được xem xét”, ông nói.

Phương án hữu hiệu thứ ba cần hướng tới là cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thế chấp bằng bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài để tận dụng lãi suất thấp, thường chỉ từ 4-5%. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn nằm dưới dạng kịch bản bởi chưa được chính phủ phê duyệt.

Ông Võ cho biết thêm, trước đây chính phủ đã từng cho thí điểm thế chấp bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài nhưng cái khó là luật pháp chưa cho phép. Chúng ta chưa có cơ chế sử dụng đất dành cho các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài không phải là nhà đầu tư vào Việt Nam.

Ông cho rằng, Chính phủ cần xem xét đề nghị Quốc hội sớm có những điều chỉnh về luật đất đai, tạo cơ chế cho phép việc thế chấp bất động sản tại các ngân hàng thương mại nước ngoài. Có vậy mới làm cho thị trường bất động sản Việt Nam đứng vững.

Lạc quan thị trường bất động sản Hà Nội

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, thị trường bất động sản Hà Nội “không đáng lo lắm” so với thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh bởi sức “cầu” ở Hà Nội dành cho cả nước chứ không chỉ cho người dân thủ đô. Bởi lẽ, nhu cầu bất động sản ở Hà Nội gắn với nền văn hóa, giáo dục, các dịch vụ xã hội mang tính cao cấp. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo giới đầu tư không chủ quan, ỷ lại và luôn phải chuẩn bị những giải pháp thực tế khi có biến động xấu xảy ra.

Ông Phạm Thanh Hưng, PTGĐ Tập đoàn Kinh doanh và Dịch vụ Bất động sản Thế kỷ nói, dư nợ cho vay trong bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 chiếm đến 47%, trong khi Hà Nội chỉ chiếm 16%, còn lại là các tỉnh thành phố khác. Như vậy, người dân thành phố Hồ Chí Minh dùng tiền ngân hàng đi mua bất động sản rất nhiều, do đó, khi tín dụng thắt chặt, lãi suất cao thị trường gặp khó khăn ngay. Còn ở Hà Nội, các nhà đầu tư sẽ không quá lo lắng thị trường bất động sản rơi vào tình trạng thiếu vốn để duy trì và hoạt động ổn định.

Ông Hưng cho biết, lực lượng đóng vai trò chính trong việc làm tăng hay giảm tỷ lệ giao dịch trên thị trường bất động sản chính là các nhà đầu tư thứ cấp, hay lướt sóng. Vai trò của đối tượng này là khởi động dự án, tạo tính thanh khoản cao, làm cầu nối thông tin, cung cấp các nguồn vốn thứ cấp và kiểm chứng thị trường cho nhà đầu tư..

Thụy Nguyên

Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Tín hiệu tốt từ thị trường văn phòng cho thuê và những triển vọng

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:00
Thị trường văn phòng Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng sụt giảm của ngành toàn cầu và duy trì tỷ lệ lấp đầy cao với mức tăng trưởng giá thuê ổn định.

Thanh Hóa: Một đơn vị sản xuất răng giả "ôm" khu đất vàng tiền tỷ

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:52
Khu đất thương mại dịch vụ với diện tích hơn 3.600m2 tại Tp.Thanh Hóa vừa được tổ chức đấu giá thành công với số tiền trúng đấu giá hơn 19 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.