Mật mã hang vàng Phie - Pác Ả nơi biên viễn

Mật mã hang vàng Phie - Pác Ả nơi biên viễn

Thứ 2, 11/02/2013 | 12:14
0
Nhiều người dân xã Vĩnh Lại (huyện Văn Quan, Lạng Sơn) cho rằng, dãy núi Phie - Pác Ả là nơi cất giữ kho báu bí mật, được canh giữ bởi một gã điên đã được yểm "bùa sống"?, khiến những kẻ cả gan nhất vùng cũng không dám bén mảng khai thác kho vàng.

Lời nguyền Phie - Pác Ả?

Đường lên dãy núi Phie - Pác Ả cheo leo, núi cao, vực sâu hun hút. Người đi trước không may đạp phải những tảng đá lớn rồi rơi xuống cũng đủ để đập vỡ đầu người đi sau. Các cụ già làng Bản Bắc xã Vĩnh Lại kể lại, ngày xưa, Pác Ả là nơi ở của hai nàng tiên giáng trần. Ngày đó, dưới chân Pác Ả còn có một cái giếng quanh năm mát lành để hai nàng tiên xuống tắm mỗi ngày. Bỗng một hôm, có một lũ giặc từ phương Bắc tràn xuống, giết chóc dân làng. Khi nhìn lên dãy Phie - Pác Ả, chúng thấy có hai thiếu nữ rất mực xinh đẹp liền rình bắt cóc. Vì thế, hai tiên nữ hốt hoảng và bay về trời.

Thầy mo Phan Văn Lâm kể lại, ở trên vách đá phía trong hang, ông thấy có khắc bốn chữ tượng hình, tiếc là thời gian đã quá lâu nên ông không thể đọc được nội dung của bốn chữ đó là gì. Sau này, có một số người vào tìm vàng rồi đập đẽo lên vách đá làm những chữ đó bị vỡ và mất hết. Ngoài ra, những người vào tìm vàng cũng đã lấy đi một số đồ dùng của hai nàng tiên. Việc này khiến cho hai nàng tiên không hài lòng và không cho ai tìm thấy chiếc chìa khóa để mở cửa vào kho báu ở dãy núi Phie - Pác Ả nữa. Nếu tìm được bốn chữ khắc trên vách đá bị mất có thể tìm ra bí mật kho báu.

Xã hội - Mật mã hang vàng Phie - Pác Ả nơi biên viễn

"Thần giữ của" Hoàng Văn Thân.

Đi tìm “mật mã” Pác Ả

Chúng tôi quyết định tìm đường lên dãy núi Phie - Pác Ả để tìm hiểu về bí ẩn hang vàng. Ông Liễu Văn Chấn (Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lại) đã dẫn đường cho chúng tôi. Trước khi làm Chủ tịch xã, chính ông cùng với vài ba người khác cũng lên núi tìm kho báu.

Ông Chấn kể lại, thấy nhiều người nói trên đó có kho báu nên ông cũng tò mò và rủ thêm một vài người nữa lên xem. Khi đến hang Pác Ả, ông nhặt được một chiếc rìu cổ bằng thạch bích, ngay dưới chân một phiến đá lớn ở giữa hang. Chiếc rìu mà ông nhặt được có màu xanh, óng ánh. Về sau, khi đoàn khảo sát thuộc sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Lạng Sơn lên, ông đã trao lại cổ vật quý đó. "Tôi để cũng chẳng làm gì nên chuyển cho đoàn khảo sát về nghiên cứu, vì nghe nói đó là tư liệu rất quí. Ngoài ra, ở ngườm Pác Ả từ trước tới nay đúng là có tồn tại những câu chuyện huyền kỳ về các nàng tiên, về kho vàng và những lời nguyền trên vách núi... khiến cho nhiều người khi đến đây phải khiếp sợ", ông Chấn nói.

Theo chân ông Chấn, chúng tôi vào hang Pác Ả, cố tìm lại dấu vết của bốn chữ khắc trên vách đá. Nếu may mắn tìm được những chữ đã biến mất thì có thể tìm ra được lối vào kho báu. Tuy nhiên, qua gần nửa ngày leo núi vào hang, chúng tôi chỉ tìm được những vật dụng như rìu đá, vỏ ốc, đồ gốm... chứ không thể tìm thấy dấu vết của bốn chữ khắc trên vách đá.

Ông Sầm Cảnh Dũng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Trước đây, tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát ở dãy núi Phie - Pác Ả và cũng đã phát hiện một số hiện vật quan trọng như rìu đá, gốm, các vật trang sức... Mặc dù chưa khai quật nhưng theo đoán định của tôi thì những hiện vật này thuộc thời kỳ hậu kỳ đá mới hay còn gọi là nền văn hóa Mai Pha, cách đây khoảng 3.000 - 4.000 năm".

Thực hư chuyện "thần giữ của" bằng xương bằng thịt

Người nửa điên nửa lành có tên là Hoàng Văn Nhu, (ở Bản Bắc) còn được gọi là "thần giữ của". Nhà gã ở trên một mô đất bằng phẳng dưới chân núi Phie - Pác Ả. Căn nhà do gã tự dựng lên bằng bốn cây gỗ rừng chỉ bé bằng cổ tay, mái lợp bằng chục nắm rơm khô, xung quanh gã vắt vài bộ quần áo rách tả tơi. Ở giữa căn nhà có một cái bếp là kiềng sắt hoen gỉ và hai, ba cái bát. Xung quanh nhà là khu vườn ổi, quả trĩu cành, mùi thơm lan khắp cả cánh rừng.

Gã "thần giữ của" sống ở đây và không cho ai bén mảng đến gần. Khi anh em thân quen đến đưa gạo cũng chỉ đứng ngoài mô đất mà gọi với vào, rồi để đó cho gã ra lấy. Dẫn chúng tôi đi ngang qua nhà, ông Chủ tịch xã Liễu Văn Chấn gọi thật to từ ngoài bờ ruộng: "Ông Nhu ơi! Có nhà không?". Từ trong ngôi nhà vọng ra tiếng đáp: "Đi đi! Không được vào đây". Nghe tiếng nhưng tôi cố nhìn mà vẫn chẳng thấy ông Nhu ở đâu. Đánh nước liều, tôi vác chiếc máy ảnh chạy lăng xăng qua khu vườn ổi, cách căn nhà chừng 20m, nhìn thấy một gã như người vượn, quần áo rách bươm, quay mặt về phía tôi mà quát: "Đi ngay không tao ra chém". Nói rồi, gã đưa tay về phía sau nắm lấy con dao. Thấy vậy, ông Chấn gọi gấp: "Đi ngay! Nó chém thật đấy". Thế là, chúng tôi đành lủi ra về mang theo bí ẩn về, "bùa sống" này.

Có người nói rằng, "thần giữ của" này vẫn làm nương rẫy bình thường như dân bản. Ngày ngày, gã vác dao lên nương trồng nào ngô, khoai, sắn... nhưng những sản phẩm làm ra, gã đều không ăn, cũng không cho ai, dù là anh em ruột thịt. Gã cứ để đó cho hoang thú ăn, khi nào hết, gã lại trồng. Gã cũng chưa bao giờ tự đi ra khỏi mô đất dưới chân núi Phie - Pác Ả. Mặc dù đã có thời gian gia đình đưa gã ra thành phố khám bệnh, rồi đưa đi cả Hà Nội chữa trị nhưng rồi gã lại chạy trốn về mô đất cũ. Theo lời dân làng Bản Bắc thì 32 năm nay, người dân chưa thấy gã ốm bao giờ.

Ông Phan Văn Lâm kể: Năm 1979, gã đưa vợ con vào chân Phie Bươn gần núi Phie - Pác Ả dựng một ngôi nhà. Khi đào hố tiêu, gã đã đào phải xác một đứa con nít mà người ta cho là bùa yểm của Mạ Phúc Po. Sau ngày hôm đó, gã hóa điên và "thế mạng" đứa con nít làm "thần giữ của"?

Xã hội - Mật mã hang vàng Phie - Pác Ả nơi biên viễn (Hình 2).

Cận cảnh ngườm Pác Ả.

Thực hư những cuộc săn lùng kho báu

Theo lời kể của người dân địa phương, dãy núi Phie - Pác Ả trước đây có một toán cướp tên là Mạ Phúc Po đã chôn rất nhiều vàng trong một cái hang dưới chân núi. Mặc dù trong sử sách và cả những tài liệu của sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Lạng Sơn không thấy ghi chép gì về nhân vật Mạ Phúc Po nhưng người dân địa phương khẳng định đây là nhân vật có thật và việc chôn rất nhiều vàng trong núi cũng có thật?

Ông Phan Văn Lâm kể lại rằng: Mạ Phúc Po chỉ đạo một đạo quân ăn cướp từ Trung Quốc tràn xuống và rất hung hăng, dữ tợn. Đi đến đâu, chúng ngang nhiên giết người, cướp của, khiến dân làng phải chạy tán loạn. Chúng lấy nơi này làm chỗ "đóng quân" và "luyện binh" trên một mô đất khá bằng phẳng. Số vàng bạc châu báu cướp được, chúng đem chôn hết ở một cái hang dưới chân núi Phie Bươn. Khi lực lượng Cách mạng tiến về giải phóng vùng đất này, quân cướp này bị tiêu diệt. Trước khi rút quân, chúng đã giết chết một gia đình đang sinh sống ở dãy núi Phie - Pác Ả. Riêng đứa con gái mới chưa đầy mười tuổi của gia đình này chúng giết và yểm bùa vào bé, rồi đem chôn trước núi Phie Bươn làm "thần giữ của"?

Ông Liễu Văn Lục (ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) được cho là người đã từng chạm được tay tới hang vàng. Trong một lần chăn trâu tại Pác Ả, ông đã mộng thấy hang vàng. Khi tỉnh giấc, ông đã đi theo những chỉ dẫn mà mình mơ thấy rồi tìm ra lối vào hang. Ở giữa hang vàng được treo đèn vạn niên; hai bên hang, vàng, bạc vô kể. Khi ông cầm một nắm vàng bước ra thì hoa mắt, chóng mặt nên đành phải bỏ vàng lại. Sau lần đó, ông về rủ thêm các anh em của mình vào nhưng không nhớ đường nữa. Năm 2006, ông Lục dẫn một đoàn người từ Bắc Giang, đem theo cả máy móc để dò vàng nhưng không thấy gì cả.

Ông Liễu Văn Chấn cho biết thêm: "Khoảng 10 năm trở lại đây, có rất nhiều đoàn săn đồ cổ đem cả máy móc hiện đại đến Phie - Pác Ả dò nhưng đều không moi móc được thứ gì. Thậm chí, có đoàn còn vào để đào vàng nhưng cũng không được nên họ đành bỏ đi. Hiện nay, thỉnh thoảng vẫn thấy có người đến tìm kiếm nhưng tất cả cũng chỉ lẳng lặng ra về mà không nói một lời".          

Biến cố chưa có lời giải

Ông Chấn cho rằng: Năm 1968, khi xây đập Bản Quyền, công nhân nước ngoài đã dùng cả tấn thuốc nổ đánh sập một mảng núi Phie - Pác Ả nhằm tìm ra lối vào kho báu? Tuy nhiên, sau đó Nhà nước đã cấm đánh đá ở đây, buộc nhà thầu nước ngoài phải dừng lại. Sau sự kiện xây đập Bản Quyền, lại thấy xuất hiện một tốp người nước ngoài giả vờ đi đổi xoong nồi, rồi đến đây tìm cổ vật. Khi rút đi, họ khiêng theo những chiếc chum to được nghi là chứa vàng. Kể từ đó, có người nghi rằng, kho báu đã rơi vào tay của những người này?...  

Thế Hoàng

Thực hư "rồng nổi" gây xôn xao ở An Giang

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Những ngày vừa qua, lại xuất hiện tin đồn gây xôn xao dư luận rằng, gần ngã ba sông đoạn bờ Hòa An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) và bờ Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) xuất hiện một con vật lạ rất giống với con rồng. Rất nhiều người cho rằng đó là “rồng nổi” nên đổ xô tới đây xem.

Thực hư kho báu của vua Hàm Nghi

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Ông Nguyễn Hồng Công, người tự nhận là đã dành gần 30 năm đào, tìm vàng của vua Hàm Nghi tại Quảng Bình vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng tỉnh này khẳng định đã phát hiện kho báu của vua Hàm Nghi tại xã Hóa Sơn, huyện vùng cao Minh Hóa.

Hoang đường “kho báu đồng trinh" giữa thủ đô

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Người dân Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội) dưới núi "Bạch Tuyết"; "Cô tiên" có một kho báu của người Tàu, nhưng được "yểm bùa" bằng những cô gái đồng trinh bị chôn sống, không ai lấy ra được. Từ những lời đồn đó, có không ít người đi thử vận may tìm "kho báu".

Thực hư kho báu dòng họ Mạc ở Hà Tiên

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Khi "vương quốc họ Mạc" ở xứ Tây Nam lụi tàn, đã có nhiều nghi hoặc về một kho báu bí ẩn dưới những khu lăng mộ. Dân gian vẫn truyền nhau về một đoạn thơ như bài “sấm truyền” có nội dung ám thị hệt như bản đồ dẫn đến một kho báu?

Những huyền tích hé lộ kho báu cổ của người Chăm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Tìm về Nổng Cây Xoắn hay còn gọi là Gò Lăng, thuộc phường Hòa Thọ Tây, thành phố Đà Nẵng, chúng tôi được biết nhiều chuyện ly kỳ về những ngôi mộ Chăm gắn với vàng tùy táng...

Kỳ lạ về kho báu chất đầy hang động trong núi Đầu Rồng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Để đi vào các hang, chúng tôi phải chuẩn bị đèn pin, thang leo, dây thừng, thậm chí cả cơm nắm và muối vừng đề phòng trường hợp bị kẹt bên trong.