Máy bay không người lái: Hiện đại và bi kịch

Máy bay không người lái: Hiện đại và bi kịch

Thứ 3, 08/01/2013 | 09:53
0
Lâu nay Mỹ vẫn bảo đảm rằng máy bay không người lái (drone) không gây hại cho thường dân, nhưng tiết lộ của một “phi công mặt đất”, người điều khiển drone cho thấy một sự thật ngược lại.

Suốt hơn 5 năm, Brandon Bryant làm việc trong một container hình chữ nhật không có cửa sổ, nơi nhiệt độ luôn được giữ ở 17 độ C, và vì lý do an ninh, cửa chính không được mở. Bryant và đồng nghiệp ngồi làm việc trước 14 màn hình máy tính và 4 bàn phím.

Chỉ cần Bryant nhấn một nút trên bàn phím thì sẽ có người ở nơi nào đó trên thế giới bị giết. Trong container luôn có tiếng kêu của máy tính. Đó là bộ não của một máy bay tàng hình, hay còn gọi là buồng lái theo ngôn ngữ của không quân. Nhưng các “phi công” ở đó không phải bay trên bầu trời, mà chỉ cần ngồi tại chỗ để điều khiển.

Tiêu điểm - Máy bay không người lái: Hiện đại và bi kịch
Một chiếc Predator, công cụ chính của “chiến tranh vô hình”

Công việc khác thường

Sau khi tốt nghiệp trung học, Bryant muốn trở thành một nhà báo điều tra. Anh thường đi lễ vào Chủ nhật, nhưng vào cuối học kỳ đầu tiên ở cao đẳng, anh bị ngập trong khoản nợ hàng ngàn USD. Một ngày, anh nghe được không quân Mỹ cũng có trường đại học riêng, và ở đó anh có thể được học miễn phí. Bryant hoàn thành các bài kiểm tra rất xuất sắc nên được giao về một đơn vị thu thập tình báo. Anh học cách kiểm soát camera và laser trên một chiếc máy bay không người lái, cũng như phân tích các hình ảnh mặt đất, dữ liệu bản đồ và thời tiết. Anh trở thành một nhà điều khiển cảm biến, cũng gần như một phi công.

Tiêu điểm - Máy bay không người lái: Hiện đại và bi kịch (Hình 2).
Phòng điều khiển drone ở New Mexico, nơi người ta có thể giết một người ở cách nửa vòng trái đất

Năm 20 tuổi, anh có nhiệm vụ “bay” đầu tiên ở Iraq. Đó là một ngày nắng nóng ở Nevada (Mỹ) nhưng rất tối ở trong container và chỉ trước bình minh ở Iraq. Công việc của Bryant là giám sát con đường, có thể coi là “thiên thần hộ mệnh” của họ từ trên trời. Anh thấy một “con mắt” trên đường nhựa. “Tôi biết đến con mắt nhờ được đào tạo”, Bryant kể. Để chôn một thiết bị nổ xuống dưới đường nhựa, kẻ thù đã dùng lốp xe để đốt chảy đường nhựa, và khiến nơi đó có hình dạng như con mắt nếu nhìn từ trên cao.

Đoàn xe của binh lính vẫn còn cách “con mắt” hàng dặm. Bryant thông báo cho chỉ huy của mình, và được lệnh phải chú ý trong vài phút khi đoàn xe tiếp cận con mắt. “Chúng ta nên làm gì?”, anh hỏi đồng nghiệp. Nhưng viên phi công đó cũng là người mới. Không thể liên lạc với những người lính trên mặt đất bằng radio, vì họ đang dùng máy phát gây nhiễu.

Bryant nhìn thấy chiếc xe đầu tiên cán lên con mắt, nhưng không có gì xảy ra. Rồi chiếc xe thứ hai chạy qua. Bryant thấy một tia sáng bên dưới, tiếp theo là một vụ nổ từ dưới gầm xe. 5 người lính Mỹ đã bị giết. Từ đó trở đi, Bryant không lúc nào quên được 5 người lính Mỹ kia. Anh bắt đầu học tất cả mọi thứ bằng trái tim, bao gồm các hướng dẫn sử dụng Predator và tên lửa, và anh cố buộc mình phải làm quen với tất cả các kịch bản có thể. Sau đó, anh trở thành một trong những phi công drone xuất sắc nhất của không quân Mỹ.

Vào năm 2007, anh được điều tới Iraq để làm việc trong một căn cứ quân sự Mỹ cách Baghdad khoảng 100km, nơi anh có nhiệm vụ điều khiển các drone cất và hạ cánh. Ngay khi các drone đạt độ cao cần thiết, các phi công ở Mỹ sẽ giữ quyền điều khiển chúng. Một chiếc Predator có thể bay cả ngày trên không trung, nhưng nó bay chậm, vì vậy sân bay phải ở gần nơi chiến dịch diễn ra. Hai năm sau, không quân Mỹ cho Bryant vào một đội đặc nhiệm, và anh được chuyển đến căn cứ Cannon ở New Mexico. Anh và những người đồng nghiệp cùng chia sẻ một ngôi nhà gỗ trong thị trấn Clovis, cách thành phố gần nhất hàng giờ đi ô tô.

Lần đầu giết người

Tiêu điểm - Máy bay không người lái: Hiện đại và bi kịch (Hình 3).
Dân Mỹ biểu tình phản đối sử dụng drone

Bryant thích làm ca đêm vì lúc đó là ban ngày ở Afghanistan. Vào mùa xuân, phong cảnh núi rừng với đỉnh núi phủ tuyết trắng xóa và thung lũng xanh mơn mởn khiến anh nhớ tới quê nhà Montana. Bryant nhìn thấy người lớn trồng cây, các bé trai đá bóng, các ông chồng ôm vợ con… Khi trời tối, anh chuyển qua camera hồng ngoại.

Vào mùa hè, nhiều người Afghanistan ngủ trên mái cho mát. “Tôi thấy các cặp vợ chồng ân ái. Đó là khi hai điểm hồng ngoại chập làm một”, anh kể. Anh quan sát họ nhiều tuần liền, đó là những người có tên trong danh sách mà quân đội, cơ quan tình báo, người chỉ điểm địa phương lập ra. “Tôi phải biết rõ về họ, cho đến khi cấp trên ra lệnh bắn”, Bryant nói. Nhưng anh cảm thấy có lỗi với những đứa trẻ có cha bị mình giết. “Họ là những người cha tốt”, anh nói.

Khi rảnh rỗi, Bryant chơi video game hay game trực tuyến "World of Warcraft", hoặc đi uống với bạn bè. Anh không thể xem tivi vì ảnh hưởng của công việc khiến anh nhìn màn hình tivi là thấy ngán. Anh cũng không ngủ ngon. Ca làm việc của Bryant kéo dài tới 12 giờ. Không quân Mỹ hiện vẫn thiếu nhân sự cho cuộc chiến điều khiển từ xa trên bầu trời Iraq và Afghanistan. Phi công drone là những tên bấm nút hèn nhát. Đó là một công việc không vẻ vang gì nên quân đội thường dành nó cho các quân nhân về hưu.

Bryant nhớ lại lần đầu tiên anh bắn tên lửa, đã giết chết hai người đàn ông ngay lập tức và người thứ ba quằn quại trong đau đớn. Chân của người đàn ông còn sống đã bị nổ tan tác, anh vịn tay vào các gốc cây trong khi máu chảy xuống mặt đất suốt 2 phút. Bryant đã khóc trên đường về nhà và đã gọi cho mẹ mình. “Trong vòng một tuần tôi cảm thấy như mình không phải là người”, anh nhớ lại khi ngồi trong quán cà phê ưa thích ở Missoula. Hiện anh thường ra đó, xem người ta đi lại và đọc sách, thỉnh thoảng lại đứng lên đổi ghế. Anh cho biết giờ mình không thể ngồi quá lâu một chỗ, vì sẽ cảm thấy căng thẳng.

Giết người hay cứu người?

Đại tá William Tart, người đứng đầu Lực lượng máy bay điều khiển từ xa (RPA) của không quân Mỹ, cho rằng: “Chúng tôi cứu sống nhiều người”. Ông nói về việc sử dụng máy bay không người lái cho các nhiệm vụ nhân đạo sau trận động đất ở Haiti, và về những thành công quân sự trong cuộc chiến tranh ở Libya: làm thế nào đội của ông đã bắn vào một chiếc xe tải đang bắn rocket vào Misrata, đuổi theo đoàn xe bỏ trốn của cựu độc tài Libya Muammar Gaddafi. Ông kể những người lính trên mặt đất ở Afghanistan liên tục bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với sự hỗ trợ từ không trung nhờ đội của ông.

Ông không nói nhiều về việc giết các mục tiêu, nhưng tuyên bố suốt 2 năm chỉ huy các chiến dịch tại Creech, ông chưa bao giờ thấy mục tiêu phi quân sự bị giết chết, và rằng những chiếc drone chỉ bắn vào các tòa nhà khi phụ nữ và trẻ em không có ở trong. “Một điều căn bản trong hoạt động của drone là nó luôn phải được lãnh đạo không quân thông qua trước khi bắn mục tiêu, phải có phê chuẩn của một sĩ quan ở nước nơi chiến dịch diễn ra”, Tart nói.

Giết người như chơi video game

Tuy nhiên, Bryant nhớ rõ một lần chiếc máy bay không người lái Predator bay lòng vòng hình số 8 trên bầu trời Afghanistan, cách New Mexico (nơi anh làm việc) hơn 10.000km. Ở đó có một ngôi nhà mái bằng làm bằng bùn và một chuồng gia súc. Khi nhận được lệnh bắn, Bryant đã nhấn nút bằng tay trái và đánh dấu ngôi nhà trên màn hình bằng laser. Người phi công ngồi cạnh anh nhấn cò trên cần điều khiển để chiếc máy bay phóng tên lửa Hellfire.

Chỉ còn 16 giây nữa là tên lửa chạm mục tiêu. “Những khoảnh khắc đó giống như một thước phim quay chậm”, Bryant nhớ lại. Những hình ảnh chụp bằng camera hồng ngoại của máy bay sau đó được chuyển qua vệ tinh về màn hình máy tính của Bryant, với độ trễ thời gian là 2-5 giây. Khi chỉ còn 7 giây, Bryant không nhìn thấy ai trên mặt đất, vào lúc đó anh vẫn có thể chuyển hướng tên lửa. Khi chỉ còn 3 giây, Bryant cảm thấy như thể anh phải đếm từng điểm ảnh trên màn hình. Bất ngờ, một đứa trẻ bước ra từ góc nhà. Không kịp nữa, Bryant thấy một đốm sáng trên màn hình. Một phần của ngôi nhà đã sập. Đứa trẻ biến mất. Bryant thấy quặn đau trong lòng.

“Có phải chúng ta chỉ giết được đứa trẻ?”, Bryant hỏi đồng nghiệp ngồi bên. “Vâng, tôi đoán đó là một đứa trẻ”, người phi công đó trả lời. “Đó có phải là một đứa trẻ không?”, họ hỏi qua chat với trung tâm chỉ huy quân sự. “Không. Đó chỉ là một con chó”, họ trả lời. Bryant xem lại đoạn video. Một con chó đi bằng 2 chân?

Ám ảnh

Nhiều lúc Bryant chỉ muốn được ra ngoài và làm thứ gì đó khác. Anh đã sang nước ngoài thêm vài tháng, lần này là ở Afghanistan. Nhưng khi trở về New Mexico, anh phát hiện mình đột nhiên ghét mùi buồng lái. Anh cũng phát hiện mình muốn làm gì đó để cứu người hơn là giết người. Anh đã ghi trong nhật ký của mình: “Trên chiến trường không có các bên, chỉ có máu. Hoàn toàn là chiến tranh. Mọi sự kinh hãi đều được nhìn thấy. Tôi ước đôi mắt mình bị mù”. Anh nghĩ nếu mình nhìn không tốt, cấp trên có thể để mình làm thứ gì đó khác, nhưng vấn đề là anh thực hiện công việc rất giỏi.

Một ngày anh bị ngất xỉu tại nơi làm việc, huyết áp tăng gấp đôi. Bác sĩ khuyên anh nên nghỉ ngơi và cảnh báo không được làm việc trở lại cho đến khi có thể ngủ hơn 4 giờ mỗi đêm trong 2 tuần liên tiếp. “Nửa năm sau, tôi quay lại làm việc và tiếp tục lái drone”, Bryant nói. Các bác sĩ ở Hội Cựu chiến binh Mỹ chẩn đoán Bryant bị rối loạn căng thẳng hậu chấn thương. Thế giới của Bryant luôn bị ám ảnh bởi đứa trẻ ở Afghanistan. Điều đó giống như hiện tượng đoản mạch trong bộ não của máy bay không người lái.

Tại sao Bryant không thể phục vụ trong lực lượng không quân thêm nữa? Anh nói có một ngày anh biết rằng mình không thể tiếp tục được nữa. Đó là ngày Bryant bước vào chiếc container và nghe thấy chính mình nói với đồng nghiệp: “Này, hôm nay người quái nào sẽ phải chết vậy?”.

Chiến tranh vô hình

Vào ngày Bryant rời khỏi chiếc container đó, anh bước thẳng tới vùng đồng cỏ khô kéo dài tới tít đường chân trời, những cánh đồng và mùi nồng nồng của phân. Mỗi khoảnh khắc, ánh sáng từ cột radar của căn cứ không quân Cannon lại quét qua. Ở ngoài này không có cuộc chiến nào cả. Chiến tranh hiện đại thường vô hình, không giới hạn bởi khoảng cách, vì ai đó có thể tham chiến bằng cách điều khiển từ các trung tâm công nghệ cao ở khắp nơi trên thế giới. Cách thức này được cho là chính xác hơn so với phương pháp chiến tranh cổ điển, thế nên nhiều người nói rằng chiến tranh hiện đại “nhân văn” hơn. Đó là cuộc chiến của trí óc, cuộc chiến mà Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào.

Trong một văn phòng tại Lầu Năm Góc, kế hoạch cho cuộc chiến tranh này được vạch ra. Không quân Mỹ có văn phòng tại đó, nơi một bức tranh của một Predator (một loại máy bay không người lái) vẽ trên vải được treo bên cạnh bức chân dung của các nhà lãnh đạo quân sự.

Theo quan điểm của quân đội, không có phát minh nào khác được cho là thành công trong "cuộc chiến chống khủng bố" những năm gần đây hơn Predator. Quân đội Mỹ điều khiển các máy bay không người lái từ bảy căn cứ không quân ở Mỹ và nhiều địa điểm nước ngoài khác, trong đó có một điểm tại Djibouti ở Đông Phi. Từ trụ sở chính tại Langley, Virginia, CIA kiểm soát hoạt động ở Pakistan, Somalia và Yemen.

Không có thời gian cảm nhận

Major Vanessa Meyer, người huấn luyện các phi công drone ở căn cứ không quân Holloman tại New Mexico, cho biết các phi công sẽ “không có thời gian để cảm nhận” khi thực hiện việc bắn giết mục tiêu từ xa. Nhờ khoa học công nghệ phát triển liên tục, các máy bay không người lái ngày càng hiện đại và vai trò của phi công cùng kỹ thuật viên hơn bao giờ hết càng đóng vai trò chủ chốt. Ngày 1.12, Tập đoàn Dassault Aviation (Pháp) vừa cho bay thử nghiệm thành công máy bay không người lái chiến đấu Neuron do 6 nước châu Âu hợp tác sản xuất.

Trong buổi thử nghiệm của Neuron, phòng điều khiển tiếp nhận khoảng 200.000 thông tin/giây. Ở mỗi màn hình kiểm soát xung quanh bảng điều khiển chính có một kỹ sư chuyên trách xử lý một phần thông tin để kiểm tra máy bay có thực hiện đúng chương trình đã lập trước đó hay không. Phi công và nhóm kỹ sư giữ liên lạc thường trực với Neuron nhờ những liên kết dữ liệu có tính bảo mật cao nên có thể điều chỉnh ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Theo Thế giới & Hội nhập

Chiến đấu cơ Nhật Bản chặn máy bay Trung Quốc

Chủ nhật, 06/01/2013 | 08:46
Đây là lần thứ hai trong một tháng qua Nhật Bản phải triển khai máy bay chiến đấu để ngăn máy bay Trung Quốc tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Cận cảnh trực thăng tấn công hiện đại nhất Đông Nam Á

Thứ 2, 07/01/2013 | 16:05
Singapore là quốc gia đầu tiên và là duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sở hữu trực thăng tấn công hiện đại AH-64D Apache.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.