Mật thư Tổng thống Obama gửi ông Putin

Mật thư Tổng thống Obama gửi ông Putin

Thứ 3, 23/07/2013 | 08:55
0
Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Thomas Donilon đã chuyển cho Tổng thống Putin một bức mật thư của Tổng thống Obama.

Bức thư đó bao trùm toàn bộ những vấn đề phòng thủ tên lửa và các kho vũ khí hạt nhân.

Cả Nhà Trắng lẫn các phương tiện thông tin đại chúng không hề bất bình về việc nước Nga vừa tiến hành hồi tháng trước những cuộc thử nghiệm tên lửa di động “Iars-M”, được phóng từ sân bay vũ trụ Kapustin-Iar và tiêu diệt mục tiêu quy ước được bố trí trên thao trường Sary-Shagan ở cự ly 1.242 dặm.

Báo chí cũng không quá quan tâm tới sự kiện nước Nga đang hoàn tất việc xây dựng một đài radar lớn ở Armavir bên bờ Biển Đen, để theo dõi các tên lửa được phóng từ châu Âu và Iran.

Tiêu điểm - Mật thư Tổng thống Obama gửi ông Putin

Tại sao tất cả những điều này đều đáng quan ngại? Phải chăng vì việc phóng tên lửa“Iars” vi phạm Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết năm 1987? Hay là vì đài ra đa Biển Đen nằm ở nơi mà đã có thời Moscow đe dọa sẽ triển khai tên lửa tầm ngắn nếu chính quyền Bush bố trí tên lửa đánh chặn trên bộ tại Ba Lan, Rumani và radar chống tên lửa tại CH Séc theo kế hoạch? Xin nói thêm chính quyền Obama đã đình chỉ thực hiện chính những kế hoạch này với kỳ vọng, để đáp lại Moscow sẽ có những bước đi thiện chí và tán thành những đề xuất về việc cắt giảm tiềm lực quốc phòng song phương.

Trong khi đó đài radar Armavi là một trong số 4 đài radar hiện đại, mà nước Nga xây dựng trong những năm gần đây-sẽ được đẩy nhanh tiến độ đưa vào sử dụng trước năm 2020. Mỗi đài trong bộ tứ này có khả năng theo dõi đồng thời tới 500 mục tiêu. Ba đài hiện đang hoạt động nằm ở ngoại ô St.Petersburg, ở nội hạt Kaliningrad ven bờ Baltic và ở tỉnh Irkutsk thuộc vùng Siberia. Tất cả các đài đều được bảo vệ bởi các tổ hợp tên lửa phòng không mới nhất của Nga S-400.

Ngày 17.9.2009, vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày quân đội Liên Xô tràn vào Ba Lan, ông Obama đã thông báo bằng một cuộc gọi vào ban đêm cho những người Ba Lan- đồng minh trung thành của nước Mỹ trong khối NATO- về quyết định không bố trí tại các quốc gia vệ tinh cũ của Liên Xô các hệ thống phòng thủ tên lửa, có khả năng bảo vệ họ trước một nước Nga hiếu chiến. Theo lời ông, thì ông đã có một phương án khác, tối ưu.

Tên lửa Triều Tiên đe dọa Mỹ

Sau đó, vào tháng 3.2013 ông đã đặt “kế hoạch tốt nhất” này dưới lưỡi dao khi Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel tuyên bố hủy bỏ giai đoạn thứ tư - và cũng là giai đoạn cuối cùng của “lá chắn phòng thủ tên lửa Đông Âu”, có khả năng ngăn chặn tên lửa Iran tiến công vào lãnh thổ nước Mỹ. Đây chính là giai đoạn chế tạo phương tiện đánh chặn SM-3IIB- phiên bản hoàn thiện của loại tên lửa được trang bị cho các chiến hạm lắp đặt hệ thống Aegis trong lực lượng Hải quân Mỹ. Ba giai đoạn trước đó hoàn toàn tập trung vào việc đối phó với các tên lửa nhằm vào châu Âu.

Tiêu điểm - Mật thư Tổng thống Obama gửi ông Putin (Hình 2).

“Lá chắn Đông Âu” cũng dự tính là, các tên lửa bố trí trên bộ sẽ được bổ sung thêm bằng những chiến hạm ở Địa Trung hải- sườn phía Nam của Liên minh Bắc Đại Tây Dương- sẽ phải đương đầu với các tên lửa “Shahab” của Iran- một phiên bản của tên lửa "Rodong" của Triều Tiên. CHDCND Triều Tiên và Iran đã phối hợp nghiên cứu “Shahab-3”, có khả năng mang đầu đạn nặng 1 tấn, tầm bắn 1.000 dặm. Hiện nay họ đang nghiên cứu, chế tạo các tên lửa, có khả năng tiến công châu Âu, Mỹ và Israel.

Có vẻ Triều Tiên đang tiếp tục mở rộng kho vũ khí của mình để có được trên 1.000 tên lửa và tiềm lực hạt nhân, còn Iran ngày càng tiến gần tới việc sở hữu vũ khí hạt nhân riêng của mình. Trong bản báo cáo tháng 9.2012 của mình, Hội đồng nghiên cứu quốc gia đã nhận định rằng, nước Mỹ chưa được bảo vệ chắc chắn trước cuộc tiến công của Iran và khuyến nghị cần bố trí các tên lửa đánh chặn ở bờ biển phía Đông.

Mỹ đã từ bỏ giai đoạn 4 của dự án sau khi Moscow đe dọa sẽ hướng các tên lửa của mình vào hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO và rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (START), quy định cắt giảm số đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng. Lầu năm góc thông tin rằng, nếu việc triển khai “lá chắn phòng thủ tên lửa Đông Âu” có được tái khởi động, thì điều này cũng sẽ diễn ra không thể sớm hơn thời điểm năm 2020.

Lầu năm góc khẳng định rằng, giải pháp gác lại dự án “lá chắn phòng thủ tên lửa Đông Âu” không liên quan tới những nỗ lực trấn an nước Nga, mà liên quan tới yêu cầu chuyển hướng sử dụng những khoản tiền lớn hơn trong ngân sách quốc phòng sang nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ trước mối đe dọa ngày càng tăng từ tên lửa Triều Tiên. Các quan chức của Bộ quốc phòng Mỹ dự đoán rằng, những tên lửa của Triều Tiên đã có thể bắn tới Alaska, Hawaii và chẳng bao lâu nữa sẽ có thể mang đầu đạn hạt nhân tới Seattle và San Diego.

Chế độ Bình Nhưỡng đã đặt ngón tay lên nút phóng và cũng đã từng dọa tiến công nước Mỹ và biến Hàn Quốc thành “biển lửa”. Nhưng, liệu có phải tất cả những điều này chỉ là sự huênh hoang? Ellen Kim từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế viết: “ Sau khi Bắc Triều Tiên phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo hồi tháng 12.2012 và sau vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 thành công, xem ra những mối đe dọa như thế không phải là không có cơ sở”.

Trong bối cảnh Triều Tiên đang khó khăn, thiếu thốn, vũ khí là thứ duy nhất có thể xuất khẩu, mang lại cho đất nước này nguồn thu nhập. Cũng trong bối cảnh Bình Nhưỡng thắt chặt các mối quan hệ với Tehran, các mối đe dọa có quy mô toàn cầu. Không được quên rằng Triều Tiên còn có vũ khí hóa học và sinh học là nguy cơ to lớn - trước hết đối với Hàn Quốc.

Sau khi phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo, một số vụ thử nghiệm tên lửa tầm ngắn, thử hạt nhân và phô trương bệ phóng di động của nước này, Lầu năm góc, rốt cuộc đã bắt đầu phải thừa nhận các chương trình kỹ thuật công nghệ của Triều Tiên tiến bộ nhanh hơn là Mỹ dự đoán. Như Phó chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, đô đốc James Winnefeld trần tình trong phát biểu ngày 15.3 trước các nhà báo tại Lầu năm góc, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN-08 của Bắc Triều Tiên đã trở thành mối đe dọa “nhanh hơn chúng ta dự tính”.

Trái với quyết định được chính quyền Obama thông qua trước đây, Lầu năm góc đã trích 1 tỷ USD để triển khai thêm 14 tên lửa đánh chặn tầm xa trước năm 2017 tại căn cứ Fort Greely ở Alaska, bổ sung cho 30 tên lửa đã được bố trí ở bờ biển phía Tây. Điều này được giải thích bởi việc, “nước Mỹ đã có những hệ thống phòng thủ tên lửa, có khả năng bảo vệ trước các đòn tiến công bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa uy lực hạn chế…nhưng trong thời gian gần đây Triều Tiên đã tăng cường tiềm lực của mình tới mức độ nguy hiểm, gây ra hàng loạt vụ khiêu khích càn quấy và thiếu lý trí”.

Tiêu điểm - Mật thư Tổng thống Obama gửi ông Putin (Hình 3).

Hoa Kỳ đã có thể triển khai những tên lửa này, nhưng do sự chậm trễ mà quyết định được thông qua trước đó tạo ra, đến năm 2017 chúng mới được đưa vào sử dụng. Chính quyền Bush đưa vào sử dụng tên lửa đánh chặn bố trí trên bộ đầu tiên năm 2004 và dự định triển khai tổng cộng 54 tên lửa như vậy. Năm 2009, Obama từ bỏ kế hoạch này và giảm số lượng tên lửa xuống mức 30 đơn vị đã triển khai.

Mỹ hóa giải đòn phép thế nào?

Tổng thống Mỹ Obama chẳng những dừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và từ bỏ phần then chốt “lá chắn phòng thủ tên lửa Đông Âu” mà còn dẹp bỏ một số chương trình phòng thủ quan trọng khác. Cụ thể, ông đã gác lại chương trình Airborne Laser, có khả năng cho phép bắn hạ tên lửa đối phương ở chặng đầu quỹ đạo. Ông cũng đã hủy chương trình Multiple Kill Vehicle và Kinetic Energy Interceptor dự kiến lắp đặt một số đầu đạn nhỏ trên một tên lửa, để đối phó với các mục tiêu giả (mồi bẫy) và làm tăng cơ hội tiến công trả đũa hiệu quả. Việc thay thế các tàu ngầm kiểu “Ohio” theo dự kiến cũng đã bị hoãn lại. Tới thời điểm hiện tại vẫn chưa quyết định được, liệu các máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Mỹ về mặt nguyên tắc có mang vũ khí hạt nhân hay không.

Hiện nay chính quyền Obama- để ký kết được Hiệp ước START- đang chìa ra cho nước Nga cành ô liu mới, đề xuất đơn phương vô hiệu hóa 1/3 kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Hơn nữa chính quyền Mỹ còn định thực hiện bước đi này không có sự đồng ý của Quốc hội. Viên trung tướng Không quân đã nghỉ hưu Thomas McInerney đã gọi bước đi như thế là “điều nguy hại nhất trong tất cả những gì mà các đời Tổng thống Mỹ định làm từ trước tới nay”. Và ông bổ sung thêm: “Bây giờ không phải là lúc để làm những phép thử nguy hiểm như thế, nếu tính tới một sự thật là, Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên đang tăng cường các lực lượng hạt nhân của họ”.

Việc xây dựng hạng mục công trình, cần thiết để tiến hành nâng cấp và gia hạn phục vụ cho các đầu đạn hạt nhân cũ của nước Mỹ phải gác lại ít nhất là thêm 5 năm nữa, và một số người thậm chí còn cho rằng vĩnh viễn. Đó là nói về nhà máy tái chế plutonium được nhắc tới trong nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định START mà Tổng thống Obama hứa sẽ thực hiện sau khi Hiệp ước có hiệu lực.

Trong diễn biến vụ rắc rối nghe trộm Tổng thống Dmitri Medvedev ở Seoul tại Hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân năm 2012, ông Obama đã tuyên bố: “Tất cả những vấn đề này, đặc biệt là về hệ thống phòng thủ tên lửa, đều có thể giải quyết được, nhưng điều quan trọng là làm thế nào để ông ấy (cựu Tổng thống và Tổng thống tương lai Vladimir Putin) cho tôi một khoảng trống để vận động. Đây là kỳ bầu cử cuối cùng của tôi. Sau đó tôi sẽ được tự do hơn”. Ông Medvedev đã trả lời rằng, ông sẽ chuyển những lời này đến ông Putin.

Vào giữa tháng 4.2013, tại cuộc gặp ở Moscow cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Thomas Donilon đã chuyển cho Tổng thống Putin một bức mật thư của Tổng thống Obama. Ông Iuri Usakov- trợ lý của Tổng thống Putin đã nói với các nhà báo rằng, bức thư đó bao trùm toàn bộ những vấn đề trong lĩnh vực chính sách-quân sự, có cả các nội dung về phòng thủ tên lửa và các kho vũ khí hạt nhân”.

Tiêu điểm - Mật thư Tổng thống Obama gửi ông Putin (Hình 4).

Nghị sỹ-đảng viên Cộng hòa bang Alabama Mike Rogers chủ tịch Tiểu ban các lực lượng chiến lược của Hạ nghị viện về các lực lượng vũ trang, gần đây đã khẳng định rằng, kế hoạch chiến lược hầu như đã sẵn sàng và, có lẽ “sẽ nghiên cứu cắt giảm ở mức độ đáng kể lực lượng hạt nhân Mỹ trong tương lai”. Theo ông, “về việc cắt giảm kho vũ khí, chúng ta đã đạt tới điểm dừng, mà sau đó nếu tiếp tục cắt giảm nữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh của đất nước”.

Còn trong khi đó, các động thái của đối tác có thiện chí diễn ra như thế nào? Cứ xét theo những tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao Nga thì, chúng ta chưa xứng đáng với sự tin tưởng của nước Nga. Sau khi ông Hagel hứa đình chỉ vô thời hạn giai đoạn 4 việc triển khai “lá chắn Đông Âu”, Bộ ngoại giao Nga đã chỉ trích Lầu năm góc vì Mỹ vẫn tiếp tục “theo đuổi chương trình củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của mình và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống này”.

Ông Aleksei Pushkov- một đồng minh có nhiều ảnh hưởng của Tổng thống Putin, đứng đầu Ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma quốc gia Nga, khẳng định rằng Moscow, vẫn như trước đây, phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Đồng thời ông này phủ định ảnh hưởng mà ý kiến của nước Nga đã tạo ra đối với các hành động của Mỹ. Ông tuyên bố rằng: “Nước Mỹ thay đổi các kế hoạch của mình trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa ở châu Âu không phải vì họ muốn tìm được sự đồng thuận với nước Nga, mà vì có những hạn chế về công nghệ và tài chính…Vì vậy không thể nói rằng, tình hình cuộc tranh cãi về hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu giữa Nga và Mỹ đã thay đổi về chất”.

Nghị sỹ Mike Rogers cho rằng, chính sách như thế không phù hợp với những khả năng tài chính thực tế. Ông khẳng định :“Việc thay đổi đường lối, mà Tổng thống Obama thực thi sẽ đắt giá hơn đối với những người đóng thuế Mỹ và làm các đồng minh của chúng ta bối rối”.

Nếu nói về giải giáp vũ khí hạt nhân thì, nước Nga đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới và tiếp tục nâng cấp và phát triển nó. Hiện nay nước này đang chuẩn bị đưa vào sử dụng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới, mà một trong những phiên bản của chúng có thể mang tới 15 đầu đạn.

Ngoài ra cũng tồn tại vấn đề trấn an Trung Quốc. Nhượng bộ những yêu sách của nước Nga, chính quyền Obama hiện nay đang đề nghị hạn chế cả chương trình phòng thủ tên lửa ở châu Á để đổi lấy sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân từ phía Triều Tiên. Đó là việc hủy bỏ ý định điều động 2 khu trục hạm, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis tới khu vực này và cung cấp cho Nhật Bản hệ thống radar thứ 2 dải tần X, sử dụng antenn mạng pha TRU-2 để bảo vệ trước các cuộc tiến công của tên lửa tầm xa.

Trung Quốc không thích cả 2 sáng kiến, bởi vì theo ý kiến của nước này, các tàu chiến và radar có thể làm gia tăng sự căng thẳng trong khu vực. Đáng tiếc là, những nhượng bộ như thế từ phía Mỹ chắc gì có thể cải thiện được vị thế cho các đồng minh của nước Mỹ là Nhật Bản và Đài Loan trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền với Trung Quốc.

Ngày 15.4, Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố trong cuộc họp báo sau khi gặp gỡ với Ban lãnh đạo Trung Quốc: “Hiển nhiên là, nếu mối đe dọa này mất đi- nghĩa là Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân- thì chúng ta sẽ không còn nhu cầu phải có một học thuyết phòng thủ linh hoạt và cứng rắn như thế”.

Trong khi đó, từ lâu đã phải thoát ra khỏi mọi ảo tưởng về việc, Triều Tiên sẽ tôn trọng các thỏa thuận được ký kết với nước này. Hai thập niên trước đây, vào năm 1994, chính quyền Clinton đã thỏa thuận với Bình Nhưỡng rằng, nước này chấm dứt các chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy viện trợ lương thực và năng lượng, nhưng CHDCND Triều Tiên đã tiếp tục dự án bí mật của mình về làm giàu uranium, dẫn tới các vụ thử nghiệm thành công năm 2006. Trong năm ngoái, chỉ ít ngày sau khi Mỹ tuyên bố Triều Tiên sẽ nhận được lương thực để đổi lấy việc để cho quốc tế kiểm soát chặt chẽ hơn chương trình hạt nhân của mình, thì nước này đã phóng tên lửa tầm xa và vi phạm nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Hồi tháng tư vừa qua Triều Tiên cũng từ chối đề nghị bắt đầu đàm phán của Ngoại trưởng Kerry với điều kiện khép lại chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân.

30 năm về trước, ngày 23.3.1983 Tổng thống Ronald Reagan đã tuyên bố rằng, ông sẽ thực hiện chương trình phòng thủ của NATO mang tên “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” (“Strategic Defense Initiative” hay “Chiến tranh giữa các vì sao”), nhằm bảo vệ nước Mỹ trước cuộc tiến công bằng tên lửa Xô Viết. Liên Xô thừa nhận rằng, không thể cạnh tranh với Mỹ và thường cho rằng “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” đã làm cho nhà nước liên bang này sụp đổ quá nhanh.

Hiện nay mọi sự đều đã khác. Một tháng trước các cuộc họp mặt của ban vận động tranh cử năm 2008 tại Iowa, ứng cử viên Obama đã tuyên bố: “Tôi sẽ cắt giảm chi phí ngân sách cho các hệ thống tên lửa chưa được kiểm nghiệm. Tôi sẽ không quân sự hóa vũ trụ”. Và không nghi ngờ gì về việc ông đã giữ lời.

Mặc dù có ưu thế về khoa học và kỹ thuật công nghệ, nhưng trong những thập niên gần đây, dưới chính quyền hiện hành, hệ thống phòng thủ tên lửa và các phương tiện kiềm chế hạt nhân của nước Mỹ tiếp tục suy yếu. Năm 2010, Obama tiết giảm ngân sách của Cục phòng thủ tên lửa 1,4 tỷ USD. Nếu so sánh ngân sách các năm 2010 và 2013 mà Bộ năng lượng và Cục an ninh quốc gia đóng góp, có thể thấy rằng, ngân sách 5 năm dành cho việc hiện đại hóa chương trình hạt nhân và tên lửa đã bị tiết giảm tới 4,4 tỷ USD. Số tiền đó đúng bằng ngân khoản mà Tổng thống đồng ý bổ sung để có được sự ủng hộ của Thượng viện dành cho Hiệp ước START mới được ký kết với nước Nga.

Trong lúc Tổng thống Obama mơ về một thế giới không có tên lửa hạt nhân, và xếp lại hoặc hủy bỏ các chương trình phòng thủ, thì Triều Tiên, Iran và nước Nga tiếp tục hoàn thiện và tăng cường các phương tiện của cuộc chiến tranh tên lửa-hạt nhân phủ đầu. Phóng tên lửa lên quỹ đạo, Triều Tiên đã cho thấy rằng, trên thực tế, chẳng bao lâu nữa nước này sẽ có thể chĩa vũ khí hạt nhân của mình vào bất cứ đâu họ muốn.

Như vậy, nếu nói về những điều đáng quan tâm của nước Mỹ, có một điều không gây ra sự hoài nghi: Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược mới START là một ý tưởng rất tồi.

Theo Tiền phong

Obama: Sự sụp đổ của giấc mộng người hùng

Thứ 4, 03/07/2013 | 09:43
Người ta quên mất Barack Obama cũng chỉ là người trần.

Tổng thống Obama dùng siêu điện thoại 18 triệu USD

Thứ 2, 27/05/2013 | 08:47
Tổng thống Mỹ Obama đã phải chia tay chiếc điện thoại siêu an ninh BlackBerry 8830 của mình để chuyển sang sử dụng chiếc Sectéra Edge được cho là “pháo đài bất khả xâm phạm” đối với mọi hacker, mọi hành động nghe lén, mọi phần mềm gián điệp.

Putin mạo hiểm lặn xuống đáy biển tìm xác tàu đắm

Thứ 3, 16/07/2013 | 09:28
Lặn xuống đáy biển Baltic đề tìm xác tàu đắm được xem là pha hành động mạo hiểm mới nhất của “người hùng” nước Nga, Putin.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.