Mặt đường bê tông xi măng chưa hẳn tốt với buýt nhanh

Mặt đường bê tông xi măng chưa hẳn tốt với buýt nhanh

Thứ 6, 16/08/2013 | 11:21
0
"Tôi lưu ý rằng việc làm mặt đường bê tông xi măng chưa hẳn đã tốt. Bởi mặt đường cứng, độ đàn hồi của mặt đường kém nên làm xe giảm tuổi thọ và hành khách ngồi trên xe không được êm", TS Đinh Thị Thanh Bình, viện trưởng viện Quy hoạch & Quản lý GTVT (trường ĐH GTVT) cho hay.

Gần đây dư luận nóng lên với thông tin Hà Nội lãng phí 12 tỷ đồng cho việc bóc lớp đường nhựa còn mới trên đường Lê Văn Lương và thay thế vào đó bằng đường bê tông để phục vụ cho xe  buýt BRT (buýt nhanh). Theo ông Phạm Hoàng Tuấn, phó giám đốc sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc bóc đường cũ lên làm mặt đường bê tông xi măng là theo quy định của bộ Giao thông Vận tải về bảo trì đường bộ, các đoạn đường mà dự án BRT bóc lên đều đã đến thời hạn phải tiến hành sửa chữa.

Ông Tuấn cũng cho rằng, về mặt kĩ thuật, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đối với làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh là giải pháp kỹ thuật hợp lý, vừa đáp ứng được yêu cầu về cường độ, phù hợp với tính chất và điều kiện chịu tải của làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, tương tự như kết cấu thường được sử dụng tại các trạm thu phí. Đồng thời, loại kết cấu này không tốn kém kinh phí cho công tác duy tu, duy trì trong quá trình khai thác như mặt đường bê tông nhựa. Do chiều dày của kết cấu bê tông xi măng không lớn nên không phải đào bóc mặt đường cũ quá sâu, ảnh hưởng đến các công trình ngầm.

Tuy nhiên, khi trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin, TS. Đinh Thị Thanh Bình, viện trưởng viện Quy hoạch & Quản lý GTVT (trường ĐH GTVT) cho hay: "Theo nguyên tắc thì xe buýt nhanh chạy trên đường nhất định và đường hẹp thì bề mặt đường bình thường sẽ dễ bị lún. Xe chạy đi chạy lại nhiều sẽ để lại những vệt hình bánh xe trên đường. Nếu dùng "áo" nhựa như bình thường thì về lâu về dài, đường sẽ bị "mỏi" nên người ta phải thay bằng bê tông cứng. Về nguyên tắc là vậy thế nhưng đường mới như đường Lê Văn Lương mà bóc đi thì hơi phí, vì nó  vẫn có thể khai thác được trong vòng vài năm nữa".

Bên cạnh đó bà Bình cũng lưu ý: "Tuy nhiên, tôi lưu ý rằng, việc làm mặt đường bê tông xi măng chưa hẳn đã tốt. Bởi mặt đường cứng, độ đàn hồi của mặt đường kém nên xe chạy không được êm. Công nghệ mặt đường bê tông xi măng của mình không phải là đúc liền mà khoảng vài chục mét lại có một khe nối. Khe nối ấy làm tăng độ sóc, xe nhanh hỏng hơn và hành khách trên xe sẽ vất vả hơn. Vì thế khi thi công, cũng cần lưu ý đến những khe nối để giảm thiểu tối đa độ sóc cho xe".                    

Thành Huế

Hà Nội bóc đường nhựa, làm bê tông cho xe buýt nhanh

Thứ 5, 20/06/2013 | 14:16
Lớp đường nhựa được bóc lên thay bằng bê tông để phục vụ tuyến buýt nhanh (BRT) dài 14 km từ Kim Mã đi Yên Nghĩa, dự kiến toàn tuyến sẽ được khai thác vào đầu năm 2015.

Xe buýt nhanh - cứu cánh giảm ùn tắc?

Thứ 7, 20/04/2013 | 17:44
Xe buýt nhanh sẽ chạy tới 50km/h trên làn đường riêng và có khả năng vận chuyển 20.000 hành khách trong một giờ/tuyến

165 triệu USD ‘sắm’ buýt nhanh: Hà Nội tiêu tiền ‘chẳng giống ai’

Thứ 2, 29/07/2013 | 09:10
Việc bóc bỏ lớp bê tông nhựa mới xây dựng, chất lượng còn tốt để triển khai Dự án xây dựng hạ tầng để triển khai tuyến xe buýt nhanh (BTR) của Hà Nội đang gây sự bất bình của nhân dân vì sự lãng phí số tiền khổng lồ.

Làm đường 2 lần để cho xe bus nhanh chạy bon bon

Thứ 4, 17/07/2013 | 09:33
Quyết định bỏ ra đầu tư 49 triệu USD bóc lớp nhựa mới tinh toàn tuyến từ bến xe Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa để thay thế bằng bê tông phục vụ xe bus nhanh 'cho thấy một sự bất cập và khá lãng phí'.

Từ 13/7, dân văn phòng được giảm giá vé xe buýt

Thứ 5, 04/07/2013 | 08:26
Cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp... sẽ được thành phố Hà Nội hỗ trợ giá vé xe buýt.